Để thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống thì mỗi cá nhân cần phải có tri thức. Vậy bạn hiểu tri thức là gì? Có những loại tri thức nào? Vai trò và cách để trở thành một người tri thức là gì?.
Tri thức là gì?
Tri thức nghĩa là gì?
Trí thức là một danh từ; được dùng để nói về con người. Nó được biết đến khi chúng ta muốn khen một người nào đó có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về một hoặc nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, nó còn được dùng để nói về một giai cấp, tầng lớp; đó chính là giai cấp tri thức.

Có thể hiểu một cách đơn giản, tri thức là tất cả những dữ liệu, thông tin, kỹ năng… có được thông qua những trải nghiệm thực tế hoặc qua quá trình học tập, nghiên cứu. Tri thức bao gồm sự hiểu biết về một đối tượng hay sự vật (cả về lý thuyết và thực hành).
Người tri thức là gì?
Người tri thức có thể hiểu là người lao động trí óc; là người có học và am hiểu kiến thức về một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Họ cũng có thể là người khám phá và truyền bá tri thức ở lĩnh vực chuyên môn nhất định.

Một xã hội giàu đẹp, văn minh thì đòi hỏi con người phải có tri thức cao. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển nên tri thức càng ngày càng có sự tiến bộ cao. Chúng ta cần phải trau dồi để trở thành con người hiện đại. Nói cách khác, ai có tri thức nhiều hơn thì người đó có sức mạnh và quyền lợi cao hơn.
Có những loại tri thức nào?
Có 2 dạng tồn tại của tri thức là tri thức ẩn và tri thức hiện, cụ thể như sau:
- Tri thức hiện
Tri thức hiện là những kiến thức được giải thích; được mã hóa dưới dạng chữ viết, hình ảnh hoặc âm thanh, ký hiệu… Dạng tri thức này được lưu trữ trong sách vở, giáo trình, hình ảnh, video, các sản phẩm chương trình máy tính hoặc là các phương tiện khác. Loại tri thức này được thể hiện ra bên ngoài nên dễ trong việc truyền đạt cho nhiều người thông qua hình thức giáo dục.
- Tri thức ẩn
Tri thức ẩn hay tri thức kinh nghiệm là những điều phải thu nhận thông qua những trải nghiệm thực tế; được lưu trữ trong bộ não của con người. Loại tri thức này rất khó để có thể truyền tải từ người này sang người khác. Mỗi cá nhân phải tự mình trải nghiệm và tập luyện.

Xem thêm: Kinh tế tri thức là gì? Vai trò, ví dụ về kinh tế tri thức
- Quan hệ của tri thức hiện và tri thức ẩn
Tri thức hiện và tri thức ẩn có sự khác nhau về cách tích lũy cũng như lưu trữ. Tuy nhiên chúng không tách rời nhau nhau mà thường bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Trong nhiều trường hợp, nhờ có tri thức ẩn mà người học sẽ dễ dàng tiếp cận cũng như tiếp thu được tri thức hiện. Một số công việc, môn học… bạn cần phải tiếp thu các kiến thức lý thuyết cơ bản thì mới có thể thực hành được.
Ví dụ: Trong bơi lội, đối với những người không có năng khiếu thì việc tự học bơi là điều khá khó khăn. Vì vậy mà bạn phải học bài bản, học từng bước từ cách thở dưới nước, cách nổi trên mặt nước, cách đạp chân hay cách vung tay… thì mới có thể bơi được.
Nếu như kết hợp kiến thức hiện này với kiến thức ẩn, tức là kinh nghiệm của người thầy dạy bơi truyền cho học sinh thì tốc độ học bơi của bạn sẽ được đẩy nhanh hơn; khả năng thành công cũng cao hơn.
Vai trò của tri thức là gì?
Tri thức đang ngày càng trở nên quan trọng đối với đời sống của con người. Tri thức có tác động trực tiếp đến các lĩnh vực khác nhau của xã hội như kinh tế, chính trị, giáo dục… Có thể kể đến vai trò của tri thức trong đời sống, xã hội như:
- Nền tảng của sự thành công
Con người nếu như có tri thức thì sẽ dễ dàng hoàn thành tốt được những mục tiêu hay ước mơ của bản thân. Việc liên tục trau dồi thêm các kiến thức; luôn rèn luyện và học hỏi thêm các kỹ năng sẽ giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống.
Một xã hội nếu như có nhiều người thành công sẽ không ngừng phát triển; cuộc sống của mỗi người cũng trở nên tốt đẹp hơn.

- Giúp bạn làm chủ cuộc sống
Con người nếu có tri thức thì sẽ nhận thức tốt được mọi vấn đề; làm chủ được bản thân mình. Họ biết bản thân mình cần làm gì; biết xã hội cần gì để không ngừng trau dồi và học hỏi nhằm phục vụ tốt nhất những nhu cầu đó.
Tri thức cũng góp phần trong việc thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong một xã hội đang không ngừng phát triển và lớn mạnh như hiện nay.
- Tạo dựng lối sống văn minh
Tri thức giúp cho con người nhận thức và sống theo đúng chuẩn mực đạo đức của xã hội. Có tri thức thì mọi người sẽ có ý thức hơn trong việc gìn giữ cũng như phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

- Xu hướng toàn cầu hóa
Càng có tri thức thì con người trên thế giới sẽ càng dễ hội nhập. Tri thức giúp cho con người trên toàn thế giới có được tiếng nói chung. Ngoài ra, tri thức còn là công cụ để giải quyết được những bất đồng và khó khăn của xã hội.
Làm sao để trở thành người tri thức?
- Không ngừng học hỏi
Không ai có khả năng bồi đắp được kiến thức cho người khác. Vậy nên, để trở thành người có tri thức thì chúng ta cần phải chủ động học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi… Chúng ta có thể học trong sách vở, học trong thực tế và học phải đi đôi với hành.

Bằng cách tích lũy không ngừng; rèn luyện bản thân liên tục thì bạn không chỉ thu nạp được thêm cho mình các tri thức mà còn được mở mang ra được nhiều điều. Từ đó có thêm động lực và hưởng được những thành quả do chính bản thân mình tạo ra.
- Hiểu được các thiếu sót của bản thân
Bằng cách xác định năng lực của bản thân; trau dồi và rèn luyện những kiến thức còn thiếu sót sẽ giúp bản thân bạn trở nên hoàn thiện hơn. Người có tri thức không chỉ phát huy được điểm mạnh của mình mà còn có khả năng hiểu rõ cũng như khắc phục được các khuyết điểm.
- Đặt ra các mục tiêu để phấn đấu
Việc đặt ra cho mình các mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn biết được mình đang làm gì; kết quả cần đạt được là gì. Từ đó, bạn mới có thể hành động và hoàn thành tốt công việc mà không cần ai phải hối thúc.

Nếu như bạn không xác định được mục tiêu thì bạn sẽ hoang mang; lãng phí thời gian mà không làm được việc gì có ích cả. Do đó, ngay từ bây giờ bạn cần phải đạt cho mình các mục tiêu cụ thể; tìm hiểu và khám phá bản thân để biết được mình muốn làm gì hay mình là ai trong xã hội này. Bạn cần phải đấu tranh; dám theo đuổi đam mê để đạt được những kết quả như mong muốn. Đây cũng chính là quá trình thu nhận và làm đầy “bể” tri thức của mình.
- Coi trọng sức khỏe, tinh thần
Sức khỏe và tinh thần tốt cũng chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát triển tri thức của mỗi người. Khi sức khỏe của bạn luôn trong tư thế sẵn sàng; tinh thần luôn ổn định và hưng phấn thì bạn mới có khả năng hoàn thành được các mục tiêu của mình. Vậy nên, muốn trở thành người có tri thức thì bạn cần phải là người biết quý trọng bản thân mình đã.
Như vậy bạn đã hiểu được tri thức là gì rồi đúng không nào? Tri thức đóng vai trò vô cùng quan trọng nên mỗi cá nhân cần phải trau dồi thêm cho mình các kiến thức bằng cách cố gắng học tập mỗi ngày nhé!