Mô là gì sinh 8? Trong cơ thể người có mấy loại mô chính

Chương trình sinh học lớp 8 có rất nhiều kiến thức quan trọng và hữu ích. Trong đó nội dung về mô và sự hình thành, chức năng của mô trong cơ thể là nội dung khá khó. Vậy bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mô là gì, cũng như các loại mô chính trong cơ thể người. 

Mô là gì sinh 8

Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, sở hữu đặc điểm cấu trúc giống nhau, nhằm thực hiện các chức năng nhất định. Cơ thể con người, cũng như động vật là một hệ thống nhất, toàn vẹn. Cơ thể được chia thành nhiều mức độ tổ chức khác nhau với mức độ lớn là cơ thể, sau đó đến các hệ thống cơ quan, mô, tế bào và phân tử. 

Tìm hiểu khái niệm về mô
Tìm hiểu khái niệm về mô

Tế bào là đơn vị sống cơ bản nhất nhằm hình thành, cấu tạo và chức năng của mọi cơ thể sống. Cơ thể đa bào hiếm khi chỉ có duy nhất một tế bào đơn độc để thực hiện chức năng nào đó. Thông thường sẽ là 1 tập hợp một tập hợp tế bào để có thể cùng nhau thực hiện chức năng của cơ thể, đó là mô.

Trong cơ thể người có mấy loại mô chính? Chức năng của các loại mô

Các loại mô trong cơ thể người hiện nay có 4 loại chính như sau:

Mô biểu bì

Mô biểu bì bao gồm các tế bào được xếp rất sát với nhau, được phủ ngoài cơ thể như da, hoặc lót trong các cơ quan rỗng như ống hệ tiêu hóa, dạ con, ở bóng đái,.. vối chức năng nhằm để bảo vệ, hấp thụ và tiết chất thải. 

Mô biểu bì có chức năng gì? Bô biểu bì sẽ tiết ra những chất cần thiết hoặc lấy đi những chất không tốt, để nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể của bạn

Mô cơ

Mô cơ có chức năng co giãn và tạo nên sự vận động 
Mô cơ có chức năng co giãn và tạo nên sự vận động

Loại mô này đặc biệt hơn một chút là chúng có chức năng nhằm để co giãn tạo nên sự vận động. Theo đó, có 3 loại mô cơ bao gồm: mô cơ vân, mô cơ trơn, mô cơ tim:

  • Mô cơ vân: nhờ kích thích của hệ thần kinh mà các sợi cơ sẽ co lại hay phình to ra, giúp cho cơ thể cử động. 
  • Mô cơ trơn: Cơ trơn giúp cấu tạo nên thành mạch máu, các nội quan, cũng như chế độ cử động ngoài ý muốn của con người. 
  • Mô cơ tim: Phân bố chỉ ở tim và có cấu tạo tương tự như cơ vân. Cơ chế tham gia vào cấu tạo và hoạt động co bóp của tim, vì thế hoạt động giống cơ trơn, ngoài ý muốn của con người. 

Mô liên kết

Loại mô này có mặt ở hầu hết các loại mô với nhiệm vụ nhằm để liên kết các mô lại với nhau. Theo đó ta có các loại mô liên kết sau đây:

  • Mô liên kết dinh dưỡng: Bao gồm máu, bạch huyết với chức năng chính nhằm giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng để đi nuôi cơ thể. Điều này giúp ta trả lời được cho câu hỏi máu thuộc loại mô gì.
  • Mô liên kết đệm cơ học: gồm có mô sợi, sụn, xương. Mô sợi là dạng mô có ở hầu hết các cơ quan. Chức năng của mô là đệm cơ học, đồng thời giúp chuyển dẫn các chất dinh dưỡng. 

Bên cạnh đó còn có mô liên kết dạng sợi, chúng đảm nhiệm chức năng giúp vận chuyển dinh dưỡng và chức năng cơ học.

Mô liên kết là loại mô có mặt ở hầu hết các loại mô hiện nay 
Mô liên kết là loại mô có mặt ở hầu hết các loại mô hiện nay

Mô thần kinh

Mô thần kinh gồm có các tế bào thần kinh được gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm. Mô thần kinh có chức năng giúp tiếp nhận kích thích từ môi trường, xử lý thông tin, điều hòa cho hoạt động cơ quan nhằm giúp đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, cũng như sự thích ứng với môi trường.

Phân biệt điểm giống và khác nhau của các loại mô

So sánh giữa mô biểu bì và mô liên kết

Điểm giống:

Cả mô biểu bì và mô liên kết đều là tập hợp các tế bào chuyên hóa với cấu tạo như nhau, nhằm thực hiện một chức năng chuyển hóa tương tự với nhau.

Điểm khác:

Tiêu chí Mô biểu bì Mô liên kết
Vị trí Bao bọc ở phần mặt ngoài cơ thể như: da hay lót mặt trong của những cơ quan rỗng như: ruột, mạch máu, dạ con,… Giúp kết nối các cơ quan hay cấu tạo mô mỡ, mô máu, mô sụn, mô xương.
Sắp xếp Tế bào được sắp xếp khít nhau ở trong mô Các tế bào được nằm rải rác và cách rời nhau
Chức năng Giúp bảo vệ, che chở cho cơ thể và các cơ quan Nhằm ổn định vị trí của các cơ quan (mô sợi), dinh dưỡng (mô mỡ, mô máu) hay giúp bảo vệ và chống đỡ cơ thể (sụn, mô xương).

So sánh mô cơ và mô thần kinh

Điểm giống nhau: Đều là hai loại mô động vật, được tạo thành từ các tế bào. Cả 2 loại mô này đều có mặt trên khắp cơ thể.

Khác nhau: 

  • Mô cơ: là mô mà động vật dùng để co lại
  • Mô thần kinh chuyên dùng để giao tiếp.

Với những thông tin chi tiết trên đây mà chúng tôi mang tới đã giúp bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi mô là gì, cũng như các loại mô trong cơ thể người. Đừng quên theo dõi chúng tôi để luôn cập nhật cho mình những thông tin cực hữu ích trong cuộc sống nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *