Burn out là thuật ngữ được dùng để miêu tả trạng thái kiệt sức, căng thẳng thường xảy ra trong môi trường công sở. Tình trạng này khiến cho năng suất lao động bị suy giảm một cách rõ rệt. Vậy burn out là gì, dấu hiệu cũng như cách cải thiện hội chứng này như thế nào, chúng ta cùng làm rõ trong bài viết sau đây!
Bị burn out là gì? Nguyên nhân dẫn đến hội chứng burnout?
Khái niệm
Burnout nhằm để chỉ trạng thái thể chất, tinh thần bị kiệt quệ, chúng diễn ra khi bạn cảm thấy vô cảm, mất động lực khi đi làm. Tình trạng này nếu như kéo dài sẽ khiến cho bạn bị mất hứng thú, chán nản, không muốn tiếp tục làm việc.
Burnout phổ biến nhất là trong công việc, ngoài ra chúng ta còn gặp một số tình trạng burn out trong tình yêu khiến chúng ta chán yêu.
Nguyên nhân
Rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng burnout, điển hình như:
- Do làm việc với máy tính quá lâu làm cho não bộ mất tập trung
- Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo ổn định
- Thường xuyên thức khuya
- Khối lượng công việc quá tải
- Áp lực công việc quá nhiều
- Nỗ lực làm việc, tuy nhiên lại không được công nhận
- Môi trường làm việc với quá nhiều khắt khe,…
Đặc biệt, nếu như những yếu tố cá nhân xuất hiện cùng lúc với các tác nhân trên sẽ dẫn đến tình trạng bị burnout sẽ cao như:
- Tính cách toàn cầu, có tính cạnh tranh cao, lại không biết cách sắp xếp công việc.
- Hoàn cảnh cá nhân: Người nhà ốm, chịu áp kinh tế chính trong gia đình, hay cùng 1 lúc làm quá nhiều việc.
Dấu hiệu nhận biết bị Burn out
Hội chứng burnout trong công việc xuất hiện khi bạn cảm thấy bị kiệt sức. Khác với căng thẳng, bạn căng thẳng khi có quá nhiều áp lực, nhưng khi bị căng thẳng người ta thường sẽ có suy nghĩ có thể kiểm soát được mọi việc để cảm thấy tốt hơn.
Trong khi đó thì những người bị kiệt sức thì họ lại thường cảm thấy kiệt quệ, trống rỗng, đánh mất sự quan tâm đến các mục tiêu trong công việc. Khi gặp hội chứng này bạn sẽ cảm thấy không có bất kỳ một sự hy vọng nào để có thể có những thay đổi tích cực hơn.
Biểu hiện của burnout được thể hiện ở trên nhiều phương diện cụ thể như sau:
- Về thể chất với các dấu hiệu:
– Hay cảm thấy đau đầu, đau cơ
– Cơ thể như không còn bất cứ sức lực nào, luôn trong trạng thái mệt mỏi, rã rời khi làm việc
– Có sự thay đổi về thói quen sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ
– Làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến ngủ không sâu giấc
– Sức đề kháng yếu khiến cho cơ thể thường xuyên gặp phải vấn để bị ốm vặt.
- Về cảm xúc với các biểu hiện:
– Luôn nghĩ rằng mình là người thất bại, thường hay nghi ngờ năng lực của bản thân
– Cảm thấy cô đơn
– Cho rằng không có một ai hiểu mình, tất cả mọi người đều đang chống lại mình
– Mất đi động lực để làm việc.
- Về hành vi với các biểu hiện:
– Hay trì hoãn công việc và mất rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành được công việc
– Luôn tìm cách nhằm để trốn tránh công việc
– Không muốn tiếp xúc với ai
– Nóng nảy và hay trút giận lên người khác
– Thường hay dùng đồ ăn nhanh hay chất kích thích,…
Những hành vi hay cảm xúc liên quan đến tình trạng burnout rất tiêu cực, vừa làm ảnh đến công việc, lại vừa ảnh hưởng đến đời sống cá nhân.
Cần phải làm gì khi bị burn out?
Thay đổi cách nhìn nhận của bản thân về công việc
Nếu bạn đang bị burn out trong công việc khiến bản thân cảm thấy mọi thứ thật đơn điệu, nhàm chán với quá nhiều áp lực. Không cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc thì đây rất có thể là biểu hiện cho thấy bạn đang bị Burn out.
Trong trường hợp này là bạn hãy từ bỏ công việc và tìm cho mình môi trường khác phù hợp hơn để khơi gợi cảm hứng hơn khi làm việc.
Dành thời gian nghỉ ngơi
Việc bạn làm việc quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến cho cơ thể bị kiệt sức. Cuộc sống luôn quay cuồng với quá nhiều bộn bề và lịch trình công việc dày đặc.
Nếu có thể bạn nên dành cho mình thời gian để nghỉ ngơi bằng cách đi du lịch, xem phim hay dành thời gian đi mua sắm, làm đẹp, dành thời gian cho gia đình,… điều này rất hữu ích cho việc giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Xem thêm: Hội chứng hikikomori là gì? Hậu quả của Hikikomori
Yêu cầu sự hỗ trợ trong công việc
Nếu như bạn cảm thấy công việc của mình đang quá tải thì hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ đồng nghiệp hay quản lý. Không nên một mình ôm đồm quá nhiều việc, bởi lâu dài điều này sẽ khiến bạn bị kiệt sức.
Trong công việc hãy đề ra giới hạn của bản thân, đề ra thời gian làm việc một cách rõ ràng, cụ thể để tranh việc ngập tràn trong công việc. Rồi từ đó khiến cho bản thân bị căng thẳng hơn.
Bên cạnh đó, bạn hãy học cách nói lời từ chối để giúp cân bằng công việc, tránh việc cả nể cái gì cũng nhận về mình để rồi tự mình cảm thấy mệt mỏi với quá nhiều việc.
Xây dựng chế độ làm việc sao cho hợp lý
Để làm việc hiệu quả không phải là lao đầu vào nó từ sáng cho đến tối. Thay vào đó bạn nên để cho não bộ của mình có thời gian để nghỉ ngơi để được khôi phục năng lượng, giúp bản thân có những suy nghĩ tích cực hơn.
Ví dụ sau khoảng 1 giờ làm việc, bạn nên nghỉ ngơi từ 5 – 10 phút để thư giãn đầu óc hiệu quả.
Biết cách để cân bằng giữa công việc cùng với cuộc sống
Nếu như bạn chưa biết cách để thoát khỏi burnout thì hãy thử tìm kiếm những điều ý nghĩa ở những nơi khác như: Bên cạnh người thân, bạn bè hay theo đuổi sở thích, tham gia các hoạt động tự nguyện.
Bạn hãy tập trong cho những điều mang lại niềm vui, đây là cách rất hiệu quả để có thể cân bằng cuộc sống. Vì thế nếu như công việc hiện tại của bạn đang rất mệt mỏi thì hãy tìm đến những niềm vui từ những điều khác xung quanh mình nhé.
Ăn uống điều độ, kết hợp với tập luyện tập thể thao
Sức khỏe thể chất là yếu tố đặc biệt quan trọng tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tinh thần. Nếu như có một cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng thì bộ não của bạn sẽ minh mẫn, từ đó giúp công việc đạt hiệu quả cao.
Bạn hãy bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, cùng với việc ăn uống đầy đủ bạn cũng nên kết hợp với những bộ môn thể thao khác như: Thiền, chạy bộ, yoga,.. để giúp tăng cường sức khỏe đối với cơ thể.
Xem thêm: Sociopath là gì? Dấu hiệu của rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Tạo thêm nhiều mối quan hệ ở nơi làm việc
Việc có nhiều mối quan hệ ở nơi làm việc giúp bạn không còn cảm thấy nhàm chán hay đơn điệu, cũng nhờ đó để chống lại tác động của Burnout. Có nhiều bạn bè sẽ giúp bạn nói chuyện, đùa giỡn, giải tỏa căng thẳng. Nhờ đó giúp mỗi ngày đi làm của bạn sẽ vui vẻ với nhiều động lực hơn.
Mặc dù burn out trong công việc làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, nhưng WHO xác nhận Burn out không phải là bệnh, mà đây chỉ là triệu chứng tâm lý, vì thế nên chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được nếu biết cách sắp xếp công việc và cân bằng được mọi thứ trong cuộc sống.
Sự khác nhau cơ bản giữa burnout với stress
Thường thì mọi người thường hay bị nhầm lẫn giữa Burnout và Stress vì dấu hiệu của 2 tình trạng này khá giống nhau. Để nhận biết được sự khác nhau giữa Burnout và Stress chúng ta dựa vào những yếu tố sau:
– Stress là phản ứng của cơ thể trước tác nhân căng thẳng của cuộc sống. Stress vừa phải có thể mang lại lợi ích, giúp tăng năng suất làm việc, giúp bạn làm được nhiều việc với hiệu quả cao. Nếu điều này liên tục xảy ra sẽ làm mất năng lượng và ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.
– Burnout là trạng thái kiệt sức về cảm xúc, thể chất, tinh thần vì mất đi động lực. Dù cho là mức độ nào thì tình trạng này đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Từ đó khiến cho bản thân khó có thể hoàn thành được công việc.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu được burn out là gì, cũng như dấu hiệu và cách để thoát khỏi trạng thái tinh thần tiêu cực này. Từ đó giúp công việc được thuận lợi, cuộc sống hạnh phúc hơn.