Nhân hóa là gì? Các kiểu nhân hóa, ví dụ về phép nhân hóa

Nhân hóa là một trong những phép tu từ phổ biến, được hầu hết các nhà văn, nhà thơ sử dụng cho tác phẩm văn học của mình, giúp những tác phẩm đó có những điểm nhấn về ý nghĩa hơn. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ đi tìm hiểu cụ thể hơn để trả lời cho câu hỏi biện pháp tu từ nhân hóa là gì.

Phép nhân hóa là gì

Trong chương trình ngữ văn 6, nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả sự vật như đồ vật, cây cối, con vật,…bằng các từ ngữ được sử dụng cho con người như suy nghĩ, tính cách giúp chúng trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó hơn với con người. Hiểu một cách nôm na, nhân hóa chính là nhân cách hóa đồ vật, con vật, cây cối để chúng có tên gọi, hành động, suy nghĩ, tình cảm, tính cách giống như con người. Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm văn học và đạt được hiệu quả khá cao.

Nhân hóa là gì
Ban đã biết nhân hóa là gì chưa?

Ví dụ:

“Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

Chim đỗ quyên loại chim thường hót vào mùa hè. Tác giả sử dụng hình ảnh nhân hóa “quyên gọi hè” khiến cho tứ thơ trở nên sinh động và bay bổng hơn. Với việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này, người đọc có thể cảm nhận như được nghe bước đi của thời gian chuyển từ xuân sang hè.

Tác dụng của phép nhân hóa

Nhân hóa có vai trò rất quan trọng trong văn học, không chỉ vậy còn hữu ích trong đời sống của con người. 

  • Giúp loài vật/cây cối/con vật trở nên sinh động, gần gũi với con người
  • Các loài vật/cây cối/con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của mình như con người.

Các kiểu nhân hóa

Phép tu từ nhân hóa có rất nhiều hình thức thể hiện. Dưới đây là một số kiểu thường gặp.

Các kiểu nhân hóa
Nhân hóa gồm mấy loại?

Dùng từ chỉ người để gọi sự vật

Hình thức này là một trong những hình thức phổ biến của biện pháp nhân hóa. Trong các bài văn, các con vật thường được gọi bằng các đại từ chỉ người như: ông, chú, anh, chị,…Cách gọi này làm cho sự vật trở nên gần gũi, thân thuộc hơn rất nhiều. Các dạng bài xoay quanh cách nhân hóa này thường xuất hiện nhiều trong các đề thi tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học.

Xem thêm: Thán từ là gì? Trợ từ là gì? Phân biệt phó từ, trợ từ và thán từ

Dùng từ tả hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật

Cách thức nhân hóa này mang lại hiệu quả nghệ thuật khá cao, tạo nên nhiều tầng nghĩa, gợi hình, gợi cảnh và khiến các sự vật trở nên sống động hơn rất nhiều, làm cho lời văn, ý thơ tạo được ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

Ở kiểu nhân hóa này, người ta lại chia thành 4 kiểu như sau: tả hành động, tả tâm trạng, tả ngoại hình và diễn tả tính cách.

Tả hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật

Xưng hô với vật như với con người

Cách xưng hô với vật như với con người là một trong những hình thức của phép nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Cách nhận biết nhân hóa trong câu

Thực chất biện pháp nhân hóa rất dễ nhận biết nhưng đối với đối tượng học sinh thì có thể gặp khó khăn. Một số lưu ý giúp nhận biết nhân hóa trong câu là:

Trong câu/đoạn văn có chứa các từ chỉ hoạt động, trạng thái của con người.

Trong câu/đoạn văn nói về vật nhưng có các từ xưng hô của con người: anh, chị, chú, ông,…

Các ví dụ cụ thể về nhân hóa

Ví dụ: “Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm”

Thân, tay, núi, bọc là những từ dùng để chỉ tính chất, hoạt động của con người nhưng lại được sử dụng để chỉ tính chất, hoạt động, bộ phận của bão và tre.

Ví dụ: “Có chú chim sẻ nhỏ bay tới gần”

Dùng từ ngữ gọi con người “chú” để gọi tên con chim

Ví dụ: “Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.

Cách xưng hô “Trâu ơi” tương tự như với con người.

Sơ đồ tổng kết về nhân hóa

Một số lưu ý khi sử dụng biện pháp nhân hóa

Để có thể sử dụng biện pháp tu từ này một cách thành công, bạn cần nắm rõ định nghĩa và xác định rõ dụng ý nghệ thuật của mình. Sử dụng nhân hóa cho hình này có ý nghĩa gì và giá trị gì? Tác giả muốn người đọc hiểu được điều gì qua hình ảnh đó? Trả lời được những câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng được một hình ảnh nhân hóa mang hiệu quả nghệ thuật cao.

Ngoài nhân hóa, chúng ta cũng có thêm một số biện pháp tu từ khác dễ nhầm lẫn khi sử dụng là ẩn dụ, hoán dụ. Do đó, để làm tốt bài tập về các biện pháp tu từ, bạn cần phân biệt rõ những điểm khác biệt của biện pháp tu từ này.

Cụ thể, hoán dụ là biện pháp sử dụng các hiện tượng, sự vật có tính tương cận để mô tả nhau. Còn ẩn dụ là sử dụng tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên của sự vật, hiện tượng nào đó có nét tương đồng với nó. Bạn cần phải đặt vào trong ngữ cảnh của đoạn văn và phân tích kỹ để tránh trường hợp nhầm lẫn giữa hai hình thức này.

Thêm nữa, bạn cần sử dụng hình ảnh nhân hóa một cách linh hoạt. Không phải hình ảnh, chi tiết nào bạn cũng có thể sử dụng nhân hóa. Hay sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa sẽ giúp tác phẩm của bạn trở thành một bài thơ, bài văn hay.

Nhân hóa có chức năng chính là tạo điểm nhấn cho tác phẩm. Vì thế, các hình ảnh sử dụng phép nhân hóa cần được chọn lọc kỹ càng, đúng đối tượng, đúng vị trí và đúng mục đích thể hiện. Có như vậy người viết mới truyền tải được trọn vẹn cảm xúc của mình đến với ngược đọc. Bài văn mới có sức gợi và tạo được giá trị.

Hy vọng qua bài viết này độc giả đã có câu trả lời cho câu hỏi biện pháp nhân hóa là gì cũng như hiểu hơn về các cách nhân hóa thường gặp. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác trên website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *