Hatha Yoga là gì? Tác dụng của Hatha Yoga

Nhắc đến Yoga, chắc hẳn không còn xa lạ gì với tất cả chúng ta. Vậy còn Hatha Yoga thì sao? Hatha Yoga là gì? Tập Hatha Yoga đem lại những lợi ích gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của thapgiainhietliangchi.com nhé!

Tìm hiểu Hatha Yoga là gì?

Hatha Yoga là một hình thức Yoga được tập luyện phổ biến nhất tại Hoa Kỳ. Đây là một nhánh của Yoga nhưng đặc biệt tập trung vào sức khỏe thể chất và tinh thần. Vậy trước khi đi vào khái niệm Hatha Yoga là gì, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu Yoga là gì?

Yoga là gì?

Yoga là gì? Yoga là một phương pháp luyện tập có nguồn gốc từ Ấn Độ đã xuất hiện rất lâu đời khoảng 5.000 năm trước. Những người không am hiểu thường cho rằng tập Yoga là tập những động tác và tư thế uốn éo kỳ lạ. Nhưng thực tế, Yoga bao gồm các bài tập khác nhau giúp cải thiện thể chất, tinh thần, tình cảm và cả tâm linh của người tập luyện. Đây là một lựa chọn tập luyện thú vị cho bạn trải nghiệm cũng như những ai muốn luyện tập thể dục thường xuyên lâu dài.

Hatha Yoga là gì? Tác dụng của Hatha Yoga
Hatha Yoga là gì? Tác dụng của Hatha Yoga

Yoga là gì? Cụm từ “Yoga” có nguồn gốc từ chữ “yuj” trong tiếng Phạn, có ý nghĩa là “thêm”, “tham gia”, “đoàn kết”, hay “đính kèm”. Bộ môn này được xây dựng dựa trên ý tưởng tâm trí và cơ thể là một. Khi tập luyện , bạn cần kết hợp nhuần nhuyễn các kỹ thuật thở, tư thế Yoga (hay còn gọi là asana) với ngồi thiền. Để thực hiện được điều này, bạn cần phải có kỷ luật và phải luyện tập chăm chỉ để thống nhất cơ thể, tâm trí và tâm hồn.

Nhiều người tập bộ môn này tin rằng Yoga có thể thay đổi thế giới quan, giúp bạn bình tâm và giảm căng thẳng, nhờ đó sẽ giúp cải thiện tốt sức khỏe của bạn.

Các loại Yoga 

Có rất nhiều loại hình Yoga khác nhau, như Ashtanga, Iyengar và Sivananda. Một số loại hình Yoga có phong cách mạnh mẽ hơn, tư thế linh hoạt hơn hoặc yêu cầu bạn kiểm soát hơi thở nhiều hơn, mỗi loại Yoga sẽ tập trung vào một khía cạnh khác nhau và có mức độ khó khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều hướng tới mục tiêu chung là giúp bạn cải thiện sức khỏe cả về mặt thể chất và tinh thần. Có một số loại hình Yoga phổ biến như sau: Hatha Yoga, Ashtanga, Iyengar, Sivananda, Bikram, Kundalini, Power,…

Hatha Yoga là gì?

Hatha Yoga là gì? Hatha Yoga là một nhánh của bộ môn Yoga. Hatha Yoga là được đánh giá là nền tảng của tất cả các loại hình Yoga. Phân tích từ ‘Hatha” trong tiếng Phạn thì “ha” có ý nghĩa là năng lượng Mặt Trời và “tha” đại diện là năng lượng của Mặt Trăng. Như vậy, “Hatha” sẽ có nghĩa là năng lượng Mặt Trời và năng lượng Mặt Trăng.

Cơ thể con người là sự kết hợp giữa năng lượng mặt trời và năng lượng mặt trăng. Năng lượng mặt trời biểu tượng cho sự sống của con người. Và năng lượng mặt trăng đại diện cho cảm nhận, cảm xúc trong cuộc sống này. Vậy mục đích của chuỗi Hatha Yoga là gì? Đó chính là giúp cho người tập cân bằng được 2 nguồn năng lượng trên trong cơ thể trong hệ sống của con người. Bằng cách cân bằng 2 nguồn năng lượng này, chúng ta sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc.

Hatha Yoga
Hatha Yoga là gì?

Hatha flow là gì?

Bên cạnh câu hỏi Hatha Yoga là gì? Hatha flow Yoga là gì cũng được rất nhiều người thắc mắc. Thì Hatha flow Yoga chính là một nhánh nhỏ trong hình thức tập luyện của Hatha Yoga. Hatha flow Yoga tập trung chủ yếu vào sự di chuyển nhịp nhàng của các chi trong một động tác cũng như là quá trình quan sát, điều chỉnh nhịp thở sao cho phù hợp.

Chính vì lý do đó, mà Hatha flow Yoga là sự lựa chọn hoàn hảo cho những người mới bắt đầu tập Yoga.

Hatha dynamic Yoga là gì? 

Hatha dynamic Yoga cũng là một nhánh nhỏ trong Hatha Yoga. Tuy nhiên, khác biệt với Hatha flow Yoga, Hatha dynamic Yoga đòi hỏi một sự tập trung nhất định của người tập trong quá trình thực hiện động tác, bởi các động tác trong Hatha dynamic Yoga phải được giữ yên trong một khoảng thời gian nhất định, chính vì vậy sẽ khiến cho người tập tiêu hao nguồn năng lượng lớn.

Nguồn gốc của Hatha Yoga

Hatha Yoga đã có rất nhiều thay đổi kể từ khi khái niệm này được hình thành. Nó là triết lý sống toàn diện kết nối con người với thế giới, giúp con người giữ được sự an yên trong lòng. Tác phẩm gốc là Yoga kinh điển của Patanjali Maharishi, bao gồm 196 cuốn kinh được viết hoàn toàn bằng tiếng Phạn vào khoảng năm 400 sau Công nguyên.

Trong tác phẩm của mình, tác giả Patanjali đã mô tả bộ môn này gồm 8 chi hay các môn phái và gọi nó là con đường 8 ngả. Có nhiều văn bản khác đề cập đến Hatha Yoga, nhưng kinh điển nhất vẫn là cuốn của Patanjali.

Hầu hết người trẻ tập Yoga hiện nay không biết về cuốn sách kinh điển về Yoga của Patanjali. Họ thích việc tập luyện Yoga nhưng không để ý hay đi sâu vào tìm hiểu lịch sử và triết lý của loại hình này. Hatha Yoga hiện đại đã đáp ứng được nhu cầu này của họ với các lớp học dành cho những người có thời gian biểu bận rộn.

Các lớp học dành nhiều thời gian vào việc luyện tập Yoga như một bài tập thể dục bình thường và giảm thiểu đi các khía cạnh khác. Nhưng đối với những người thực sự đam mê và muốn Yoga như là một phần cuộc sống của họ thì triết lý 8 chi Yoga sẽ chỉ đường cho họ.

8 chi của Yoga tạo thành một quy tắc đạo đức giúp người tập có cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn. 8 chi đó bao gồm yamas, niyama, asana, pranayama, pratyahara, dharana, dhyana và samadhi.

Các tác dụng của Hatha Yoga
Các tác dụng của Hatha Yoga

Theo Ellen Stansell, một học giả nổi tiếng về Yoga, thuật ngữ Hatha Yoga có thể được sử dụng ngay từ thế kỷ 12. Mặc dù chúng ta cho rằng Hatha Yoga là loại hình Yoga khá nhẹ nhàng, uyển chuyển như ngày nay, nhưng theo Stansell, Hatha là loại hình khá mạnh mẽ so với một số loại hình Yoga khác (ví dụ như thiền định) vào thời điểm nó mới xuất hiện.

Thiền sư Ấn Độ lần đầu tiên truyền bá Yoga tới các nước phương Tây vào thế kỷ 19 nhưng đã phải chịu sự ghẻ lạnh của mọi người đối với loại hình Hatha Yoga này. Hatha Yoga từ một loại hình luyện tập thể chất đường phố và chỉ mới thực sự được đưa vào giảng dạy chính thống vào cuối thế kỷ 19.

Tác dụng của Hatha Yoga

Ngoài việc giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn, Hatha Yoga còn mang lại sự thoải mái và khả năng trị liệu nhiều vấn đề của sức khỏe. Mặc dù đôi khi bộ môn này được dạy theo những cách chủ quan mà người ta mong muốn. Nhưng những lợi ích sức khỏe của nó là không thể phủ nhận, cho dù bạn sống ở đâu và làm gì. Hiện nay số lượng người tập Hatha Yoga đang tăng lên ngày một nhanh chóng. Điều này có thể đơn giản là bởi vì cộng đồng đang dần bắt đầu nhận ra chiều sâu và chiều hướng tích cực của nó tốt như thế nào cho cả tâm trí lẫn cơ thể. 

Thả lỏng, thư giãn tâm trí

Giống với hầu hết các hình thức Yoga khác, tâm trí bạn sẽ hoàn toàn được thả lỏng khi bạn tập luyện Hatha Yoga. Khi đó bạn sẽ không dễ dàng bị ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì từ thế giới bên ngoài. Bạn trở nên ý thức hơn về những thói quen suy nghĩ cũng như cách phản ứng với các tình huống. Qua đó bạn có thể đánh giá khách quan được những điều đó là đúng hay sai.

Tập luyện Hatha Yoga còn có thể giúp giảm lo lắng, lo âu hàng ngày và các triệu chứng trầm cảm. Tuy nhiên, nó lại có thể không hiệu quả đối với các tình trạng sức khỏe tâm thần mà đã được chẩn đoán lâm sàng. Các nghiên cứu về Yoga đã công bố rằng không tìm thấy các bằng chứng thuyết phục về việc nó hỗ trợ hiệu quả kiểm soát các triệu chứng rối loạn lo âu, trầm cảm hoặc PTSD.

Thức tỉnh tâm linh 

Bằng cách giải phóng năng lượng và cân bằng các khía cạnh đối nghịch trong con người, lợi ích của các bài tập Hatha Yoga chính là chúng được xây dựng rõ ràng và cụ thể. Khi nguồn năng lượng trong cơ thể được mở ra cũng chính là lúc sự đối lập năng lượng mặt trăng và năng lượng mặt trời được cân bằng. Lúc này bạn sẽ hoàn toàn được thức tỉnh tâm linh.

Hatha Yoga hiệu quả trong việc thả lỏng, thư giãn tâm trí
Hatha Yoga hiệu quả trong việc thả lỏng, thư giãn tâm trí

Trong một cuộc khảo sát về Yoga năm 2018 với 1.820 người trưởng thành trẻ tuổi tham gia, được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Dinh dưỡng Hành vi và Hoạt động Thể chất , thì những người tham gia tập Hatha Yoga đã có thêm động lực để tham gia vào các hình thức hoạt động khác nhau và ăn uống lành mạnh hơn.

Trị liệu sức khỏe

Các tư thế của Hatha Yoga có đặc trưng chung là sự nhẹ nhàng, giúp kéo giãn cột sống giúp làm giảm đau cổ mãn tính. 

Những tư thế Hatha Yoga như đảo ngược, uốn cong về phía trước và phía sau (sẽ được hướng dẫn ở nội dung bên dưới) sẽ giúp người tập Yoga giữ bình tĩnh và giảm tính trạng viêm xoang.

Các tư thế Hatha Yoga khác có thể làm giảm bớt sự lo lắng, bệnh hen suyễn, hội chứng ống cổ tay, mất ngủ hay đau thần kinh tọa và hàng loạt các vấn đề khác.

Hatha Yoga còn hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt và vô sinh.

Đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy Yoga rất có lợi cho bệnh viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp hay đau cơ xơ hóa. Trường Cao đẳng Bác sĩ Hoa Kỳ đã khuyến nghị sử dụng Hatha Yoga như một phương pháp không dùng thuốc để điều trị bệnh đau lưng. Một 2018 đánh giá của các nghiên cứu do Cơ quan nghiên cứu y tế và chất lượng thực hiện đã tìm thấy bằng chứng chúng minh Yoga cải thiện đau lưng thấp và chức năng xương khớp với lợi ích cả ngắn hạn và trung hạn.

Hatha Yoga có thể làm giảm các triệu chứng về thể chất và tâm lý của phụ nữ thời kỳ mãn kinh, theo đánh giá của NCCIH với trên hơn 1.300 người tham gia nghiên cứu.

Giúp giảm cân và giữ dáng

Theo đuổi bộ môn Hatha Yoga tuy không làm tiêu hao nhiều calo như các môn thể dục thể thao cường độ cao khác. Nhưng bạn vẫn có thể giảm cân khi luyện tập thường xuyên bộ môn này một cách. Lý do là bởi, Hatha Yoga sẽ tác động tới tâm trí, tâm hồn của người tập theo chiều hướng tích cực. Để bạn thức tỉnh lương tâm, chủ động theo đuổi một lối sống lành mạnh hơn, để giảm cân và cải thiện vóc dáng, khỏe đẹp từ sâu bên trong.

Giúp giảm cân và giữ dáng
Hatha Yoga hiệu quả trong việc giúp giảm cân và giữ dáng

Xây dựng một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Khi thực hiện các tư thế Hatha Yoga chính là bạn co bóp và kéo căng cơ bắp. Đồng thời cũng di chuyển các cơ quan xung quanh và ra vào các tư thế Yoga.

Điều này kích thích bạch huyết tăng sự thoát nước, rất tốt cho hệ thống bạch huyết này. Tăng khả năng chống lại các nhiễm trùng cơ hội, tiêu diệt được cả những tế bào ung thư nữa. Đồng thời giúp xử lý các chất thải độc hại của chức năng tế bào, từ đó góp phần làm cho hệ thống miễn dịch của chúng ta tốt hơn từ khi tập Hatha Yoga.

Giữ cho cột sống chắc khỏe

Chắc hẳn chúng ta đều biết rằng phần lớn tất các dây thần kinh chúng ta, đều được phân nhánh từ cột sống. Rồi sau đó đi tới các kết nối giữa các hệ cơ quan khác nhau với bộ não. Đủ để thấy tầm quan trọng ra sao của cột sống, nếu nó trở nên cứng, thiếu đi sự linh hoạt. Các cơ quan nội tạng sẽ trở nên suy yếu và phát sinh bệnh là điều khó tránh khỏi.

Việc duy trì luyện tập Hatha Yoga sẽ giúp cho bạn thay đổi điều này khi vừa làm cho cột sống chắc khỏe, linh hoạt. Còn giữ cho nó được dẻo dai, từ đó đảm bảo cho các dây thần kinh luôn luôn mạnh mẽ.

Các tư thế Hatha Yoga cho người mới bắt đầu

Bài tập Hatha Yoga bao gồm nhiều tư thế khác nhau, đặc biệt phù hợp với những người “chân ướt chân ráo’’ làm quen với bộ môn Yoga. Nếu bạn là người mới bắt đầu thì đừng bỏ qua các tư thế Hatha Yoga đơn giản và bổ ích dưới đây nhé.

Tư thế Hatha Yoga con thỏ

Tư thế con thỏ này được coi là một trong những bài tập Hatha Yoga cơ bản cho người mới bắt đầu. Bài tập này sẽ giúp bạn tăng cường và kéo giãn cột sống, giảm các triệu chứng bị cảm lạnh và viêm xoang, hỗ trợ hệ tiêu hóa, cân bằng và điều chỉnh lại sự trao đổi chất và canxi trong cơ thể, tăng cường hệ tuần hoàn máu cũng như sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng.

Tư thế Hatha Yoga con thỏ
Tư thế Hatha Yoga con thỏ

Tư thế Hatha Yoga con thỏ này đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc làm giảm độ căng bị dồn ở phần cổ, gáy trên và giúp luồng năng lượng, khí huyết được lưu thông. Lúc đầu, bạn có thể sẽ không thấy thoải mái khi tập vì bạn không quen với độ kéo giãn quá lâu ở phần sau gáy. Vậy nên, trong những lần tập đầu tiên, hãy thực hiện động tác thật chậm rãi thôi nhé!

Cách thực hiện tư thế con thỏ:

  • Thực hiện tư thế quỳ và khép kín hai đầu gối lại với nhau, gót chân duỗi thẳng và lòng bàn chân thì hướng lên trên.
  • Chống tay xuống, thu đầu về phía đầu gối và di chuyển trán đối diện với hai đầu gối của chân đồng thời thở ra bằng mũi.
  • Giữ cho phần cột sống cuộn tròn với thân và 2 tay duỗi thẳng ra sau như trong hình minh họa, bàn tay nắm lấy gót chân, giữ tay thẳng và thở ra thật nhiều bằng mũi.

Lưu ý: Với những người đang bị chấn thương ở vùng cổ, cột sống, ở đầu gối và vai, người bị đau đầu hay gặp các vấn đề về huyết áp không nên tập động tác Hatha Yoga này. 

Tư thế Hatha Yoga rắn hổ mang

Tư thế rắn hổ mang là một trong các tư thế Hatha Yoga giúp bạn củng cố cột sống, đồng thời kéo căng cơ bụng, cổ họng cũng như phổi. Đây là một bài tập lý tưởng cho người mới bắt đầu nhằm kích thích toàn bộ cả cơ thể và tâm trí.

Tư thế Hatha Yoga rắn hổ mang
Tư thế Hatha Yoga rắn hổ mang

Cách thực hiện tư thế Hatha Yoga rắn hổ mang:

  • Thực hiện tư thế nằm úp, tiếp đó hai bàn tay úp xuống để dưới 2 vai và thả lỏng các cơ.
  • Bắt đầu hít vào và dùng 2 bàn tay chống xuống sàn để đẩy cơ thể về tư thế lưng uốn cong, 2 vai đẩy ra phía sau, kéo căng phần cơ bụng bằng cách hóp bụng.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vòng 8 giây với 4 – 5 nhịp thở bình thường rồi dần dần trở về tư thế ban đầu để nghỉ ngơi.

Tư thế Hatha Yoga con cá

Tư thế con cá sẽ giúp bạn giải phóng sự căng thẳng, giúp cho khoang ngực mở ra và cải thiện việc thở sâu của bạn.

Tư thế Hatha Yoga con cá
Tư thế Hatha Yoga con cá

Cách thực hiện tư thế Hatha Yoga con cá:

  • Nằm ngửa và thật thả lỏng toàn bộ cơ thể.
  • Đặt 2 tay dưới hông, úp lòng bàn tay xuống và khuỷu tay hơi hướng ra ngoài.
  • Hai chân duỗi thật là thẳng, nâng cao ngực lên tới mức có thể, đầu chống xuống thảm và lưu ý giữ cổ cứng.
  • Giữ tư thế đến khi bạn cảm thấy thoải mái và phải giữ một nhịp thở thật đều và nhịp nhàng.
  • Thở ra đồng thời thả lỏng cơ thể, từ từ nâng đầu lên rồi sẽ hạ ngực xuống thảm sau đó nằm mở chân và thư giãn.

Tư thế Hatha Yoga con lạc đà

Với tư thế hình con lạc đà này, bạn sẽ có thể dễ dàng loại bỏ hoàn toàn các căng thẳng và đau lưng, giúp ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm và những vấn đề nghiêm trọng về cột sống, hệ tiêu hóa. Khi thực hiện tư thế này, điều quan trọng nhất là bạn cần uốn cong người từ từ về phía sau để bàn tay mình có thể chạm được tới lòng bàn chân. Tư thế Hatha Yoga này tương đối khó, nên nếu bạn là người mới luyện tập thì cần tập thật chậm, nếu tập sai sẽ có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến vùng cột sống lưng.

Tư thế Hatha Yoga con lạc đà
Tư thế Hatha Yoga con lạc đà

Cách thực hiện tư thế Hatha Yoga con lạc đà:

  • Ngồi lên chân và tay đặt lên đùi, sau đó đứng dậy bằng đầu gối, tay cạnh hông.
  • Đảm bảo rằng đầu gối được mở rộng bằng vai, mu bàn chân chạm sàn.
  • Hít vào, uốn lưng cong về phía sau, dần dần kéo căng cơ bụng.
  • Nhẹ nhàng lấy tay nắm lấy mũi chân và giữ thẳng tay.
  • Giữ cho cổ bạn hướng lên trên, không được nghiêng sang trái hay phải.
  • Giữ tư thế này trong khoảng 30 – 60 giây trước khi bạn thực hiện thả lỏng để tập các tư thế tiếp theo.

Tư thế Hatha Yoga hoa sen

Đây là một tư thế rất phổ biến trong số những động tác cơ bản nhất của loại hình Hatha Yoga. Với tư thế này, bạn hoàn toàn sẽ cảm thấy được sự nhẹ nhõm và thư giãn nhất, là một tư thế lý tưởng dành cho những bài tập thở và kỹ thuật của thiền. Lợi ích của tư thế này đó chính là giúp giảm khó chịu cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, giúp phụ nữ mang thai dễ sinh đẻ hơn, thư giãn trí tuệ, kiểm soát huyết áp và cải thiện hệ tiêu hóa hay giảm căng cơ.

Tư thế Hatha Yoga hoa sen
Tư thế Hatha Yoga hoa sen

Cách thực hiện tư thế Hatha Yoga hoa sen:

  • Ngồi thẳng lưng, 2 chân duỗi ra.
  • Nhẹ nhàng gập đầu gối lại, dùng tay đặt chân phải lên đùi trái và làm tương tự với chân trái, gót chân đặt sát với bụng của bạn.
  • Khi cả 2 chân đã được bắt chéo và bàn chân bạn có thể cảm thấy thoải mái khi đặt trên đùi, đặt tay bạn lên đùi, bạn có thể thủ ấn.
  • Hãy luôn nhớ rằng giữ cho đầu và cột sống thật thẳng, không được khom lưng.
  • Thở sâu và nhẹ nhàng, giữ tư thế trong khoảng tầm vài phút sau đó thả lỏng cơ thể.
  • Lặp lại tư thế vài lần và đổi chân.

Lưu ý: Với những người đang có vấn đề về khớp gối thì không nên tập tư thế này. 

Một số điều cần phải lưu ý khi tập Hatha Yoga

  • Nên luyện tập các tư thế Hatha Yoga ở nơi có nền bằng phẳng rộng rãi, tránh tập luyện ở trên giường hay nệm cao su. Nếu tập dưới nền nhà thì khi tập bạn nên sử dụng thảm Yoga trải bên dưới để tránh trơn trượt, gây chấn thương. 
  • Nên tập khi bụng đói hoặc cách bữa ăn ít nhất 3 tiếng và 30 phút sau khi uống nước, trong khi luyện tập bạn không nên uống nước.
  • Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt không nên luyện tập các tư thế các Hatha Yoga khó, có cường độ cao. Phụ nữ mang thai chỉ nên tập luyện từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi và chỉ nên tập những bài tập thật nhẹ nhàng.
  • Trong khi tập, cần thật tập trung tư tưởng, tránh bị xao lãng, phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài.
  • Trong quá trình luyện tập, hãy hít thở đều bằng mũi.
  • Sau mỗi lần thực hiện các bài tập Hatha Yoga, bạn nên nằm nghỉ ngơi ít từ 5 đến 10 phút, sau đó có thể uống một ly nước lọc hoặc sữa để lấy lại năng lượng.

Bài viết trên là những thông tin cơ bản về bộ môn Hatha Yoga, giúp trả lời cho câu hỏi Hatha Yoga là gì? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu một bộ môn để cải thiện sức khỏe và vóc dáng thì Hatha Yoga chính là một bộ môn đáng để bạn lựa chọn trải nghiệm. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *