Hemoglobin là gì? Nồng độ Hemoglobin bao nhiêu là thiếu máu?

Hemoglobin (Hb) hay còn gọi là huyết sắc tố là một protein phức có chứa Fe++, đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến tổ chức và vận chuyển CO2, từ tổ chức về phổi. Đây là một loại protein rất quan trọng, vậy trong bài viết sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem Hemoglobin là gì, nồng độ Hemoglobin bao nhiêu là thiếu máu nhé!

Hemoglobin là gì?

Hemoglobin là gì? Hemoglobin (Hb) là phân tử protein có trong các tế bào hồng cầu, có nhiệm vụ mang oxy từ phổi đến các mô của cơ thể và trả carbon dioxide từ các mô trở về phổi.

Huyết sắc tố là gì? Huyết sắc tố chính là Hemoglobin, huyết sắc tố được tạo thành từ bốn phân tử protein (chuỗi globulin) kết nối với nhau. Khi trẻ lớn lên, các chuỗi gamma sẽ dần dần được thay thế bằng các chuỗi beta và tạo thành cấu trúc Hemoglobin của người lớn.

Cấu tạo của tế bào hồng cầu
Cấu tạo của tế bào hồng cầu

Trong hợp chất, heme là một nguyên tử sắt rất quan trọng trong việc vận chuyển oxy và carbon dioxide (C02) trong máu của chúng ta. Trong Hemoglobin có chứa sắt tạo nên màu đỏ đặc trưng của máu.

Hemoglobin có chức năng quan trọng và vô cùng cần thiết cho việc duy trì các hình dạng của tế bào hồng cầu. Ở hình dạng tự nhiên, các tế bào hồng cầu sẽ có hình tròn với các tâm hẹp giống như một chiếc bánh rán mà không có lỗ ở giữa. Do đó, nếu cấu trúc Hemoglobin bất thường có thể phá vỡ hình dạng của các tế bào hồng cầu và cản trở chức năng và dòng chảy vốn có của chúng qua các mạch máu.

Chỉ số huyết sắc tố bình thường bao nhiêu?

Chỉ số huyết sắc tố được biểu thị bằng lượng Hemoglobin tính bằng gam (gm) trên decilit (dL) của máu toàn phần, decilit là 100 mililit.

Phạm vi bình thường của chỉ số Hemoglobin phụ thuộc vào lứa tuổi và giới tính của người đó. Chỉ số huyết sắc tố bình thường sẽ là:

  • Ở trẻ sơ sinh: là từ 17 đến 22 gm/dL
  • Trẻ một tuần tuổi: là từ 15 đến 20 gm/dL
  • Trẻ 1 tháng tuổi: là từ 11 đến 15 gm/dL
  • Trẻ em: là từ 11 đến 13 gm/dL
  • Nam giới trưởng thành: là từ 14 đến 18 gm/dL
  • Ở phụ nữ trưởng thành: là từ 12 đến 16 gm / dL
  • Nam giới sau tuổi trung niên: là từ 12,4 đến 14,9 gm/dL
  • Phụ nữ sau tuổi trung niên: là từ 11,7 đến 13,8 gm/dL

Tất cả các giá trị này có thể có khác biệt giữa các phòng thí nghiệm. Một số phòng thí nghiệm sẽ không phân biệt được giá trị Hemoglobin ở người trưởng thành và sau tuổi trung niên. 

Phụ nữ mang thai nên tránh không để nồng độ Hemoglobin cao hay thấp nhằm tránh tăng nguy cơ thai chết lưu (nếu lượng Hemoglobin cao – trên mức bình thường) và sinh non hoặc trẻ nhẹ cân (nếu lượng Hemoglobin thấp – dưới mức bình thường).

Hình dạng tự nhiên của các tế bào hồng cầu
Hình dạng tự nhiên của các tế bào hồng cầu

Nồng độ huyết sắc tố thấp là gì?

Huyết sắc tố thấp là bệnh gì? Khi chỉ số huyết sắc tố thấp chúng ta sẽ có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, thiếu máu sẽ xảy ra khi không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể bạn. 

Huyết sắc tố thấp có ảnh hưởng gì? Do không lượng oxy vận chuyển đến các cơ quan sụt giảm, nên khi thiếu máu người ta thường cảm thấy lạnh và có triệu chứng mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể. Bạn có thể bắt đầu giảm bớt các triệu chứng thiếu máu bằng cách bổ sung thêm sắt vào chế độ ăn uống của mình.

Xem thêm: Chỉ số RBC là gì? Ý nghĩa chỉ số RBC trong xét nghiệm máu

Khi chỉ số nồng độ Hemoglobin thấp hơn mức chỉ số sau là thiếu máu:

  • Huyết sắc tố thấp ở trẻ em là dưới 10g/dl
  • Ở nam giới là khi chỉ số dưới 13 g/dl (130 g/l)
  • Ở nữ giới là khi chỉ số dưới 12 g/dl (120 g/l)
  • Ở người lớn tuổi là khi chỉ số dưới 11 g/dl (110 g/l)
Sự khác nhau giữa huyết sắc tố bình thường và huyết sắc tố thấp
Sự khác nhau giữa huyết sắc tố bình thường và huyết sắc tố thấp

Mức huyết sắc tố thấp( Hemoglobin) thấp được gọi là bệnh thiếu máu hoặc số lượng máu đỏ thấp. Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu như:

  • Mất máu (do chấn thương, phẫu thuật, chảy máu hay ung thư ruột kết hoặc loét dạ dày,….)
  • Thiếu chất dinh dưỡng như thiếu sắt hay vitamin B12,…
  • Gặp các vấn đề về tủy xương (như thay thế tủy xương do ung thư).
  • Ức chế tổng hợp hồng cầu do sử dụng thuốc hóa trị liệu ung thư.

Vì thiếu máu thường xuất phát từ các nguyên nhân liên quan đến chế độ dinh dưỡng và bệnh tật, nên để phòng ngừa thiếu máu chúng ta cần áp dụng kết hợp một số phương pháp như sau:

  • Bổ sung sắt-axit folic phổ quát hàng ngày, với phụ nữ mang thai thì liều khuyến cáo là 60mg sắt và 400mcg axit folic;
  • Tăng cường bổ sung các vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày;
  • Phụ nữ có thai cần kiểm soát bệnh sốt rét trong thai kỳ bằng cách tự điều trị dự phòng ngắt quãng; màn mùng, giường chiếu cần được xử lý bằng thuốc diệt côn trùng kéo dài, phun thuốc tồn lưu trong nhà.
  • Kiểm soát giun móc thông qua sử dụng thuốc tẩy giun như là albendazole và mebendazole
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, như đậu phụ, rau xanh và lá, thịt nạc đỏ, đậu lăng, đậu, các loại ngũ cốc và bánh mì tăng cường chất sắt.
  • Ăn và uống thực phẩm giàu vitamin C.
  • Tránh uống trà hoặc cà phê trong bữa ăn của bạn, vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt trong thức ăn.
Huyết sắc tố cao có thể là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu
Huyết sắc tố cao có thể là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu

Nồng độ huyết sắc tố cao là bệnh gì?

Huyết sắc tố cao là khi hàm lượng Hemoglobin cao trên 16,5g/dL, đây có thể là dấu hiệu của bệnh đa hồng cầu. Căn bệnh này sẽ làm cho cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu. Điều này là nguyên nhân hình thành các cục máu đông, gây đau tim và đột quỵ. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, nguyên nhân khiến hàm lượng Hemoglobin cao cũng có thể do cơ thể bị mất nước, hút thuốc lá, sống ở vùng cao hoặc mắc các bệnh khác chẳng hạn như mắc bệnh phổi hoặc bệnh tim.

Bài viết trên là những thông tin liên quan đến Hemoglobin là gì? Mong rằng sau khi tham khảo bài viết các bạn đọc đã có thêm kiến thức để bảo vệ chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *