Cấu tạo và tính chất của cơ là gì? Ý nghĩa của hoạt động co cơ

Cơ là mô mềm có ở hầu hết các loài động vật, có chức năng nhằm để tạo ra lực và chuyển động. Cùng tìm hiểu cấu tạo và tính chất của cơ, cũng như ý nghĩa của hoạt động co cơ ngay bài viết sau đây.

Cơ là gì?

Cơ là các mô mềm có ở hầu hết các loài động vật. Tế bào cơ có các sợi protein actin và myosin trượt lên nhau giúp tạo độ co giãn, làm thay đổi chiều dài, hình dạng tế bào cơ. 

Cơ có chức năng tạo ra lực và chuyển động, chủ yếu nhằm để duy trì, thay đổi tư thế và các hoạt động của cơ quan nội tạng như sự co bóp của tim và di chuyển thức ăn trong ruột.

Chức năng chính của cơ là tạo ra lực và chuyển động, bên cạnh đó cơ bắp còn chịu trách nhiệm giúp duy trì, thay đổi các tư thế, khả năng vận động, chuyển động các cơ quan nội tạng.

Tìm hiểu về cơ
Tìm hiểu về cơ

Nếu như không có cơ sinh học, con người sẽ không thể sống được. Có tới hơn 700 cơ khác nhau, mỗi cơ có hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn sợi cơ nhỏ. Mỗi sợi cơ dài có khoảng 40mm được điều khiển bởi một dây thần kinh. Sức mạnh của cơ được phụ thuộc vào số lượng các sợi cơ hiện có. 

Cấu tạo và tính chất của cơ

Cấu tạo của cơ

Theo bài 9: cấu tạo và tính chất của cơ, cơ có cấu tạo như sau: Con người và động vật có xương sống khác có 3 loại cơ chính gồm: cơ xương (cơ vân), cơ trơn và cơ tim.

  • Cơ xương (cơ vân): Đây là loại cơ được kết nối với xương thông qua gân, có nhiệm vụ giúp tạo ra các chuyển động của cơ thể. Có tới hơn 600 loại cơ xương, chiếm 40% trọng lượng cơ thể (nam 42% và nữ 36%).
  • Cơ tim: Là cơ không tự chủ với cấu trúc giống như cơ xương, chỉ được tìm thấy ở tim. Cơ này giúp tạo ra màng chắn ở tim, giúp nhịp đập ổn định, nhịp nhàng để bơm máu đi khắp cơ thể. Cơ tim còn tạo các xung điện nhằm giúp co bóp tim, kích thích nếu có yếu tố xung động, ví dụ nhịp tim tăng khi sợ hãi.
  • Cơ trơn: Đây là cơ không tự chủ, tìm thấy ở thành của một số cơ quan như dạ dày, thực quản, phế quản, tử cung, ruột, niệu đạo, bằng quang, mạch máu và da. Cơ trơn có thể đáp ứng với các xung động và kích thích thần kinh.

Cấu tạo bắp cơ và tế bào cơ

Bắp cơ bao gồm có nhiều bó cơ, mỗi bó có nhiều sợi cơ (tế bào cơ) được bọc trong màng liên kết. Hai đầu bắp cơ có gân được bám vào các xương ở khớp. Còn phần giữa phình to chính là phần bụng cơ.

Cấu tạo bắp cơ, tế bào cơ
Cấu tạo bắp cơ, tế bào cơ

Các sợi cơ gồm có nhiều tơ cơ, tơ cơ bao gồm 2 loại là tơ cơ dày và tơ cơ mảnh được xếp song song, xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất. Phần tơ cơ giữa 2 tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (tiết cơ).

Xem thêm: Đặc điểm cấu tạo, thành phần hoá học của xương sinh học 8

Tính chất của cơ

Cơ có những tính chất cơ bản như sau: 

  • Cơ có tính chất co dãn
  • Cơ co theo nhịp, bao gồm 3 pha: pha tiềm tàng, pha co, pha dãn
  • Khi cơ co, tơ cơ mảnh sẽ xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày, từ đó khiến cho tế bào cơ co ngắn lại, làm cho bắp cơ phình to lên.
  • Cơ chịu ảnh hưởng bởi hệ thần kinh. 

Ý nghĩa của hoạt động co cơ

Co cơ là hiện tượng các cơ ở trong cơ thể co hoặc giãn bởi các tác động khác nhau của những dạng năng lượng sinh hóa cơ học trong cơ thể con người hay động vật. Quá trình co cơ liên quan mật thiết đến việc tìm hiểu nguyên lý vận động hệ thống cơ của các đối tượng động vật, con người.

Vậy ta có thể thấy hoạt động co cơ có ý nghĩa như sau: 

  • Giúp cơ thể di chuyển, vận động, từ đó mà con người có thể lao động.
  • Cơ co giúp xương cử động, giúp cơ thể có thể di chuyển, vận động, lao động
  • Ở trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ.
Ý nghĩa của hoạt động co cơ
Ý nghĩa của hoạt động co cơ

Xem thêm: Mô là gì sinh 8? Trong cơ thể người có mấy loại mô chính

Hoạt động của cơ như thế nào?

Trước hết, tín hiệu được truyền từ hệ thần kinh trung ương xuống các dây thần kinh ngoại biên để đến vùng tiếp xúc giữa thần kinh và cơ là synap thần kinh cơ. Chất dẫn truyền thần kinh được tiết ra tại đây: 

  • Chất dẫn truyền thần kinh vượt qua khoảng synap, sau đó được liên kết với một protein trên màng tế bào cơ -> tạo ra điện thế hoạt động trong tế bào cơ.
  • Điện thế hoạt động lan rộng dọc theo tế bào cơ -> đi vào tế bào cơ thông qua ống T. Các điện thế hoạt động nhằm mở cửa các kênh canxi của cơ.
  • Các ion canxi chảy vào tế bào chất -> liên kết với các phân tử troponin-tropomyosin -> các sợi actin, troponin thay đổi hình dạng và trượt tropomyosin ra khỏi rãnh, làm lộ vị trí gắn actin-myosin.
  • Myosin tương tác với actin giúp cơ tạo ra lực và rút ngắn lại.
  • Sau khi các điện thế hoạt động đã qua, cửa canxi được đóng lại, bơm canxi nằm trên lưới nội sẽ đảm nhiệm vai trò loại bỏ canxi từ tế bào chất.
  • Canxi khi được bơm lại vào lưới nội bào, các ion canxi đi ra khỏi troponin, vì thế troponin trở lại hình dạng bình thường, cho phép tropomyosin phủ lên các vị trí liên kết actin-myosin trên sợi actin.
  • Bởi không có sự liên kết nên không hình thành được nên cầu nối chéo, vì thế giúp cho cơ giãn ra.

Sự co cơ quy định bởi mật độ ion canxi trong tế bào chất. Ở trong cơ xương, các ion canxi được hoạt động bằng cách tác động vào những sợi actin. Sau đó di chuyển phức hợp troponin-tropomyosin khỏi vùng liên kết, chúng cho phép actin và myosin tương tác với nhau, từ đó giúp tạo ra sự co cơ.

Chức năng chính của cơ

Cơ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các chức năng của cơ thể. Các loại cơ khác nhau đều đảm nhiệm vai trò riêng, cụ thể:

  • Tính di động: Cơ xương có vai trò đối với chuyển động của cơ thể. Cơ xương co giật nhanh tạo nên chuyển động ngắn về tốc độ và sức mạnh. Còn khi cơ xương co giật chậm sẽ tạo ra các chuyển động dài.
Chức năng của cơ
Chức năng của cơ
  • Tạo tính ổn định cho cơ thể: Cơ xương giúp bảo vệ cột sống, giúp cho cơ thể ổn định. Các nhóm cơ này gồm: cơ lưng, cơ bụng, cơ xương chậu. Nhóm cơ càng khỏe thì cơ thể sẽ càng ổn định.
  • Quyết định tư thế: Cơ xương kiểm soát tư thế và sự linh hoạt của cơ thể. Nếu như cơ cổ, lưng hay hông bị yếu thì sẽ gây ra tình trạng đau khớp, viêm khớp, mất đi tính liên kết trong cơ thể. 
  • Lưu thông máu: Cơ trơn và cơ tim giúp tim đập, cũng như hỗ trợ lưu thông máu đi đến khắp mọi nơi trên cơ thể.
  • Hô hấp: Cơ hoành là cơ chính hoạt động nhằm giúp tạo nên hơi thở bình thường thường. Trong các hoạt động như tập thể dục, những cơ phụ như: cơ bụng, cổ và lưng để hỗ trợ nhằm giúp tạo ra được các hơi thở bình thường.
  • Tiêu hóa: Cơ trơn trong đường tiêu hóa được tạo qua quá trình tiêu hóa thức ăn. Những cơ này bao gồm: cơ miệng, thực quản, bụng, ruột, trực tràng và hậu môn.
  • Tiểu tiện: Cơ xương và cơ trơn giúp tạo nên hệ thống tiết niệu, gồm thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo, dương vật, âm đạo, tuyến tiền liệt. Các cơ quan này hoạt động để nhằm giải phóng nước tiểu và sau đó co lại. Những ơ này thư giãn thì cơ thể có thể nhịn tiểu.
  • Quan sát: Hốc mắt tạo thành bởi 6 cơ xương nhằm hỗ trợ cho sự cử động của mắt. Cơ ở bên trong mắt được tạo thành bởi cơ trơn, các cơ này cùng nhau hoạt động nhằm tạo ra tầm nhìn. Khi các cơ này bị hỏng hay suy giảm chức năng sẽ khiến cho tầm nhìn bị hỏng.
  • Sinh con: Cơ trơn có trong tử cung, chúng sẽ phát triển và căng ra nếu như mang thai. Khi chuyển dạ, cơ trơn sẽ co lại và giãn ra nhằm đẩy em bé qua đường âm đạo.

Các vấn đề thường gặp ở cơ

Mỏi cơ, căng cơ, chuột rút cơ,.. là những tình trạng thường hay gặp ở cơ, nếu bạn đang băn khoăn không biết nguyên nhân của sự mỏi cơ, cũng như các vấn đề nào thường gặp phải ở cơ là gì thì hãy tham khảo một số vấn đề cơ bản sau đây:

  • Chuột rút cơ bắp xảy ra khi mất nước.
Chuột rút là vấn đề thường gặp của cơ
Chuột rút là vấn đề thường gặp của cơ
  • Yếu cơ do 1 số vấn đề ở hệ thống thần kinh khiến thông tin từ não không truyền đến cơ hiệu quả. Các bệnh lý thần kinh vận động có thể gây yếu cơ như bệnh nhược cơ, bệnh đa xơ cứng.
  • Bất thường cơ bẩm sinh, đây là tình trạng một người sinh ra với nhóm các cơ không được phát triển đúng cách.
  • Căng cơ là tình trạng các cơ bắp bị kéo giãn quá mức, trường hợp nặng sẽ có thể dẫn đến rách cơ. Vấn đề này khiến cơ liên quan bị căng cứng, không có khả năng để thư giãn, khiến người bệnh khó khăn khi cử động. Cơ thể có thể bị căng cơ phổ biến ở tay, chân, cổ vai. Căng cơ thường xuất hiện sau khi tập thể chất, tập luyện thể thao hay mang vác vật nặng sai tư thế.
  • Bệnh đau cơ thường hết sau một thời gian ngắn, có trường hợp bệnh sẽ tồn tại lâu. Đau cơ có thể gặp ở bắp chân, đau cơ bắp tay, đau bắp chân, đau cơ đùi, cổ, lưng, tay.

Xem thêm: Tế bào là gì lớp 8? Cấu tạo và chức năng của tế bào

Biện pháp thực hiện sơ cứu chấn thương cơ

Để giảm các triệu chứng chấn thương cơ, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp chống mỏi cơ, cũng như các phương pháp sơ cứu như sau:

  • Nghỉ ngơi, dừng các hoạt động tập thể chất, tránh khiến cho tổn thương tiến triển nặng hơn.
Cách sơ cứu chấn thương ở cơ
Cách sơ cứu chấn thương ở cơ
  • Thực hiện chườm đá trong 20 phút mỗi lần, mỗi lần sẽ từ 3 – 4 lần để giúp giảm tình trạng sưng cơ. Chú ý thời gian chườm đá từ khoảng 15 – 20 phút, mỗi lần cách nhau 60 phút, tiến hành trong 1 – 3 ngày.
  • Người bị thương có thể dùng băng thun, băng vải y tế để quấn quanh vùng cơ bị căng. Chú ý không nên quấn quá chặt, bởi chúng sẽ làm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
  • Nên đặt vùng cơ tổn thương cao hơn tim để nhằm giúp làm giảm tình trạng sưng, đau, viêm cơ hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, NSAIDS, thuốc làm tăng serotonin và norepinephrine dùng ở liều thấp.
  • Sử dụng liệu pháp mát xa, thư giãn vùng cơ thể bị đau, chườm đá nhằm làm giảm đau hiệu quả.

Những thông tin trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc có thể hiểu được ý nghĩa của hoạt động co cơ là như thế nào cũng như những điều cần biết về cơ. Đừng quên nhấn theo dõi chúng tôi để luôn cập nhật những thông tin hữu ích nhất!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *