Nói quá là gì? Tác dụng của biện pháp nói quá và ví dụ

Nói quá là biện pháp tu từ giúp làm tăng sức gợi và khả năng truyền tải cảm xúc, vì thế thường được dùng trong các tác phẩm văn học. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu biện pháp nói quá là gì, tác dụng và các kiểu nói quá để có thể hiểu hơn về biện pháp tu từ này. 

Biện pháp nói quá là gì?

Nói quá là biện pháp tu từ nhằm để phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả để tạo được ấn tượng, điểm nhấn cũng như tăng sức biểu cảm cho việc diễn đạt. Nói quá còn được có nhiều tên gọi khác như: khoa trương, phóng đại, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu.

Nói quá là gì lớp 8
Nói quá là gì lớp 8

Tác dụng của biện pháp nói quá

Nói quá không phải là nói dối hay nói sai sự thật, đây là biện pháp tu từ có chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất của đối tượng. Nhờ đó, việc áp dụng biện pháp này sẽ có tác dụng tạo được ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu nói. Từ đó để gây ấn tượng mạnh đối với người đọc. 

Nhờ tác dụng này mà biện pháp nói quá được sử dụng phổ biến trong khẩu ngữ hằng ngày, cũng như các tác phẩm văn học. Đôi khi chúng còn được kết hợp với các biện pháp tu từ khác nhằm để giúp cho câu văn hay câu nói trở nên sinh động, thú vị hơn.

Tác dụng của nói quá
Tác dụng của nói quá

Xem thêm: Nhân hóa là gì? Các kiểu nhân hóa, ví dụ về phép nhân hoá

Ví dụ nói quá

Ví dụ về nói quá được dùng trong giao tiếp hằng ngày như: Buồn nẫu ruột, tức sôi máu, ngã vỡ mặt, mệt đứt hơi, vắt chân lên cổ, khóc như mưa, nghĩ nát óc, nói rã cả họng, lo sốt vó,… 

Ở trong văn chương, biện pháp nói quá thường dùng trong các tác phẩm văn học cụ thể như ca dao, tục ngữ, truyện ngụ ngôn, châm biếm, anh hùng ca,…

Ví dụ: Trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã dùng biện pháp tu từ nói quá trong đoạn sau: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù,…

Theo đó, biện pháp nói quá được dùng trong câu trên thông qua hình ảnh “tới bữa quên ăn … nước mắt đầm đìa” và “căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điều này có tác dụng gợi hình, gợi cảm, đồng thời thể hiện lòng yêu nước, ghét giặc của Trần Quốc Tuấn. 

Một số biện pháp nói quá

Nói quá kết hợp cùng với biện pháp so sánh tu từ

Cả 2 bên pháp này đều nhằm mục đích để giúp làm rõ, cụ thể và sinh động hơn bản chất của đối tượng. Khi kết hợp chúng lại với nhau giúp mang lại hiệu quả diễn đạt cao hơn.

Ví dụ: Đẹp như tiên, ăn như mèo, xấu như ma, chạy bán sống bán chết, đen như cột nhà cháy, dữ như cọp,…

Tìm hiểu các biện pháp nói quá
Tìm hiểu các biện pháp nói quá

Dùng các từ ngữ phóng đại khác

Các từ phóng đại có thể kể đến như:

  • Các từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại: cực kỳ, vô kể, vô cùng, tận cùng, tuyệt vời, mất hồn,…
  • Các từ ngữ: nhớ đến cháy lòng, cười vỡ bụng,…
  • Từ ngữ phóng đại thể hiện thông qua thành ngữ, tục ngữ như: vui như tết, khỏe như voi, béo như lợn, ăn như rồng cuốn,…

Xem thêm: Hoán dụ là gì, ví dụ? Phân biệt phép ẩn dụ và hoán dụ

Hướng dẫn phân biệt nói khoác với nói quá

Khá nhiều người thường hay bị nhầm lẫn giữa nói quá và nói khoác. Để phân biệt 2 từ này vô cùng quan trọng mà chúng ta cần nắm rõ để tránh những nhầm lẫn không đáng có trong quá trình sử dụng trong nói và làm văn.

Cụ thể ta có thể phân biệt sự khác nhau giữa nói khoác và nói quá như sau:

Giống nhau: Cả nói khoác và nói quá đều có tác dụng nhằm để phóng đại mức độ, quy mô, cũng như tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.

Khác nhau:

  • Về mục đích: 

– Nói quá: có tác dụng để nhấn mạnh, gây ấn tượng, cũng như tăng sức biểu cảm cho câu. 

– Nói khoác: Khiến cho người nghe tin vào những điều không có thật, tạo tiếng cười với ý nghĩa nhằm phê phán những kẻ khoác lác ở trong cuộc sống.

  • Về tác động:

– Nói quá: Tác động tích cực;

– Nói khoác: Mang tác động tiêu cực.

Bài tập ví dụ về nói quá

Tìm và trình bày ý nghĩa của phép nói quá trong câu sau đây:

  1. Nhìn nó là biết tướng khỏe như voi ấy!
  2. Cái bà lão thét ra lửa ấy khiến ai cũng phải sợ.

Phép nói quá được sử dụng trong các câu trên là:

  1. “Khỏe như voi” có tác dụng nhằm để nhấn mạnh vào thể chất của một người nào đó có thể sánh ngang được với voi. Sự so sánh này cho thấy rõ được sức khỏe của đối tượng được nói đến.
  2. “Thét ra lửa” là câu nói quá với tác dụng nhấn mạnh vào tính cách nhân vật. Điều này cho thấy cụ bá là kẻ có quyền uy và hống hách.

Qua đây chúng ta đã có thể hiểu rõ được biện pháp nghệ thuật nói quá là gì, cũng như tác dụng và các biện pháp nói quá thường dùng. Từ đó để có thể áp dụng sử dụng sao cho phù hợp với câu văn của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi để luôn cập nhật cho mình thêm nhiều thông tin thú vị hà hữu ích khác nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *