Trường từ vựng là gì? Phân loại, tác dụng, ví dụ trường từ vựng

Trường từ vựng lớp 8 là một trong những nội dung quan trọng, hữu ích trong việc sử dụng ngôn ngữ, góp phần làm tăng sự phong phú cho từ ngữ và nghĩa của câu. Để hiểu hơn về trường từ vựng là gì, tác dụng, ví dụ cụ thể, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ trong bài viết này!

Khái niệm, tác dụng của trường từ vựng

Trường từ vựng là tập hợp những từ có sự liên kết với nhau theo tiêu chí nhất định nào đó. Thường thì các trường từ vựng được hình thành trên mối quan hệ về nghĩa một cách đa chiều, có trường từ vựng theo quan hệ ngang và theo quan hệ dọc. Có thể hiểu đơn giản trường từ vựng sẽ là tập hợp các từ có ít nhất một nét tương đồng về nghĩa.

Trường từ vựng là những từ được liên kết với nhau theo tiêu chí nhất định
Trường từ vựng là những từ được liên kết với nhau theo tiêu chí nhất định

Trường từ vựng có vai trò giúp tăng thêm độ biểu cảm, sinh động, cũng như tính hấp dẫn cho đoạn văn.

Phân loại trường từ vựng

Căn cứ theo mối quan hệ về nghĩa mà ta có thể phân loại các loại trường từ vựng cụ thể như sau:

Trường từ vựng tuyến tính

Đây là tập hợp các từ vựng nằm cùng nhau trên một trục tuyến tính, có khả năng kết hợp với các từ ở trên cùng một trục. Để xác lập một trường tuyến tính ta chọn ra 1 từ để làm trục tuyến tính, sau đó tìm tất cả các từ có thể ghép với trục nhằm để tạo thành chuỗi tuyến tính.

Ví dụ về trường từ vựng tuyến tính: Trường từ vựng tuyến tính của từ “ăn” có các từ như: cơm, phở, cháo, nhanh, chậm, no,…

Trường từ vựng trực tuyến

Trường từ vựng trực tuyến được làm hai loại là: trường biểu vật và trường biểu niệm, cụ thể:

  • Trường biểu vật là tập hợp các từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Để xây dựng chúng ta chọn một danh từ làm gốc, danh từ này cần có tính bao quát cao, gần như là tên gọi của phạm trù biểu vật.

Ví dụ: Từ danh từ “cá” ta có trường biểu vật sẽ là: cá chép, cá thu, cá mè, cá chim,…

Trường biểu vật của danh từ cá là tên nhiều loại cá khác nhau
Trường biểu vật của danh từ cá là tên nhiều loại cá khác nhau
  • Trường biểu niệm là tập hợp những từ có chung cấu trúc biểu hiện khái niệm. Cũng giống như trường biểu vật, trường biểu niệm lớn sẽ phân thành các trường biểu niệm nhỏ hơn. Nếu muốn xây dựng một trường biểu niệm ta chọn cấu trúc biểu niệm làm gốc, sau đó thu thập những từ có chung cấu trúc biểu hiện khái niệm gốc đó.

Ví dụ trường từ vựng về học tập: sách, vở, bút, thước, tẩy,…

Việc phân chia trường biểu niệm và trường biểu vật nhằm để thể hiện cách nhìn từ vựng ở hai góc độ ngữ và nghĩa trong từ. Hai loại trường dọc này có mối liên hệ với nhau, nếu dùng nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệm làm tiêu chí lớn ta có trường biểu vật.

Khi phân một trường biểu vật thành các trường nhỏ cần phải dựa vào các nét nghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm. Hay khi phân nhỏ trường biểu niệm thì lại phải dùng nét nghĩa biểu vật. Nhờ sự phân chia định vị rõ các từ mà ta hiểu hơn được ý nghĩa của từ.

Trường liên tưởng 

Trường liên tưởng là hệ thống các từ vựng xuất hiện do sự liên tưởng đến ý nghĩa với một từ trung tâm nào đó. Khi xây dựng một trường liên tưởng, ta cần chọn ra từ trung tâm, sau đó tìm ra các từ còn lại dựa vào mối quan hệ khác nhau.

Trường từ vựng liên tưởng
Trường từ vựng liên tưởng

Ví dụ: Trường từ vựng “trường học” giúp chúng ta liên tưởng đến mối quan hệ trong trường học như: thầy cô, bạn bè… với các hoạt động giảng dạy, vui chơi, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt,… hay tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ….

Đặc điểm của trường từ vựng

Trường từ vựng có tính cấp bậc

Trường từ vựng là một hệ thống có tính cấp bậc, một hệ thống lớn được bao hàm với nhiều hệ thống nhỏ dựa theo các cấp bậc khác nhau. Có nghĩa là trường từ vựng sẽ bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn ở bên trong nó. 

Ví dụ 1: Trường từ vựng chỉ người với nhiều trường từ vựng nhỏ như:

  • Bộ phận cơ thể: đầu, cổ, vai, tay, bụng,…
  • Tính cách: hiền, ác, đanh đá, nhu nhược, dịu dàng,… 
  • Giới tính: nam, nữ,…
  • Trường từ vựng về mắt với các bộ phận: lòng đen, con ngươi, lông mi,..
Trường từ vựng có tính cấp bậc
Trường từ vựng có tính cấp bậc

Ví dụ 2: Trường từ vựng “cây” 

  • Cấu tạo thân: cây thân gỗ, cây thân leo, cây thân cỏ…
  • Công dụng của cây: cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây cho bóng mát,…
  • Thời gian trồng: cây ngắn ngày, cây dài ngày.

Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng

Tiếng Việt là ngôn ngữ khá phức tạp với hệ thống từ ngữ phong phú, đa dạng. Một từ đơn khi ghép với các từ khác nhau sẽ cho ra những trường từ vựng khác nhau tạo nên từ đa nghĩa. 

Ví dụ: Động từ “ăn” sẽ mang nhiều hàm nghĩa khác nhau như: 

  • Để chỉ hành động tiêu thụ thức ăn: ăn uống, ăn cơm…
  • Chỉ việc làm việc nhóm một cách hiệu quả: ăn ý,…
  • Chỉ tâm trạng, cảm xúc sau khi phạm phải lỗi lầm: ăn năn, ăn năn sám hối…
  • Cho thấy việc chụp ảnh đẹp: ăn ảnh, ăn hình,… 
Động từ ăn mang nhiều hàm ý khác nhau và dùng trong nhiều trường hợp
Động từ ăn mang nhiều hàm ý khác nhau và dùng trong nhiều trường hợp

Hiện tượng chuyển nghĩa của trường từ vựng

Hiện tượng chuyển nghĩa trường từ vựng là khi mang trường từ vật chỉ sự vật, hiện tượng chuyển qua cho sự vật, hiện tượng khác. Thường thì ta hay dùng biện pháp tu từ như: ẩn dụ, hóa dụ, nhân hóa… trong diễn đạt, thường là trong văn thơ. 

Với việc sử dụng linh hoạt mà hệ thống từ vựng ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của con người. Chúng giúp làm cho ý thơ, lời văn khi diễn đạt sáng tạo, độc đáo, thu hút hơn.

Ví dụ: Hiện tượng chuyển nghĩa của trường từ vựng: “Sách vở của là vũ khí, lớp học là chiến trường”. Như vậy câu này đã chuyển các từ thuộc trường từ vựng “quân sự” là vũ khí, chiến trường sang trường từ vựng là “trường lớp”.

Xem thêm: Từ phức là gì cho ví dụ? Từ phức có mấy loại, cấu tạo của từ phức

Cách xác định trường từ vựng

Để xác định trường từ vựng bạn có thể tham khảo những cách cơ bản sau đây: 

Dựa trên nguồn gốc của từ

Về nguồn gốc của từ ta có những loại sau đây: 

  • Từ thuần Việt: Đây là những từ đã có từ lâu, đóng vai trò quan trọng nhất đối với tiếng Việt. Từ thuần Việt hoàn toàn do người Việt sáng tạo nhằm để mô tả các đặc điểm, sự vật,…

Ví dụ như: cười, nói, vợ, chồng, bố, mẹ,…

  • Từ Hán Việt: Bao gồm những từ tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán. Từ Hán Việt hình thành nhờ vào việc ghép các từ ngữ tiếng Việt với gốc Hán lại.

Ví dụ: an phận, tử tế, kiên nhẫn,…

Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc bởi tiếng Hán
Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc bởi tiếng Hán
  • Từ có gốc Ấn – Âu: Là những từ mượn tiếng Nga, Pháp và Anh.

Ví dụ: bít tết, xúc xích, sơ mi, lô cốt, bê tông, vitamin, cao su, ô tô, ghi lê, len, in-tơ-net, mít tinh, Xô Viết, Mác – xít,…

Có thể thấy rằng từ mượn là một bộ phận khá quan trọng đối với ngôn ngữ Việt Nam. Cùng với từ thuần Việt, từ Hán Việt góp phần làm giàu cho tiếng Việt.

Xem thêm: Điệp từ là gì? Cấu trúc, tác dụng và ví dụ về điệp từ

Dựa trên phạm vi sử dụng

Dựa trên phạm vi sử dụng có thể chia thành 5 loại như sau:

  • Thuật ngữ: Là những từ được dùng để chỉ khái niệm hay các đối tượng đã được xác định rành mạch, chặt chẽ, chính xác trong các lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ thuật ngữ trong sinh học: kháng thể, phân bào, miễn dịch, , ngành, đột biến, di truyền,…

  • Từ nghề nghiệp: Là tập hợp các đơn vị từ được dùng phổ biến đối với những người cùng làm công việc đó.

Ví dụ những từ liên quan đến nghề thợ mộc: bào cóc, chàng tách, mộng vuông, mộng nanh sấu, mộng mỏ sẻ, phạt mộc, cất nóc, thuận, bức bàn,…

Từ nghề nghiệp là tập hợp các đơn vị từ dùng chung cho công việc nào đó 
Từ nghề nghiệp là tập hợp các đơn vị từ dùng chung cho công việc nào đó
  • Từ địa phương: Là những từ riêng biệt thuộc một vùng địa lý, địa phương nhất định.

Ví dụ: chi = gì, mần = làm, má = mẹ, mắc cỡ = xấu hổ,…

  • Tiếng lóng: Là những từ được dùng để chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng, hành động,… có sẵn trong vốn từ vựng theo cách gọi khác.

Ví dụ: sử dụng từ “góa phụ” chỉ những người đàn bà mất chồng. “Phao” nhằm để chỉ tài liệu dùng để gian lận trong thi cử.

  • Lớp từ chung: Là các từ được sử dụng vào mọi lúc, ở mọi nơi. Đây là lớp từ có số lượng từ lớn, phổ biến trong cuộc sống.

Ví dụ như: bàn, học, dạy, làm, đi, đứng,… 

Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu được trường từ vựng là gì, cũng như điều cần nắm rõ về trường từ vựng. Từ đó áp dụng các kiến thức này để vận dụng làm các bài tập trường từ vựng tốt nhất.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *