Liêm khiết là phẩm chất đạo đức cần có và vô cùng quan trọng đối với cá nhân và cả xã hội. Cùng tìm hiểu liêm khiết là gì, ý nghĩa, biểu hiện của sự liêm khiết như thế nào ở bài viết sau đây!
Sống liêm khiết là gì? Ví dụ
Khái niệm
Liêm khiết là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, biểu hiện cách sống trong sạch, không ham hư vinh, danh lợi, không tham lam hay những ích kỷ, hẹp hòi, cũng như không bị cám dỗ bởi bất cứ thứ gì.

Đây cũng là một trong 4 phẩm chất đạo đức mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến, đó là: “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Theo Bác, “liêm” được giải thích đơn giản, ngắn gọn như sau: “Liêm là trong sạch, không tham lam, luôn tôn trọng và gìn giữ của công và của dân”. Hiểu rõ hơn là việc không lợi dụng chức quyền để đụng đến tiền của nhà nước, của nhân dân.
Chính cách sống liêm khiết giúp con người có thể sống một cách thanh thản và nhận được nhiều sự yêu quý, tôn trọng từ mọi người. Đồng thời, góp phần quan trọng để xây dựng một cuộc sống văn minh, trong sạch, tốt đẹp.
Ví dụ về liêm khiết
Có rất nhiều ví dụ về sự liêm chính, ta có thể nói đến những ví dụ cơ bản sau đây:
- Cố gắng chăm chỉ học tập để đạt thành tích cao thay vì gian lận trong thi cử.
- Làm giàu bằng chính sự năng lực, sự cố gắng của bản thân chứ không lợi dụng người khác.
- Dùng địa vị, chức quyền của mình để giúp mang lại nhiều giá trị cho người dân, xã hội thay vì tìm cách để vơ vét của cải của nước, của dân.
- Nhặt được của rơi, cần tìm cách đem trả lại người làm mất, không được chiếm để làm của riêng.

- Biết nhận lỗi mỗi khi làm sai, không đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.
- Biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đặc biệt là những người đã từng giúp đỡ mình.
Trong cuộc sống đời thường của chúng ta có rất nhiều tấm gương về sự liêm khiết. Trong số đó ta không thể bỏ qua câu chuyện của cụ bà Đỗ Thị Mơ, sống tại tỉnh Thanh Hóa. Chính bà đã tự viết đơn để xin thoát khỏi chế độ hộ nghèo mặc dù tài sản của bà không có gì ngoài một chiếc xe đạp cũ với một căn nhà lá đơn sơ. Bà sống bằng việc trồng rau trong vườn bán mà không hề đòi hỏi bất kỳ sự giúp đỡ nào.
Hành động này của bà là một bài học cao đẹp về đức tính sống liêm khiết, cũng là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp để chúng ta noi theo.
Biểu hiện của liêm khiết
Những biểu hiện cơ bản thường thấy ở những người liêm khiết như sau:
- Luôn cố gắng vươn lên để đạt được thành công bởi chính công sức của mình.
- Không lợi dụng, không dựa hơi người khác để đạt được điều gì đó
- Không tham lam, tham ô tài sản chung hay của người khác.
- Không hối lộ, cũng không nhận hối lộ
- Không làm sai quy trình, che dấu những lỗi sai của bản thân và của người khác để gây ra hậu quả nghiêm trọng.
- Không làm dụng chức quyền để trục lợi cá nhân.
- Luôn sống và làm việc một cách trung thực

- Giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Không làm những hành động vi phạm pháp luật để đạt được mục đích
- Lên án, phê phán những hành vi xấu, tư lợi cá nhân.
Xem thêm: Liêm sỉ là gì? Loại người vô liêm sỉ là người như thế nào?
Ý nghĩa của việc sống liêm khiết đối với mỗi người
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức quý báu đối với con người, cho nên mỗi cá nhân cần phải đề cao và rèn luyện. Việc sống liêm khiết sẽ giúp cho chúng ta cảm thấy được thanh thản, bình yên, hạnh phúc hơn.
Những người sống liêm khiết luôn nhận được sự yêu quý, kính trọng, tin cậy từ mọi người xung quanh. Nhờ đó, góp phần giúp cho xã hội được giàu đẹp hơn.
Trong công việc, những người có lối sống liêm khiết được cấp trên tin tưởng, được đồng nghiệp yêu quý. Vì thế họ có thể dễ dàng để phát triển các mối quan hệ, gặt hái được thành công với cơ hội thăng tiến cao.
Việc đạt được thành công từ việc tự mình phấn đấu, nỗ lực giúp chúng ta càng ý thức được giá trị cao cả của các thành tựu này. Từ đó để cảm thấy an tâm hơn ở trong cuộc sống.

Sự trung thực, liêm khiết của mỗi cá nhân góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Giúp tạo nên một xã hội công bằng, văn minh với việc truyền bá rộng rãi những điều tốt đẹp, giúp nâng cao dân trí của các tầng lớp ở trong xã hội.
Đất nước có thể phát triển mạnh là bởi sự trong sạch của thể chế chính quyền từ trung ương cho tới địa phương. Vì vậy, sự liêm chính luôn đóng một vai trò to lớn trong việc giúp cho đất nước giàu đẹp, hùng mạnh.
Xem thêm: Lòng vị tha là gì? Ý nghĩa, dẫn chứng về lòng vị tha trong cuộc sống
Cách rèn luyện được tính liêm khiết
Để giúp xã hội ngày càng phát triển văn minh thì mỗi cá nhân cần phải có trách nhiệm tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phẩm chất đạo đức.
Nếu như ở trong một xã hội ai cũng chỉ biết mưu cầu lợi ích cá nhân, tham lam, ích kỷ thì sẽ không có cơ hội để phát triển. Nếu mỗi người sống trong sạch thì sẽ có thêm nhiều người tốt, việc tốt, đây là tiền đề giúp cho một đất nước có thể phát triển, thịnh vượng hơn.
Khi đã hiểu được liêm khiết là gì, bạn cũng sẽ biết cách để có thể rèn luyện đức tính này. Hãy biết cách để kiểm soát lòng tham, sự ích kỷ cá nhân của bản thân. Để trở thành người liêm khiết, bạn cần biết sống vì mọi người, sống vì cả tập thể.

Đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện đạo đức cho các em hoc sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để giúp hình thành hệ tư tưởng, lối sống tốt đẹp.
Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về lối sống liêm khiết
Tấm gương liêm khiết điển hình nhất mà bất cứ ai cũng biết đó chính là Bác Hồ. Như chúng ta đã biết, Bác là một người mà người dân Việt Nam vô cùng kính trọng, quý mến bởi công lao, cũng như phẩm chất đạo đức sáng ngời của Người.
Ở vị trí của mình nhẽ ra Bác phải được sống ở trong điều kiện tốt nhất về vật chất, nhưng ngược lại, Bác không cần gì, chỉ sống và sinh hoạt một cách bình dị như bao người khác.
Nói về liêm chính, trong một đoạn trích ngắn trong một tác phẩm của mình Bác có viết:
“Trời có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính,
Thiếu 1 mùa thì không thành trời,
Thiếu 1 phương thì không thành đất,
Thiếu 1 đức thì sẽ không thành người”

Đức tính “Liêm” là cách sống mà con người phải có, thiếu đi 1 đức sẽ không thể trở thành con người có ích cho xã hội. Người còn nói “Cần” “Kiệm” “Liêm” là gốc rễ của “Chính”. “Chính” là người ngay thẳng, đứng đắn, là việc đúng thì ngay cả là việc nhỏ cũng làm, còn việc sai thì ngay cả nhỏ cũng phải tránh.
Trái ngược với liêm chính là bất liêm, bác Hồ nói rất rõ ràng đó không đơn giản là việc ham tiền bạc, của cải vật chất mà gốc rễ là địa vị, danh tiếng. Gặp việc đúng lại không dám làm vì sợ khó, gian nan, chỉ giỏi chèn ép người dân, chiếm của công làm của riêng,.. Những hành vi này đều nguy hại cần phải phê phán và loại bỏ ngay.
Việc trở thành một người sống liêm không chỉ là trách nhiệm, mà còn là bổn phận của tất cả mọi người.
Bài viết trên đây đã giúp chúng ta hiểu được liêm khiết là gì cũng như sự cần thiết của đức tính này đối với cuộc sống, xã hội. Từ đó, mỗi người cần tự biết năng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để sống có ích hơn!