Gừng có tác dụng gì? Công dụng kỳ diệu của củ gừng

Gừng đã trở thành một loại gia vị không còn xa lạ trong căn bếp mỗi gia đình Việt Nam, gừng còn là vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy gừng có tác dụng gì cho sức khỏe cùng thapgiainhietliangchi.com tìm hiểu chi tiết những công dụng kỳ diệu của củ gừng.

Giới thiệu đôi nét về gừng

Gừng là gì? Gừng hay còn có tên gọi khác là sinh khương, can khương, bào khương… Tên khoa học Zingiber officinale Rose, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Được trồng phổ biến ở mọi miền trên đất nước ta để làm gia vị và làm thuốc.

Giới thiệu đôi nét về củ gừng

Bộ phận dùng làm thuốc và làm gia vị là thân rễ. Thành phần hóa học trong gừng có chứa 2 – 3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: như b-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như là; geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu gừng chứa 20 – 25% tinh dầu và 20 – 30% các chất cay.

Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay sẽ là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol là chất chiếm tỉ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol cùng các gingerol.

Bên cạnh phần thịt gừng, phần vỏ cũng có rất nhiều công dụng đặc biệt, tuy nhiên nhiều người vẫn thời cạo bỏ phần này. Vậy vỏ gừng có tác dụng gì? Các chuyên gia về y học đã cho rằng, vỏ gừng có vị hơi hăng và tính ấm. Nó có tác dụng làm ra mồ hôi và làm dịu bề mặt da, giảm triệu chứng nôn mửa và khử trùng; còn thịt gừng lại có vị cay nồng, tính mát đặc biệt có tác dụng lợi tiểu. 

Theo cách hiểu này, thì vỏ và “thịt” của củ gừng là một cặp âm dương. Sau khi hiểu rõ nguyên tắc này, bạn sẽ biết khi nào nên ăn với vỏ gừng và khi nào chỉ nên ăn thịt gừng.

Gừng có tác dụng gì?

Trước giờ chúng ta vẫn được biết gừng được sử dụng như một vị thuốc trong Đông Y, vậy gừng có tác dụng gì cho sức khỏe?

Chữa các triệu chứng cảm lạnh

Một trong những tác dụng phổ biến của gừng mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là tác dụng chữa cảm, sốt. Gừng có vị cay, tính ấm, nên khi sử dụng cùng nước ấm sẽ có tác dụng làm giãn các mao mạch, giúp tăng nhanh quá trình cơ thể tiết mồ hôi, hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể từ bên trong ra ngoài để chống lại virus hợp bào hô hấp – nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến về đường hô hấp như cảm lạnh. 

Ngoài ra, người ta còn thường sử dụng gừng tươi nấu với rượu để cạo gió, giải cảm cho những người bị cảm lạnh, gừng và tinh dầu gừng rất tốt cho tiêu đờm, có hiệu quả trong việc chữa trị các vấn đề khác nhau về đường hô hấp như ho, cảm cúm, hen suyễn hay viêm phế quản và khó thở.

Gừng chống say tàu xe hay ốm nghén
Gừng chống say tàu xe hay ốm nghén

Hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa

Gừng rất có hiệu quả trong điều trị một số triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng hay trào ngược dạ dày… 

Củ gừng và tinh dầu gừng thường được coi là một trong những biện pháp khắc phục hiệu quả nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi hay các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Trà gừng được sử dụng phổ biến để giảm bớt một số triệu chứng đau dạ dày và tăng cảm giác thèm ăn. Ở phần sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách pha trà gừng.

Ngoài ra, sử dụng gừng một cách vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể điều chỉnh được lượng đường có trong máu, đồng thời thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, kích thích sự thèm ăn cũng như duy trì sức đề kháng cho hệ tiêu hóa ở trong trạng thái tốt nhất.

Chống viêm

Gừng còn có tác dụng chống viêm rất hiệu quả mà không viêm gây loét dạ dày như các loại thuốc chống viêm khác. Vì gừng có tác dụng chống viêm rất tốt, nên rất nhiều loại thuốc viêm khớp trên thị trường hiện nay đều có chứa những thành phần chiết xuất từ củ gừng. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng phần lớn người tham gia nghiên cứu dùng gừng để trị viêm khớp đã giảm đau và viêm sưng một cách rõ rệt.

Bên cạnh đó, tác dụng chống viêm của gừng cũng rất có ích cho việc điều trị viêm nha chu và phòng ngừa các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi hay áp xe răng… Bạn có thể thường xuyên uống trà gừng nóng, súc miệng bằng nước gừng để bảo vệ răng miệng của mình, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng. 

Gừng hỗ trợ giảm cân
Gừng hỗ trợ giảm cân

Chất phòng ngừa ung thư

Trong gừng có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa với tác dụng chống viêm và ngăn ngừa sự phát triển hoạt động của một số tế bào ung thư. Một số nghiên cứu đã cho thấy, các hợp chất có trong gừng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng ở phụ nữ, ung thư đại trực tràng và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh sáng tia cực tím – tác nhân gây ra ung thư da.

Chống say tàu xe hay ốm nghén

Tác dụng của gừng trong việc chống say tàu xe hay giảm các triệu chứng buồn nôn khi ốm nghén được đánh giá là khá hiệu quả. Gừng có vị cay, tính ấm, giúp làm nóng cơ thể và làm giảm các triệu chứng buồn nôn khi đi tàu xe. Ngoài ra, nó cũng kích thích cảm giác thèm ăn cho các chị em phụ nữ đang trong giai đoạn ốm nghén, mệt mỏi, chán ăn, thường xuyên ăn không tiêu.

Giảm stress, giảm đau đầu

Một tác dụng khác nữa của gừng đó chính là khả năng giảm đau đầu, giải tỏa tinh thần, loại bỏ các trạng thái căng thẳng như đau đầu, đau vai gáy, chóng mặt, bồn chồn và lo lắng… Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hay đau đầu, bạn hãy thử nhai hoặc ngậm một miếng gừng tươi, trong khoảng 30 phút là các triệu chứng sẽ giảm rõ rệt. Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi ngậm gừng tươi có tác dụng gì?

Ngoài ra, gừng còn có tác dụng kéo dài tuổi thọ các tế bào não tuổi thọ và cung cấp các chất chống oxy hóa để ngăn ngừa sự lão hóa gây hại cho tế bào não. Vì thế, gừng cũng giúp chống lại các triệu chứng suy giảm trí nhớ (do tuổi tác cao), nhất là giảm đi nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

Xem thêm: Lá vối có tác dụng gì? Cách sử dụng lá vối hiệu quả, an toàn

Hỗ trợ giảm đau lưng, đau vai, đau vai gáy

Những người ít vận động, nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi lâu một tư thế rất hay gặp phải các chứng đau lưng, đau vai gáy. Khi bị đau lưng và đau vai, bạn nên dùng thử nước gừng nóng và cho thêm chút muối, dấm ăn hoặc dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và giấm thấm lên chỗ bị đau làm nhiều lần. Cách làm này sẽ giúp cơ bắp được thả lỏng, thoải mái, lưu thông máu, giảm đau rất hiệu quả.

Giảm lượng cholesterol, phòng ngừa tiểu đường

Gừng có tác dụng giảm lượng cholesterol và kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Một nghiên cứu mới đây cho thấy các bệnh nhân sử dụng gừng thường xuyên trong một thời gian có thể làm giảm rõ rệt nồng độ cholesterol cũng như ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết. Do vậy, sử dụng gừng đúng cách thường xuyên sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như là béo phì, cao huyết áp, tiểu đường,… 

Hỗ trợ giảm cân

Béo phì, tăng cân thường có nguyên nhân xuất phát từ việc rối loạn chuyển hóa của cơ thể. Gừng được cho là có tác dụng giúp cho quá trình trao đổi chất của bạn luôn hoạt động ổn định, điều này rất quan trọng vì với chế độ ăn kiêng chuyên sâu sẽ thường làm chậm nó. Một khi quá trình trao đổi chất của bạn hoạt động chậm lại, trọng lượng mà bạn đã giảm sẽ rất nhanh chóng tăng trở lại khi bạn ngừng chế độ ăn kiêng. Một chút gừng mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa vấn đề này.

Gừng có tác dụng gì cho tóc?

Gừng được đánh giá là có khả năng kích thích sự phát triển của các nang tóc, giúp tóc mọc dày và dài hơn chỉ trong một thời gian ngắn. Sự tuyệt diệu đó xuất phát từ các chất zingiberol, zingiberene, citral, chavicol, nonanal, borneol – những dưỡng chất có lợi cho mái tóc chứa trong gừng với tác dụng giúp ngăn ngừa gàu, trị rụng tóc, tái tạo tế bào da đầu, nang tóc. Khi được dùng như một loại tinh dầu dưỡng tóc, gừng sẽ giúp kích thích tóc mọc nhanh và dày hơn. 

Gừng có tác dụng gì cho tóc?
Gừng có tác dụng gì cho tóc?

Các nhà nghiên cứu khẳng định, trong gừng có những thành phần dinh dưỡng với các loại vitamin, khoáng chất tốt như: B1, B6, chất béo, tinh bột, sắt, canxi, K,… cùng 12 hoạt chất chống oxy hóa. Những thành phần này đều là dưỡng chất tốt giúp cho mái tóc phục hồi những hư tổn. Thêm vào đó, những hoạt chất này trong gừng còn có khả năng làm tăng cường việc lưu thông máu nên sẽ khắc phục được tình trạng tóc mỏng, xơ cứng, gãy rụng và chẻ ngọn.

Những hoạt chất chống oxy hóa sẽ giúp cho da đầu và tóc được bảo vệ tốt, tránh sự tác động có hại của ánh nắng mặt trời, bụi bẩn,… Gừng giúp nuôi dưỡng các sợi tóc chắc khỏe, suôn mượt từ bên trong.

Gừng có tác dụng gì cho da mặt?

Ngăn lão hóa da

Khoảng 40 hợp chất chống oxy hóa có trong gừng có thể giúp ngăn ngừa các dấu hiệu của lão hóa sớm trên da. Các hợp chất này ngăn những tổn hại do gốc tự do gây ra trên da. Gừng cũng giúp cải thiện độ đàn hồi của làm da và màu da.

Xóa mờ thâm mụn, khuyết điểm

Gừng hoàn toàn có thể được sử dụng để khắc phục những khuyết điểm trên da. Các chất khử trùng trong gừng giúp tiêu diệt các vi khuẩn không chỉ trên bề mặt da mà còn ở sâu trong lỗ chân lông. Hơn nữa, gừng không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào trên da.

Gừng có tác dụng gì cho da mặt?
Gừng có tác dụng gì cho da mặt?

Giúp trị da sần vỏ cam

Gừng giúp kích thích tuần hoàn máu, làm giảm chứng sần vỏ cam trên da. Bạn có thể dùng các hỗn hợp tẩy tế tế bào chết dạng hạt làm từ gừng, chanh để loại chữa trị việc da sần vỏ cam.

Giúp loại bỏ các mụn thịt

Mụn thịt chính là vấn đề gây ám ảnh với phái đẹp. Gừng là một trong nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn xóa mụn thịt.

Cho một làn da rạng rỡ

Trộn đều một thìa canh nước ép gừng với 2 thìa nước nước hoa hồng và ½ thìa canh mật ong với nhau. Đắp hỗn hợp này đều lên mặt, để trong 20 phút rồi rửa sạch lại với nước. Kiên trì đắp cách này sẽ mang lại cho bạn làn da rạng rỡ.

Xem thêm: Cây lá cẩm là gì? Công dụng và cách nấu xôi lá cẩm

Làm lành vết các bỏng và vết phồng rộp

Các vết phồng rộp hay bị bỏng thường xảy ra một cách vô tình và gây mất tính thẩm mỹ, khó chịu khi nhìn. Bạn có thể khắc phục cả hai tình trạng này nhờ sử dụng một chút nước ép gừng hoặc gừng tươi thái miếng đắp 2-3 lần trong 1 ngày.

Điều trị sẹo làm giảm sắc tố

Sẹo giảm sắc tố là những vết sẹo có tone trắng sáng hơn màu da. Đắp một lát gừng tươi lên sẹo rồi để đến khi khô. Thực hiện 2-3 lần/ngày. Bạn cần kiên nhẫn và áp dụng cách này thật đều đặn vì phải sau một vài tuần thì sẹo mới có thể mờ dần.

Điều trị viêm da

Các chất chống viêm có trong gừng giúp điều trị viêm da hiệu quả. Bạn trộn một vài giọt tinh dầu gừng với khoảng 1 thìa cà phê dầu oliu. Massage hỗn hợp lên vùng da để chữa eczema và các bệnh lý da tương tự khác.

Các cách sử dụng gừng phổ biến nhất

Cách ngâm gừng mật ong

Gừng ngâm mật ong là một bài thuốc quý, giúp mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người với cách làm rất đơn giản. Nó có tác dụng tốt trong việc giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện sức đề kháng, đặc biệt trị ho, viêm họng, cảm lạnh hữu hiệu.

Cách ngâm gừng mật ong
Cách ngâm gừng mật ong

Cách ngâm gừng với mật ong đúng chuẩn, hiệu quả nhất cần thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu:

Gừng tươi 0,5kg, Mật ong 1 lít, 1 hũ thủy tinh có nắp đậy với dung tích 2 lít.

  • Cách sơ chế các nguyên liệu:

Gừng sau khi mua về ta mang phơi dưới nắng cho se vỏ lại, đất cát bám trên các kẽ của củ gừng cũng khô lại và dễ dàng rơi ra khi đập nhẹ.

Sau khi đã làm sạch đất bám trên củ thì ta đem rửa sạch với nước và để thật ráo. Lưu ý không nên gọt bỏ đi phần vỏ gừng vì vỏ có nhiều dược tính tốt cho cơ thể, mà chỉ nên cạo sơ qua lớp vỏ, bỏ những phần nào bị thâm, hỏng.

Tiến hành đem gừng thái hoặc bào thành từng lát mỏng, nhỏ rồi phơi qua nắng cho se mặt. Trong quá trình phơi, nhớ phải trở mặt các miếng gừng để 2 mặt được se đều.

Hũ thủy tinh đem rửa sạch, tráng qua với nước sôi và hong khô.

  • Cách thực hiện gừng ngâm mật ong:

Cho gừng đã thái lát và phơi se mặt vào hũ thủy tinh rồi đổ từ từ mật ong vào cho đến khi ngập gừng, lắc nhẹ hũ cho mật ong phủ đều khắp gừng. Sau đó để hũ gừng ngâm mật ong ở chỗ thoáng mát, khô ráo khoảng 3 tuần đến 1 tháng là đã có thể dùng được. Trong quá trình ngâm, nếu hỗn hợp có xảy ra hiện tượng lên men sủi bọt, bạn chỉ cần dùng muỗng sạch vớt lớp bọt ra là được.

Nếu muốn nhanh có siro gừng ngâm mật ong dùng sớm thì bạn cũng có thể giã nát gừng ra rồi cho vào hũ ngâm với mật ong. Ngâm từ 5 đến 7 ngày là đã có thể dùng được.

Chỉ thông qua những bước vô cùng đơn giản bạn sẽ có ngay cho mình và gia đình một hũ gừng ngâm mật ong thơm ngon và có lợi cho sức khỏe nhất là vào mùa lạnh.

  • Lưu ý khi sử dụng gừng ngâm mật ong:

Thời điểm sử dụng gừng ngâm mật ong tốt nhất là vào mỗi buổi sáng. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ nên dùng từ 1-2 thìa hỗn hợp pha với một ít nước ấm là có thể dùng được ngay.

Bạn cũng có thể dùng chúng như một thức uống hằng ngày, tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể gừng ngâm mật ong có thể gây nóng trong người và ảnh hưởng đến cơ thể. Đặc biệt, không nên cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng thức uống có mật ong này.

Không nên dùng cho những đối tượng bị dị ứng phấn hoa hoặc mật ong.

Cách ngâm rượu gừng

Để phát huy tối đa các công dụng của gừng, nhiều người chọn cách ngâm rượu gừng để đẩy mạnh các tính năng của gừng đối với cơ thể con người.

  • Nguyên liệu chuẩn bị để ngâm rượu gừng:

Gừng trồng gần nước sẽ có củ nhỏ, da sần, vỏ mỏng. Gừng để ngâm rượu phải là loại củ có màu vàng, không được bị xước, cắt dở hay đã bị ngả nâu, khô vỏ. Đồng thời, rượu ngâm gừng nên chọn loại rượu nếp trắng có nồng độ khoảng từ 35 – 38 độ. Bên cạnh đó, bình ngâm rượu nên chọn các loại bình thủy tinh hoặc bình ngâm rượu bằng gốm sứ, chum sành sứ có dung tích phù hợp với số lượng rượu và gừng bạn muốn ngâm. 

Cách ngâm rượu gừng
Cách ngâm rượu gừng
  • Cách thực hiện ngâm rượu gừng:

Có 3 cách ngâm rượu gừng đó là đập nát củ gừng sau đó cho vào bình ngâm hoặc thái thành từng lát mỏng hoặc ngâm để nguyên củ.

Bước 1: Bạn sơ chế gừng bằng cách rửa sạch mọi đất cát trong kẽ củ.

Bước 2: Hòa nước muối loãng ngâm qua gừng để loại bỏ vi khuẩn.

Bước 3: Dùng dao cạo sạch lớp vỏ gừng rồi rửa lại với nước sạch.

Bước 4: Chế biến gừng bằng cách đập nát, thái bào mỏng hoặc ngâm nguyên củ.

Bước 5: Sau khi chuẩn bị xong, bạn chỉ cần cho gừng và rượu vào bình ngâm theo tỉ lệ 1kg gừng với 2 lít rượu trắng là được.

Uống rượu gừng có tác dụng gì? 

Giảm mỡ bụng bạn có thể dùng rượu ngâm gừng để xoa trực tiếp lên vùng bụng, đùi, cánh tay và massage một cách nhẹ nhàng. Sau khoảng 1 tháng sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng thấy được kết quả rõ rệt.

Đối với phụ nữ có thai, gừng có tác dụng làm săn chắc các cơ, giữ ấm cho cơ thể, chống lạnh tay chân, tránh gió, phòng ngừa các bệnh hậu sản, tiền sản, hay nhức mỏi xương cốt sau này. Cho nên bạn có thể dùng rượu ngâm gừng để xoa bóp, lau người hoặc pha với nước tắm cho phụ nữ sau sinh.

Chữa triệu chứng ốm sốt, cảm cúm, mỏi mệt, bạn có thể xoa rượu gừng lên mũi, thái dương, sau cổ, sau dái tai vào những ngày thời tiết thay đổi, chuyển mùa để phòng bệnh cảm cúm.

Ngoài ra, bạn có thể dùng rượu ngâm gừng để loại bỏ tà khí, đả thông khí huyết, tránh đau đầu, buồn tay chân, giảm stress, buồn nôn, đau bụng, kém ăn, đầy bụng…

Với những công dụng tuyệt vời cùng cách ngâm rượu gừng đơn giản, bạn đã có thêm biện pháp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình vừa an toàn vừa hiệu quả. 

Uống nước nóng với gừng có tác dụng gì?

Nước gừng là một thức uống đơn giản dễ làm; nước gừng chỉ bao gồm hai nguyên liệu chính là nước và củ gừng. Nhiều công thức khác cũng bao gồm thêm chất tạo ngọt như mật ong và nước cốt chanh để giúp cân bằng hương vị cho thức uống này.

Cách pha trà gừng 
Cách pha trà gừng

Công thức pha nước gừng cơ bản chỉ là rắc gừng xay vào nước hoặc thả vài lát gừng tươi vào ly của bạn. Tuy nhiên, những phương pháp trên không phải là cách hiệu quả nhất để gừng giải phóng hoàn toàn các hợp chất tự nhiên của nó. Đun nóng gừng và nước cùng nhau sẽ giúp gừng phai ra hết dưỡng chất tạo nên hương vị thơm ngon hơn. Về cơ bản, bạn cũng có thể pha trà gừng và sau đó để nguội hỗn hợp để tạo thành nước gừng.

Để pha một lượng nước gừng lớn, bạn hãy kết hợp 2 muỗng canh gừng thái lát với bốn cốc nước. Bạn hãy cắt lát mỏng gừng để tăng diện tích bề mặt cho nước tiếp xúc. Đun sôi củ gừng với nước trong vòng 10 đến 20 phút. Đun gừng càng lâu thì trà gừng sẽ càng đậm đà. Sau đó thêm mật ong, chanh cho vừa uống, để nguội hay uống khi còn ấm ấm là bạn đã pha được một ly nước gừng thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Tác dụng phụ của gừng

Gừng có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Như nó giúp giảm buồn nôn, ốm nghén, chống viêm nhiễm và giảm đau bụng kinh,… Tuy nhiên, việc lạm dụng, tiêu thụ gừng quá mức có thể dẫn đến việc bạn sẽ gặp phải tác hại của gừng và rất nhiều vấn đề sức khỏe.

Ăn quá nhiều gừng, bạn có thể gặp phải 5 tác dụng phụ sau:

Gây tiêu chảy

Ăn quá nhiều gừng, cơ thể bạn có xu hướng đẩy nhanh quá trình vận chuyển thức ăn và phân qua ruột, sẽ dẫn đến cảm giác bồn chồn và suy nhược. Chính vì vậy, cần cẩn thận, chú ý liều lượng khi bạn có ý định thêm gừng vào chế độ ăn uống. Tốt hơn hết là bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia về số lượng bạn cần ăn.

Dùng quá nhiều gừng sẽ gây ra hiện tượng ợ nóng 
Dùng quá nhiều gừng sẽ gây ra hiện tượng ợ nóng

Gây ợ nóng

Nếu bạn bị chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày, cần bỏ qua việc thêm quá nhiều gừng vào chế độ ăn uống. Vì nó sẽ tác động đến hệ tiêu hóa trên, khiến bạn luôn cảm thấy đầy hơi và chướng bụng, kèm theo đó là triệu chứng ợ nóng. Bạn cần đi khám bác sĩ sau khi nhận thấy các vấn đề về chứng ợ nóng thường xuyên trước khi nó trở nên nghiêm trọng hơn.

Gây chảy máu

Tiêu thụ quá nhiều gừng một lúc sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề chảy máu, máu khó đông. Gừng có thể gây ra chảy máu do đặc tính chống kết tập tiểu cầu (chính là làm loãng máu). Vì vậy, hãy cẩn thận với liều lượng gừng khi tiêu thụ nhất là đối với người có tiền sử máu khó đông . Bất cứ thứ gì nếu dùng vượt quá số lượng khuyến nghị đều không tốt có thể gây hại cho sức khỏe.

Bụng khó chịu

Gừng có xu hướng tăng kích thích bài tiết mật, hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, khi bụng đói, nó có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và khó chịu ở dạ dày. Chất gingerol có trong gừng sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày bằng cách làm cho dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, như vậy sẽ bị chướng bụng. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên tránh ăn gừng.

Miệng bị kích ứng

Tiêu thụ quá nhiều gừng một lúc sẽ gây ra hội chứng dị ứng đường miệng. Một số người bị dị ứng với gừng có thể gặp phải một số tình trạng sưng miệng, kích ứng hoặc đau miệng sau khi ăn gừng. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý và kiểm tra trước xem mình có bị dị ứng với gừng hay không. Ngừng dùng gừng ngay lập tức nếu bạn có triệu chứng bị ngứa miệng.

Một số lưu ý khi dùng gừng

Sau đây là một số điều chúng ta cần phải lưu ý khi dùng gừng:

  • Tránh dùng gừng khi đang sử dụng aspirin và coumarin (phải cách xa ít nhất 4 giờ) vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
  • Không dùng gừng cho người bệnh chuẩn bị thực hiện mổ và sau mổ, người đang chảy máu nhiều như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, tiểu ra máu, tiêu ra máu, chảy máu răng.
  • Không dùng gừng cho đang người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao nhưng không rét.
  • Không dùng gừng liều cao, nhiều ngày cho người bị bệnh tiểu đường, bệnh tim, phụ nữ có thai.

Bài viết trên là những thông tin chi tiết nhất về gừng là gì, gừng có tác dụng gì, hy vọng rằng những thông tin trên có thể giúp cho bạn có thêm thật nhiều kiến thức. Đồng thời với một số cách sử dụng gừng như cách pha trà gừng, cách ngâm gừng mật ong,…có thể giúp bạn sử dụng gừng một cách hiệu quả hơn.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *