Chính kiến là gì? Thế nào là người có chính kiến riêng

Trong cuộc sống mỗi người cần phải có những quan điểm, ý kiến cá nhân rõ ràng. Đây là chìa khóa giúp bạn tìm được hướng đi cho mình và có những lựa chọn hợp lý nhất. Cụ thể chính kiến là gì, thế nào là người có chính kiến mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây! 

Chính kiến nghĩa là gì?

Định nghĩa về chính kiến

Chính kiến là những suy nghĩ, ý kiến, quan điểm cá nhân về vấn đề nào đó. Những quan điểm này không chỉ dựa trên tri thức cá nhân, mà còn phụ thuộc vào tư duy, tính cách, giá trị, cũng như trải nghiệm của các cá nhân. 

Chính kiến là có quan điểm, ý kiến cá nhân trước vấn đề nào đó
Chính kiến là có quan điểm, ý kiến cá nhân trước vấn đề nào đó

Chính kiến phản ánh tư tưởng phong phú trong xã hội, chúng là sức mạnh để con người vượt qua thách thức, định hình cuộc sống, xây dựng tương lai. Những người có chính kiến luôn có lập trường bền vững, nhất quán trong suy nghĩ, lời nói, hành động. Họ sẽ không bị tác động bởi ngoại cảnh, luôn sống theo giá trị, quan điểm họ tin tưởng và không dễ dàng thay đổi chúng chỉ vì áp lực từ xã hội. 

Tuy nhiên thay vì bảo thủ và chăm chăm bảo vệ quan điểm của mình, họ còn là người biết cách lắng nghe, đánh giá khách quan những quan điểm khác nhau nếu như những quan điểm đó đủ thuyết phục và logic. 

Không có chính kiến là gì?

Trái ngược với người có chính kiến là người không có chính kiến. Vậy người không có chính kiến là gì? Người thiếu chính kiến là kiểu người không định hình, duy trì được quan điểm, ý kiến cá nhân rõ ràng về các vấn đề. Họ thường dễ bị lệ thuộc bởi những ý kiến của người khác, không tự tin cho mọi quyết định và cũng không có định hướng rõ ràng.

Không có chính kiến thường bị lệ thuộc bởi ý kiến của người khác
Không có chính kiến thường bị lệ thuộc bởi ý kiến của người khác

Những người này thường không dám đứng ra để thể hiện ý kiến riêng của mình trước những người khác. Bởi họ sợ việc phải đối diện với những phản ứng tiêu cực như tranh cãi, phản đối, chỉ trích của những người xung quanh. 

Việc không có chính kiến riêng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin sai lệch, tin đồn và quan điểm không có căn cứ. Từ đó dẫn tới việc mất khả năng phân biệt được đúng sai, dẫn đến những quan điểm không đúng đắn.

Ý nghĩa của việc có chính kiến trong cuộc sống

Chính kiến giúp con người đưa ra được quan điểm, ý kiến sâu sắc trước các vấn đề ở trong cuộc sống. Từ đó thể hiện rõ được giá trị đạo đức, cũng như thư duy của bản thân. 

Chính điều này tạo nên các đức tính quan trọng khác của một con người đó là lòng kiên nhẫn và sự dũng cảm bảo vệ ý kiến của mình ngay cả khi phải đối diện với tranh cãi hay phản đối. 

Chính kiến giúp con người có cái nhìn sáng suốt trước các vấn đề
Chính kiến giúp con người có cái nhìn sáng suốt trước các vấn đề

Ngoài ra, chính kiến còn giúp con người có cái nhìn toàn diện, sáng suốt trước những tình huống khác nhau. Từ đó để phân biệt được đúng sai, cũng như có những quyết định thông minh trong các tình huống của cuộc sống. Những người có chính kiến luôn nhận được sự tin tưởng yêu quý của mọi người xung quanh. Đặc biệt những người có chính kiến là các cá nhân có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội.

Xem thêm: Tự tin là gì? Người tự tin là người như thế nào? Biểu hiện, ý nghĩa

Những đặc điểm của người có chính kiến

Để nhận biết được ai là người có chính kiến chúng ta có thể quan sát hành động của họ và nhận diện theo những đặc điểm sau đây: 

  • Là người luôn kiên định với ý kiến, lập trường của bản thân, luôn giữ cho mình một cái đầu tỉnh táo, hạn chế nghĩ đến việc bị người khác bàn tán thế nào về mình.
  • Mạnh dạn phát biểu, đưa ra những quan điểm, suy nghĩ cá nhân về các khía cạnh khác nhau của vấn đề.
  • Không dễ bị dao động bởi lời nói, hành động của người khác, luôn giữ vững quan điểm, mục tiêu của bản thân.
  • Luôn chuẩn bị, suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra mọi quyết định để có thể tự tin vào chính kiến của bản thân.
Đặc điểm thường thấy của người có chính kiến
Đặc điểm thường thấy của người có chính kiến
  • Không bảo thủ, ấu trĩ, họ biết nghe ý kiến từ mọi người xung quanh. Biết lắng nghe có chọn lọc và dùng trí tuệ để phân rõ phải – trái để có sự điều chỉnh quan điểm sao cho phù hợp.
  • Đây là kiểu người không dễ bị dao động hay bị chi phối bởi những áp lực hay yếu tố khách quan như những lời gièm pha, tư duy số đông,… 

Lý do con người cần phải có chính kiến cá nhân?

Việc mỗi người cần có cho mình chính kiến cá nhân là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong việc phát triển nhân cách bởi: 

  • Chính kiến giúp con người có thể đến gần hơn với ước mơ, hoài bão của mình. Đồng thời luôn giữ được một thái độ bình tĩnh trước sự thay đổi của hoàn cảnh mà không bị lung lay bởi những bình luận trái chiều của mọi người. 
  • Những người có chính kiến sẽ luôn quyết đoán, tự tin, bản lĩnh trong tư duy và cuộc sống. Họ là người có trí tuệ và tư duy phản biện nên có thể dễ dàng đạt được thành công ở trong cuộc sống và thường có nhiều đóng góp lớn cho xã hội. 
  • Chính kiến là yếu tố tạo nên sự sáng tạo, bản lĩnh và khác biệt, là yếu tố cần thiết của một người lãnh đạo.
  • Kiểu người này có thể dễ đạt được thành công vì họ dám nghĩ, dám làm mà không bị các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến quyết tâm của bản thân hay đi chệch đi hướng ban đầu.
Chính kiến là yếu tố quan trọng để tạo dựng nên thành công
Chính kiến là yếu tố quan trọng để tạo dựng nên thành công
  • Trước mỗi sự vật, sự việc mỗi người sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau, nên việc có chính kiến là điều hết sức quan trọng. Bạn sẽ khó đạt được mục tiêu nếu như bị hoàn cảnh chi phối hay mải mê chạy theo ý kiến đánh giá chủ quan của người khác.
  • Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bỏ qua mọi đóng góp của người khác, mà cần phải có cái nhìn cẩn thận, tiếp thu có chọn lọc để không đánh mất đi khả năng đánh giá của mình trước một vấn đề.

Xem thêm: Sĩ diện là gì? Sĩ diện tốt hay xấu? Cách bỏ tính sĩ diện

Làm sao để trở thành người có chính kiến?

Để có thể trở thành được một người có chính kiến bạn cần phải mất thời gian rèn luyện, cụ thể như: 

  • Xác định được giới hạn bản thân, đâu là những nguyên tắc không thể bị thay đổi. Tuyệt đối không để người khác xâm phạm vào giới hạn này giới hạn này.
  • Tự chịu trách nhiệm cho những vấn đề của bản thân, nếu muốn thay đổi số phận hãy hành động, không nên chờ đợi vào người khác, mà bạn cần tự mình thực hiện.
Để rèn luyện chính kiến bạn cần biết tự chịu trách nhiệm với mọi thứ mình làm
Để rèn luyện chính kiến bạn cần biết tự chịu trách nhiệm với mọi thứ mình làm
  • Thể hiện ý kiến, quan điểm và lập trường của bản thân. Không trông đợi việc người khác đọc được suy nghĩ của mình, bạn phải lên tiếng mới bảo vệ được ý kiến của mình.
  • Hãy biết kiểm soát, chịu trách nhiệm về hành vi, cảm xúc của mình. 
  • Đối diện trước những lời nói, hành động của bản thân cho dù là tốt xấu. Điều này giúp bạn học hỏi được nhiều điều từ sai lầm và thất bại.
  • Không cố gắng thuyết phục người khác đồng ý với lập trường của mình hay tìm kiếm sự chấp thuận từ họ. Tin tưởng vào chính mình mà không cần ngoan cố chứng minh bất cứ điều gì cho người khác.
  • Rèn luyện tư duy quyết đoán, tự tin trong việc thể hiện ý kiến của bản thân. 
Luôn quyết đoán, tự tin trước mọi quyết định
Luôn quyết đoán, tự tin trước mọi quyết định
  • Học cách từ chối, khước từ đề nghị của người khác nếu chúng mâu thuẫn với giới hạn cá nhân bạn đặt ra. Bạn hãy từ chối với thái độ nhẹ nhàng, từ tốn. 
  • Đơn giản, thẳng thắn nêu quan điểm, ý kiến của bản thân mà không cần giải thích lý do dài dòng.
  • Không nên chỉ trích hay gây áp lực cho người khác, hãy nêu lên cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách chân thành. 
  • Hãy tự tin khi thể hiện quan điểm, lập trường của mình. 
  • Luôn kiên trì để xây dựng lập trường vững chắc, luôn tự chủ trong mọi tình huống.
  • Nếu ai đó không đồng ý hay phản đối những quan điểm của bạn hãy chấp nhận, không nên tức giận. Bạn nên lắng nghe người khác một cách cởi mở điểm cởi mở để có những phản ứng lịch sự, hoà nhã hơn. Nếu mâu thuẫn quá lớn bạn có thể ngừng tiếp xúc hoặc tương tác với người đó. 

Chứng kiến hay chính kiến đúng chính tả? Cách phân biệt

Có thể thấy sự nhầm lẫn giữa chính kiến và chứng kiến khá phổ biến bởi chúng có cách đọc và viết tương đồng nhau. Với cả 2 từ này thì đều được viết đúng chính tả, nhưng mỗi từ lại mang một nghĩa khác nhau, cụ thể như sau: 

  • Chính kiến: Là luận điểm, ý kiến của bản thân về vấn đề nào đó trong xã hội. Trong nhiều luận điểm, ý kiến xung quanh bạn cần có chính kiến riêng, quan điểm riêng.
Sự khác nhau cơ bản giữa chính kiến và chứng kiến
Sự khác nhau cơ bản giữa chính kiến và chứng kiến
  • Chứng kiến: Đây là động từ chỉ quá trình trực tiếp quan sát tình huống, vấn đề nào đó nơi vừa xảy ra trong cuộc sống. Nói một cách dễ hiểu thì chứng kiến là nhìn thấy một sự vật nào đó xảy ra bằng mắt thường.

Với những chia sẻ chi tiết trên đây chúng tôi đã cho bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về chính kiến là gì, cũng như quá trình từng bước để có thể trở thành người có chính kiến. Hãy sống có quan điểm, lập trường vững vàng để giúp mỗi quyết định bạn đưa ra đều đảm bảo đúng đắn!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *