Kinh tế tri thức là gì? Vai trò, ví dụ về kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là con đường phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn, bao gồm cả Việt Nam. Vậy kinh tế tri thức là gì, chúng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay ở bài viết sau đây. 

Nền kinh tế tri thức là gì cho ví dụ?

Khái niệm kinh tế tri thức là gì?

Kinh tế tri thức tiếng Anh là Knowledge Economy, đây là nền kinh tế sử dụng lao động bằng tri thức để nhằm tận dụng một cách có hiệu quả nguồn lực kinh tế cho sự phát triển, thúc đẩy sự đổi mới khoa học và kỹ thuật.

Tìm hiểu kinh tế tri thức là gì tin học 9
Tìm hiểu kinh tế tri thức là gì tin học 9

Kinh tế tri thức gồm có các hoạt động như chuyển giao, nghiên cứu công nghệ,.. nhằm tạo nên nhiều giá trị vật chất, giúp nâng cao các giá trị tinh thần cho con người. 

Nói một cách dễ hiểu thì đây là nền kinh tế phát triển chủ yếu bởi sức mạnh của tri thức trong quá trình vận dụng hiệu quả các nguồn lực về kinh tế. Nhờ vào nền kinh tế này mà mà cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao hơn.

Ví dụ về kinh tế tri thức

Chúng ta có thể điểm qua một vài ví dụ về nền kinh tế tri thức sau đây: 

Muốn lập trình được trí tuệ nhân tạo yêu cầu cần phải biết ngôn ngữ lập trình như Python, SQL,… Chúng đòi hỏi rất nhiều chất xám, cũng như thời gian hơn so với các công cụ văn phòng như Word, Excel, PowerPoint.

Hay sự cải tiến liên tục những chương trình phần mềm máy tính, hệ thống mạng kết nối như hệ thống điều hành taxi của Grab, Uber, các trang mạng xã hội Facebook, Google, Youtube…

Với những doanh nghiệp như Microsoft, Netscape, Yahoo, Dell, Cisco,.. họ luôn không ngừng đầu tư cho những nghiên cứu phát triển (R&D) nhằm tìm kiếm phương pháp, giá trị mới đảm bảo ưu việt hơn.

Trí tuệ nhân tạo là ví dụ điển hình của nền kinh tế tri thức
Trí tuệ nhân tạo là ví dụ điển hình của nền kinh tế tri thức

Đặc trưng cơ bản của sự phát triển kinh tế tri thức là gì?

Nền kinh tế tri thức thường sở hữu những đặc trưng cơ bản như sau: 

Tri thức chính là lực lượng sản xuất trực tiếp

Với nền văn minh nông nghiệp, sức mạnh cơ bắp là nguồn vốn sản xuất, còn với nền văn minh công nghiệp, tiền bạc đóng vai trò độc tôn thì ở nền văn minh trí tuệ, thì tri thức chính là nguồn vốn cơ bản và là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất. 

Nói một cách đơn giản, những ai có nhiều tri thức người đó sẽ nắm quyền chủ động, cũng như thu được về nhiều lợi nhuận trong sản xuất. Tri thức chính là nguồn tài nguyên vô hạn, cuối cùng của công nghệ, là yếu tố then chốt giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.

Tri thức không bị hao mòn hay mất đi, thay vào đó chúng còn được bồi tụ trong quá trình sử dụng. Sản phẩm, dịch vụ sở hữu hàm lượng tri thức càng cao thì càng có giá trị.

Xem thêm: Tư duy tích cực là gì? Biểu hiện, ví dụ, cách rèn luyện tư duy tích cực

Sản xuất công nghệ là hình thức có vai trò quan trọng

Kinh tế tri thức là nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra tại những quốc gia phát triển như G20. Đây là cuộc cách mạng số với các lĩnh vực công nghệ như: Internet vạn vật, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR),… nhằm giúp thực hiện chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số.

Đặc trưng của sự phát triển kinh tế tri thức
Đặc trưng của sự phát triển kinh tế tri thức

Trong nền kinh tế tri thức không còn sự tách biệt giữa khoa học và sản xuất, giữa phòng thí nghiệm và nhà xưởng. Con người vừa nghiên cứu, vừa sản xuất được gọi là công nhân tri thức.

Lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất

Cơ cấu sản xuất được phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Vì thế mà việc làm và phân phối hàng hóa ở trong sản xuất đang có xu hướng chuyển đổi thành các công việc văn phòng. 

Số lượng công nhân, nông dân giảm đi nhiều, thay vào đó là sự gia tăng nhân viên văn phòng, công nhân tri thức. Học tập là nhu cầu tất yếu đối với mọi người trong xã hội, giúp tăng tính cạnh tranh trong thị trường lao động, đòi hỏi con người luôn cần phải học hỏi không ngừng nếu như không muốn bị thất nghiệp. 

Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục được xem là nhu cầu rất cấp thiết để xây dựng xã hội học tập.

Kinh tế tri thức là hệ quả của xu thế toàn cầu hóa

Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa giúp hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau, giúp mang thế giới dần trở thành ngôi nhà chung của con người.

Xem thêm: Tư duy logic là gì? Cách rèn luyện tư duy logic, ví dụ

Vai trò của nền kinh tế tri thức đối với đời sống

Nền kinh tế tri thức đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cụ thể như:

  • Tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp, đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế. Tri thức được áp dụng vào quá trình sản xuất, là động lực để phát triển nền kinh tế. Cho nên yêu cầu lực lượng lao động phải có chất xám, kỹ thuật, tay nghề và được đào tạo bài bản.
Vai trò của nền kinh tế tri thức với sự phát triển của kinh tế - xã hội
Vai trò của nền kinh tế tri thức với sự phát triển của kinh tế – xã hội
  • Nền kinh tế tri thức dựa trên các thành tựu của khoa học công nghệ. Nền kinh tế này sẽ cần phải dựa trên quá trình nghiên cứu, sáng tạo để có thể chế tạo ra được công nghệ mới.
  • Có sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động, lao động trí tuệ tạo ra được nhiều sản phẩm có giá trị trong thời gian ngắn. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch từ lao động có trình độ thấp sang lao động có trí tuệ. Nguồn lực được tri thức hóa, sáng tạo hơn, đổi mới và luôn không ngừng học tập nhằm đáp ứng được nhu cầu mới của xã hội.
  • Coi trọng quyền sở hữu trí tuệ, từ đó sự sáng tạo của con người mới được coi trọng, duy trì. Năng lực đổi mới và nguồn lực trí tuệ là yếu tố then chốt giúp tăng khả năng cạnh tranh, cũng như tiềm năng để phát triển đối với một đất nước.
  • Kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu bởi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, được phân công lao động mang tính quốc tế, hệ thống sản xuất có sự kết nối giữa các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia. Các quốc gia sẽ luôn cố gắng tạo ra công dân toàn cầu, có thể làm việc ở bất kỳ nơi nào, từ đó tiến tới toàn cầu hóa thật sự.

Tình hình phát triển của kinh tế tri thức ở Việt Nam

Có thể thấy kinh tế tri thức là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Tạo đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ ra được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển nền kinh tế tri thức gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm hiện thực mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, sớm đưa Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, công nghiệp hóa

Sự phát triển kinh tế tri thức diễn ra tại Việt Nam
Sự phát triển kinh tế tri thức diễn ra tại Việt Nam

Với hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. 

Với những khó khăn và thuận lợi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số và trí tuệ nhân tạo giúp mang đến cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc. 

Việt Nam cần phải nhanh chóng bắt nhịp với xu thế chung, đẩy mạnh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với quá trình phát triển nền kinh tế tri thức, ứng dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tạo ra sự cạnh tranh cho nền kinh tế.

Hy vọng, bài viết trên đây mà chúng tôi mang tới đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi kinh tế tri thức là gì, cũng như vai trò, đặc trưng của nền kinh tế tri thức. Có thể thấy thế giới luôn không ngừng biến động với những sự sáng tạo vô biên của con người. Cho nên mỗi quốc gia nếu muốn phát triển cần nỗ lực học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *