Tết Trung Thu là những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt, được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm với nhiều hoạt động vô cùng thú vị. Để hiểu rõ hơn Trung Thu là ngày gì, cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu tại Việt Nam mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung bài viết sau đây.
Giới thiệu về Tết Trung Thu
Trung Thu là ngày nào? Tết Trung Thu là ngày lễ quan trọng đối với nền văn hóa Á Đông, trong đó có Việt Nam. Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, tầm khoảng tháng 9 dương lịch.
Trung Thu là dịp đặc biệt trong năm để gia đình tụ họp, quân quần bên nhau, đặc biệt Tết Trung Thu còn được xem là ngày tết của trẻ em với nhiều hoạt động cực thú vị, ý nghĩa, đặc biệt được các bạn nhỏ yêu thích. Vì thế Tết Trung Thu còn được gọi là Tết thiếu nhi, tết trông trăng, tết hoa đăng,…
Tìm hiểu nguồn gốc Tết Trung Thu ở Việt Nam
Tết Trung Thu là ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian của nhiều nước châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Tết Trung Thu được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, đây là thời điểm khi trăng tròn và sáng rực, thường là tháng 9 trong lịch dương.
Có rất nhiều câu chuyện, cũng như sự tích khác nhau liên quan đến Tết Trung Thu. Tại Việt Nam, nguồn gốc của ngày Tết Trung Thu được bắt nguồn từ sự tích Hằng Nga và chú Cuội.
Chuyện kể rằng trước kia có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga, cô sở hữu nhan sắc xinh đẹp, đặc biệt rất yêu trẻ con. Hằng Nga thường hay lẻn xuống trần gian để chơi đùa với trẻ em mặc dù bị tiên giới cấm đoán.
Cho đến 1 ngày Ngọc Hoàng tổ chức một cuộc thi làm bánh ngày rằm, nếu ai thắng cuộc sẽ được trọng thưởng. Vì thế Hằng Nga đã quyết định xuống trần gian để tìm bí quyết làm bánh tham gia cuộc thi.
Tại nhân gian Hằng Nga đã gặp gỡ chú Cuội – một người có tật nói dóc, anh đã chỉ cho Hằng Nga cách làm bánh bằng việc trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau sau đó mang đi nướng. Kết quả những chiếc bánh này được đám trẻ ăn thử và khen ngon. Chính nhờ chú Cuội mà Hằng Nga đã giành chiến thắng, chiếc bánh này được đặt tên là “bánh Trung Thu”.
Về phần chú Cuội, do phép lạ nên đã bị kéo lên cung trăng cùng với cây đa. Ở trên cung trăng chú Cuội rất nhớ nhà và buồn bã, vì thế Hàng Nga đã xin Ngọc Hoàng cho chú Cuội mỗi năm xuống trần gian một lần vào dịp rằm tháng 8 âm lịch để được đoàn tụ với gia đình. Đồng thời cô cũng xin được hạ giới vào ngày này để vui chơi và mang bánh Trung Thu cho đám trẻ con ăn.
Cũng từ đó Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng tám là “Tết Trung Thu” là ngày mà các gia đình đoàn viên, quây quần bên nhau, cũng là ngày lễ mà các em thiếu nhi đặc biệt yêu thích.
Xem thêm: Ý nghĩa rằm tháng 7 là gì? Ngày lễ Vu Lan báo hiếu là gì?
Tết Trung Thu có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu trong văn hóa của người Việt chính là sự “đoàn viên”. Đây chính là dịp quan trọng để các thành viên trong gia đình tụ họp, ăn uống, trò chuyện cùng nhau.
Ngày Tết Trung Thu cũng là dịp để mọi người thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm, gắn kết giữa các thế hệ với nhau. Vào ngày này những người con xa nhà thường về thăm gia đình và tặng bánh Trung Thu như cách để thể hiện sự yêu thương dành cho cha mẹ.
Trung Thu còn được xem là tết Thiếu nhi với ý nghĩa trẻ em luôn được người lớn yêu thương, được vui chơi và được biết thêm nhiều điều về văn hóa truyền thống của người Việt.
Trong văn hóa nông nghiệp lúa nước, mùa thu tháng Tám cũng là thời điểm mưa thuận gió hòa, khí hậu mát mẻ, đây là lúc thích hợp để gieo trồng mùa vụ. Việc tổ chức Tết Trung Thu như một lời cảm tạ trời đất đã giúp cho mùa màng bội thu, mang đến sự ấm no. Đây cũng là dịp hiếm hoi trong năm để kết nối tình làng nghĩa xóm với nhau.
Tìm hiểu phong tục Tết Trung Thu ở Việt Nam
Rước đèn Trung Thu
Vào mỗi dịp Tết Trung Thu các em nhỏ sẽ được bố mẹ mua đèn lồng để đi rước đèn. Mỗi bé sẽ cầm trên tay chiếc đèn lồng của mình và nối đuôi nhau đi rước đèn khắp xóm vô cùng vui vẻ và rôm rả.
Mọi người cùng nhau phá cỗ, rước đèn, tạo nên không gian đầy ấm áp, đoàn kết, vui vẻ, tạo nên một ngày lễ vô cùng nhộn nhịp. Có thể nói rước đèn đêm Trung Thu là hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ quan trọng này.
Xem thêm: Ngày 5 tháng 9 là ngày gì? Các ngày lễ trong tháng 9
Múa lân
Mỗi dịp Trung Thu chúng ta cũng sẽ thường thấy những màn múa lân cực đẹp mắt. Theo đó, khắp các khu phố, làng xóm đều sôi động bởi âm nhạc, trống và những màn múa lân đẹp mắt.
Thông thường thì những màn biểu diễn múa lân sẽ được diễn ra vào ngày 14 và trong đêm rằm 15, đêm 16 của tháng Tám âm lịch.
Bày cỗ Trung Thu
Cứ mỗi dịp Trung Thu đến các gia đình Việt sẽ bày cỗ với đủ loại hoa quả, bánh kẹo và đặc biệt không thể thiếu đi sự có mặt của bánh Trung Thu. Mâm cỗ và cách bài trí sẽ có sự thay đổi tùy vào từng gia đình, cũng như sở thích riêng của mỗi người.
Thông thường mâm cỗ Trung Thu được bày biện với một con chó được tạo ra từ các tép bưởi, xung quanh chúng là đầy đủ các loại bánh Trung Thu, bánh dẻo được tạo hình với nhiều hình dáng đáng yêu, bắt mắt. Ngoài ra, mâm cỗ còn được kèm theo nhiều loại quả tươi ngon, giúp tạo nên một bức tranh rực rỡ, đầy màu sắc với những hương vị truyền thống.
Làm đồ chơi Trung Thu
Cứ mỗi dịp Tết Trung Thu đến gần chúng ta sẽ thấy có rất nhiều đồ chơi Trung Thu được bày bán khiến các em nhỏ vô cùng phấn khích. Các đồ chơi Trung Thu phổ biến phải kể đến như: Mặt nạ, đèn ông sao, đầu sư tử,…
Tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam còn thực hiện tạo ra những chiếc đèn Trung Thu khổng lồ thu khổng lồ, bên cạnh đó là hàng ngàn mô hình đồ chơi với đầy đủ hình dạng, kích cỡ cực sống động và ấn tượng.
Qua những thông tin trên đây chúng ta đã có thể hiểu rõ hơn Trung Thu là ngày gì, cũng như nguồn gốc, ý nghĩa và những hoạt động đặc trưng của ngày lễ này. Từ đó để có thể hiểu thêm về văn hóa của người Việt!