Điệp từ là gì? Cấu trúc, tác dụng và ví dụ về điệp từ

Trong các tác phẩm văn học, tác giả thường sử dụng các biện pháp tu từ để làm nổi bật nội dung, ý nghĩa cần truyền tải…; một trong số đó có biện pháp tu từ điệp từ. Vậy điệp từ là gì? Cấu trúc, tác dụng và cách sử dụng điệp từ như thế nào? Mời bạn đọc cùng với thapgiainhietliangchi.com chúng tôi tìm hiểu nhé!

Điệp từ là gì?

Điệp từ hay còn được gọi với tên gọi khác đó là điệp ngữ. Đây là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi lặp lại một từ hoặc là một cụm từ nào đó; nhằm nhấn mạnh, khẳng định hoặc là liệt kê để làm nổi bật vấn đề đang được nói đến.

Điệp từ - lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ
Điệp từ – lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ

Ví dụ: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Trong câu này điệp từ “dốc” được lặp lại đã gợi lên hình ảnh đồi núi trập trùng, hiểm trở.

Các dạng điệp từ là gì?

Điệp từ bao gồm có 3 dạng chính, đó là: điệp từ cách quãng, điệp từ nối tiếp và điệp từ chuyển tiếp (hay điệp từ vòng).

3 dạng điệp từ chính
3 dạng điệp từ chính
  • Điệp từ cách quãng

Đây là hình thức lặp lại một cụm từ mà trong đó các từ hoặc cụm từ này cách quãng với nhau chứ không hề có sự liên tiếp. 

Điệp từ cách quãng này thường được sử dụng trong các tác phẩm thơ; thường cách nhau một vài từ, cụm từ hoặc là cả một câu với mục đích là để bổ sung ý nghĩa cho nhau.

Xem thêm: Chơi chữ là gì? Tác dụng của chơi chữ, ví dụ về chơi chữ

  • Điệp từ nối tiếp

Đây là hình thức lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ có sự nối tiếp với nhau. Việc sử dụng các từ hay cụm từ lặp lại và nối tiếp nhau như vậy sẽ làm nổi bật về cảm xúc hoặc là ý nghĩa quan trọng.

Ví dụ: “Học ăn, học nói, học gói, học hỏi.” Trong câu này từ “học” được nhấn mạnh với 4 kỹ năng mà người xưa đã dạy.

  • Điệp từ chuyển tiếp

Thể hiện sự chuyển tiếp của điệp từ ở các câu; tức là kết thúc câu thơ, câu văn này thì được nhắc lại ngay sau đó ở câu kế tiếp. 

Nói cách khác, từ ngữ được điệp nằm ở cuối câu trên và được chuyển xuống đầu câu dưới tiếp với nó. 

Điệp từ chuyển tiếp được sử dụng tự nhiên với mục đích là nhấn mạnh; mang đến sự thanh thoát không gượng ép và không lủng củng. Từ đó làm cho câu văn, câu thơ trở nên liền mạch với nhau hơn.

Tác dụng của điệp từ là gì?

Điệp từ là biện pháp tu từ mang lại rất nhiều tác dụng quan trọng cho người viết cũng như người nói khi sử dụng nó. Cụ thể như sau:

  • Điệp từ có tác dụng gợi hình ảnh: Phép điệp từ là một biện pháp tu từ rất phổ biến; thường được sử dụng trong văn học để nói lên những hình ảnh hay cảm xúc mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm. Việc sử dụng biện pháp tu từ này để gợi hình sẽ giúp cho người đọc có thể hình dung ra những hình ảnh được nói đến trong tác phẩm đó.
Điệp từ giúp người đọc hình dung ra hình ảnh được nói đến
Điệp từ giúp người đọc hình dung ra hình ảnh được nói đến
  • Điệp từ có tác dụng nhấn mạnh: Điệp từ thường được sử dụng với mục đích là để nhấn mạnh. Vì vậy mà việc lặp lại này hoàn toàn là có chủ đích như: nhấn mạnh về tình cảm, nỗi lòng của nhân vật, sự vật hay sự việc được nói đến trong câu, trong đoạn.
  • Điệp từ có tác dụng liệt kê: Ngoài việc sử dụng để nhấn mạnh ra thì biện pháp tu từ này còn được sử dụng với mục đích liệt kê; nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa cũng như tính chất của những các sự vật, sự việc được nói đến.
  • Điệp từ có tác dụng khẳng định: Điệp ngữ có tác dụng trong việc khẳng định những điều quan trọng; là niềm tin của tác giả về các sự việc sẽ xảy ra.

Xem thêm: Biện pháp tu từ đảo ngữ là gì trong Tiếng Việt? Tác dụng, ví dụ

Lưu ý khi sử dụng điệp từ

  • Khi áp dụng phép điệp ngữ này thì bạn cần phải xác định được mục đích sử dụng là để làm gì. Như vậy thì mới có thể thể hiện được một cách mượt mà trong câu văn, câu thơ; tránh việc lạm dụng một cách quá mức; sẽ khiến cho bài văn trở nên rườm rà, tối nghĩa. 
Chọn lọc sử dụng biện pháp tu từ phù hợp
Chọn lọc sử dụng biện pháp tu từ phù hợp
  • Trong một bài văn thì chúng ta có thể kết hợp nhiều biện pháp tu từ với nhau như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ… Tuy nhiên cần phải chọn lọc; sử dụng các biện pháp tu từ cần thiết. Không nên kết hợp quá nhiều biện pháp tu từ trong cùng một đoạn khi mà bạn không đủ “chắc tay” để tạo điểm nhấn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến điệp từ là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về biện pháp tu từ này và sử dụng sao cho đúng nhất. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến điệp từ thì hãy để lại bình luận ngày bên dưới nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *