Shock là gì? Sốc phản vệ là gì? Những người dễ bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là tình trạng phản ứng cấp tính cực nguy hiểm nếu như không được xử lý kịp thời. Chia sẻ chi tiết về sốc phản vệ là gì, cũng như những điều cần biết khi bị sốc phản vệ được chúng tôi mang đến trên đây sẽ rất hữu ích và cần thiết trong việc chăm sóc những người thường dễ bị sốc phản vệ.

Shock là gì? Sốc phản vệ là gì?

Shock là gì

Sốc nghĩa là gì? Sốc hay shock là một phản ứng cảm xúc mạnh, không kiểm soát được của một người nào đó khi gặp phải một tình huống đáng sợ, kinh hoàng hay bất ngờ.

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đặc biệt nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Phản ứng này có thể xảy ra trong vài giây hay vài phút sau khi tiếp xúc với các chất dị ứng (dị nguyên) như: thuốc, nọc độc, ong chích, kiến đốt,… hay những loại thực phẩm không phù hợp đối với cơ thể.

Định nghĩa về sốc phản vệ
Định nghĩa về sốc phản vệ

Sốc phản vệ là nguyên nhân khiến cơ thể giải phóng một lượng lớn chất trung gian hóa học có thể dẫn đến gây sốc, làm giảm huyết áp đột ngột, bít hẹp đường thở, từ đó gây ra tình trạng khó thở. 

Những dấu hiệu để nhận biết tình trạng sốc phản vệ gồm: 

  • Hạ huyết áp gây ra cảm giác chóng mặt, xây xẩm đứng không vững 
  • Tay chân lạnh và vã mồ hôi
  • Mạch nhanh nhẹ khó bắt
  • Xuất hiện các phát ban trên da
  • Có cảm giác buồn nôn và nôn.

Tình trạng sốc phản vệ cần được cấp cứu khẩn cấp và xử lý một cách nhanh nhất để tránh xảy ra nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân gây sốc là gì?

Hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể để có thể chống lại các chất lạ, phản ứng này sẽ có ích đối với cơ thể nếu như chất lạ đó gây hại cho cơ thể khi chất lạ đó gây hại, ví dụ như một số vi khuẩn, virus. 

Nguyên nhân của tình trạng bị sốc phản vệ
Nguyên nhân của tình trạng bị sốc phản vệ

Nhưng hệ thống miễn dịch của một số người lại xảy ra phản ứng quá mức với những chất thường không gây ra các phản ứng dị ứng.

Triệu chứng dị ứng thường không đe dọa đến tính mạng, nhưng với những phản ứng dị ứng nghiêm trọng lại có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ. Với những ai đó xảy ra phản ứng phản vệ nhẹ trước đây sẽ vẫn có nguy cơ bị phản vệ nặng hơn sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Nguyên nhân chính thường gây sốc phản vệ ở trẻ em là dị ứng thực phẩm. Còn đối với người lớn, ngoài nguyên nhân từ thực phẩm thì còn những nguyên nhân khác như:

  • Một số loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau không kê toa, aspirin, thuốc cản quang tĩnh mạch dùng trong một số xét nghiệm hình ảnh,… 
  • Bị côn trùng đốt: kiến lửa, ong bắp cày,… 
  • Mủ cao su
  • Do tập thể dục nhịp điệu (chạy bộ) hay hoạt động thể chất với cường độ thấp hơn. Tuy nhiên, thực tế thì những trường hợp này thường khá ít gặp. 

Trường hợp nếu như không tìm ra được nguyên nhân gây dị ứng, bạn có thể đi xét nghiệm dị ứng để. Nếu như không tìm được nguyên nhân gây ra sốc phản vệ thì được gọi là sốc phản vệ vô căn.

Yếu tố tăng nguy cơ gây ra tình trạng bị sốc phản vệ

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây ra sốc phản vệ gồm có: 

  • Đã từng bị sốc phản vệ trong quá khứ và thường thì mức độ phản ứng trong tương lai sẽ nghiêm trọng hơn so với lần đầu bị.
Yếu tố làm tăng nguy cơ gây sốc phản vệ
Yếu tố làm tăng nguy cơ gây sốc phản vệ
  • Những người dị ứng hoặc hen suyễn cũng sẽ có nguy cơ bị sốc phản vệ cao hơn.
  • Các nguy cơ khác bao gồm: bệnh tim, sự tích tụ bất thường của tế bào bạch cầu nhất định (chứng tăng sản bào).

Xem thêm: Chỉ số RBC là gì? Ý nghĩa chỉ số RBC trong xét nghiệm máu

Những người dễ bị sốc phản vệ

Một số nhóm người có nguy cơ cao bị sốc phản vệ gồm có:

  • Những người có cơ địa dị ứng là nhóm nguy cơ hàng đầu thường dễ gặp phải tình trạng sốc phản vệ. Đây là nhóm người thường hay bị dị ứng với thực phẩm, thuốc, đồ dùng, côn trùng,… Nên nếu đã xác định được nguyên nhân gây dị ứng, bạn nên tránh xa những dị nguyên đó. 
  • Trẻ em do chưa phát triển đầy đủ cơ chế tự vệ cũng như khả năng xử lý cảm xúc, nên dễ gặp sốc phản vệ đối với những tình huống đáng sợ nào đó.
  • Người già với sức đề kháng yếu thường khó khăn trong việc thích nghi với các thay đổi đột ngột của cuộc sống. Cho nên họ rất dễ sốc trước sự việc bất ngờ nào đó hay sự thay đổi của môi trường sống.
Các đối tượng thường dễ bị sốc phản vệ nhất
Các đối tượng thường dễ bị sốc phản vệ nhất
  • Những người có tiền sử rối loạn tâm lý hay chứng trầm cảm cũng có nguy cơ cao bị sốc phản vệ,…

Biến chứng nguy hiểm khi bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ là tình trạng y khoa rất nghiêm trọng, chúng có thể gây ra tình trạng bị tắc đường thở làm cho bệnh nhân không thở được. Đây là yếu tố khiến tim ngừng đập do không nhận đủ oxy.

Bên cạnh đó, những người bị sốc phản vệ còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác như:

  • Bị tổn thương não
  • Suy thận
  • Sốc tim
  • Loạn nhịp tim
  • Nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm 
  • Nhồi máu cơ tim
  • Tử vong.

Xem thêm: Hemoglobin là gì? Nồng độ Hemoglobin bao nhiêu là thiếu máu?

Cách xử lý khi bị sốc phản vệ

Nếu như bạn xuất hiện các nốt đỏ ở trên da, khó thở, hạ huyết,… bạn hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để đến bệnh viện gần nhất. Bởi từ biểu hiện từ lâm sàng đến nguy cơ gây tử vong vô cùng nhanh, có thể là vài giây, vài phút cho đến vài giờ.

Hướng dẫn cách để xử lý khi bị sốc phản vệ
Hướng dẫn cách để xử lý khi bị sốc phản vệ

Nếu cảm nhận cơ thể đang rơi vào tình trạng sốc phản vệ bạn cần gọi cấp cứu khẩn cấp. Nếu có sẵn ống tiêm tự động epinephrine (EpiPen) hãy sử dụng ngay nếu như xuất hiện các biểu hiện đầu tiên trong thời gian chờ xe cấp cứu đến. Chú ý không nên uống bất kỳ loại thuộc nào nếu như gặp tình trạng khó thở.

Trong thời gian chờ xe cấp cứu đến bạn hãy đưa bệnh nhân đến vị trí thoải mái, đồng thời hãy nâng cao chân của người bệnh để giúp máu dễ dàng trong việc lưu thông đến những cơ quan quan trọng. Tiến hành hô hấp nhân tạo nếu như bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở.

Hướng dẫn phòng ngừa nguy cơ sốc phản vệ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng sốc phản vệ đó là nên tránh xa những chất phản ứng nghiêm trọng này, ví dụ như:

  • Với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, hãy luôn mang theo bên mình các loại thuốc chống dị ứng theo kê đơn. Nếu có ống tiêm tự động epinephrine, hãy thường xuyên kiểm tra ngày hết hạn và nạp đầy đơn thuốc nếu như hết hạn.
Cách để giúp phòng ngừa nguy cơ gây sốc phản vệ
Cách để giúp phòng ngừa nguy cơ gây sốc phản vệ
  • Luôn thông báo cho bác sĩ điều trị hay dược sĩ về những chất mà bạn bị dị ứng.
  • Nếu bạn hay bị dị ứng với vết cắn của côn trùng hãy đặc biệt cẩn thận khi sinh hoạt ngoài trời. Mặc áo dài tay để bảo vệ bản thân tốt nhất.
  • Với những bạn bị dị ứng thực phẩm, nên đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn sử dụng. Điều này đặc biệt quan trọng để giúp bạn phòng tránh sốc phản vệ tốt nhất.
  • Khi đi ăn bạn nên hỏi kỹ thành phần món ăn để tráng ăn phải những thứ mà mình bị dị ứng.

Qua những chia sẻ mà chúng tôi mang đến đã giúp bạn đọc có thể hiểu được sốc phản vệ là gì, cũng như nguyên nhân và cách để giúp phòng tránh tình trạng sốc phản vệ. Với những bạn thường hay gặp vấn đề sốc phản vệ cần chú ý nắm rõ những kiến thức cơ bản để bảo vệ mình tốt nhất khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *