Hội chứng Hikikomori là gì? Hậu quả của Hikikomori

Hikikomori là một hội chứng tâm lý nguy hiểm đang xuất hiện rất nhiều ở thế hệ trẻ Nhật Bản hiện nay. Có những thanh niên Nhật thậm chí đã 10 năm không bước chân ra khỏi nhà. Hãy cùng thapgiainhietliangchi.com tìm hiểu xem hội chứng Hikikomori là gì? Hậu quả mà hội chứng này để lại cho xã hội. 

Hội chứng Hikikomori là gì?

Theo chính phủ Nhật Bản, Hikikomori là hiện tượng những người tự giam nhốt mình trong phòng, không giao tiếp, từ chối tham gia vào đời sống xã hội và các hoạt động gia đình liên tục trong khoảng thời gian dài từ 6 tháng trở lên, họ chỉ liên hệ duy nhất với người thân trong gia đình. 

Những người mắc hội chứng Hikikomori chỉ ở lì trong phòng, lên mạng suốt ngày, đọc truyện, xem ti vi, họ chìm ngập trong thế giới ảo và hoàn toàn cách ly với cộng đồng. 

 Hikikomori là hiện tượng những người thu mình lại, tự giam mình trong phòng
Hikikomori là hiện tượng những người thu mình lại, tự giam mình trong phòng

Hikikomori là gì? Hikikomori được viết bằng chữ Nhật là 引きこもりcó nghĩa là “tự rút lui và nghỉ ngơi”. Bác sĩ Tamaki Saito đã dùng thuật ngữ này để miêu tả họ và lâu dần nó đã trở thành thuật ngữ chung ở Nhật Bản.

Đại đa số những đối tượng mắc phải hội chứng Hikikomori thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên, ngoài ra một số ít là người trung niên. Theo ước tính của các chuyên gia, hiện nay có gần 50 ngàn trường hợp Hikikomori trên cả nước Nhật nhưng thực tế con số đó có thể lên đến hàng triệu người, trong đó có đến 20% họ hoàn toàn ngắt kết nối với cộng đồng từ 3 tới 5 năm.

Hội chứng Hikikomori khá giống với Neet, một thuật ngữ chỉ những người suốt ngày chỉ biết chơi game. Bản chất Neet vẫn là người có đi học, đi làm, kiếm ra tiền và một số người còn có địa vị trong xã hội. Tuy nhiên phần lớn thời gian họ dành việc chơi game và sống khá cách biệt với xã hội.

Dấu hiệu nhận biết của hội chứng Hikikomori là gì?

Hikikomori là trạng thái tâm thần bất thường, mà nguyên nhân của nó do các tác nhân bên ngoài tác động vào như: sức ép từ học tập, thi cử, sức ép từ công việc, kỳ vọng từ gia đình, xã hội…dẫn đến việc rơi vào trạng thái trầm uất, không còn ước mơ hoài bão, không chí hướng, chán nản và tuyệt vọng. 

Hikikomori xuất hiện chủ yếu ở những nam giới lứa tuổi 13 đến 29
Hikikomori xuất hiện chủ yếu ở những nam giới lứa tuổi 13 đến 29

Hikikomori thường xuất hiện chủ yếu ở nam giới tuổi 13 đến 29, lứa tuổi dậy thì và những người trưởng thành đã ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. Theo kết quả điều tra liên quan đến Hikikomori Nhật bản, thì số người mắc hội chứng này là nam giới chiếm đến 76,4% tổng số.

Xem thêm: Hướng nội là gì? Người hướng nội là người như thế nào?

Hội chứng Hikikomori rất khó để nhận biết trước. Bởi những thanh niên mắc chứng này trước đó đều là những người hoàn toàn khỏe mạnh, khôi ngô, thông minh, học giỏi, và đôi khi họ còn bộc lộ những năng khiếu cá nhân từ khá sớm. 

Dấu hiệu ban đầu của người mắc hội chứng Hikikomori là tự bỏ học, bỏ làm, tất cả những sinh hoạt thường ngày như ăn, uống, ngủ, nghỉ đều gói gọn trong căn phòng chỉ vài mét vuông. Người mắc hội chứng từ chối mọi tiếp xúc với bên ngoài, kể cả là với người thân trong gia đình. 

Căn phòng tù túng, bừa bộn của một Hikikomori Nhật Bản
Căn phòng tù túng, bừa bộn của một Hikikomori Nhật Bản

Lâu dần những người mắc hội chứng Hikikomori sợ, không tự tin khi tiếp xúc với xã hội. Bên cạnh đó có những người bị Hikikomori vì quá mê thế giới ảo bao gồm truyện tranh, phim hoạt hình, các trò chơi điện tử…họ chỉ muốn ở trong phòng để được xem, đọc, chơi cho thỏa thích.

Xem thêm: Baka là gì? Nguồn gốc, cách sử dụng Baka đúng hoàn cảnh

Hậu quả của Hikikomori

Thiếu hụt nguồn lao động

Hikikomori sống bằng gì? Người mắc Hikikomori thường là người trong độ tuổi lao động, nhưng họ tránh né việc đi học, đi làm, họ nằm lì trong phòng, đắm chìm trong những thú vui và để những người lớn tuổi hơn như cha, mẹ phải lao động nuôi sống gia đình hoặc sống dựa vào tiền trợ cấp xã hội. Sự già hoá dân số kết hợp với căn bệnh xã hội Hikikomori khiến Nhật Bản thiếu hụt lao động một cách trầm trọng. Những Hikikomori Nhật Bản không chỉ tạo áp lực cho kinh tế của gia đình mà còn là gánh nặng của nền kinh tế đất nước.

 Hikikomori thường ăn bám, sống dựa vào bố mẹ, trợ cấp xã hội
Hikikomori thường ăn bám, sống dựa vào bố mẹ, trợ cấp xã hội

Phạm tội

Việc giành 100% thời gian cho các thú vui trên mạng, đọc xem những văn hóa phẩm mang yếu tố bạo lực, xem phim người lớn khiến tâm trí của những người mắc Hikikomori trở nên bất thường và dễ học theo những hành động sai lệch và phạm pháp. Đã có không ít những kẻ phạm tội c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p, trộm cắp, g.i.ế.t người, b.ắ.t c.ó.c,… được kết luận là người chịu ảnh hưởng của hội chứng Hikikomori.

Khó để tái hòa nhập cộng đồng 

Các chuyên gia tâm lý cho rằng hội chứng Hikikomori có thể chữa khỏi, người mắc hoàn toàn có thể hồi phục tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, đây là một căn bệnh ăn sâu vào tiềm thức nên rất khó để thay đổi, thông thường quá trình điều trị tâm lý thường kéo dài đến hàng năm. Vì vậy người mắc cần được phát hiện càng sớm càng tốt, và cần có sự góp sức của không chỉ gia đình mà của cả xã hội.

 Hikikomori phải mất nhiều thời gian để chữa lành tâm lý, tái hòa nhập cộng đồng
Hikikomori phải mất nhiều thời gian để chữa lành tâm lý, tái hòa nhập cộng đồng

Nguyên nhân mắc Hikikomori Nhật Bản

Theo kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu Tâm thần – Trung tâm Thần kinh Quốc gia và Bộ phúc lợi Lao động Nhật Bản, các nguyên nhân dẫn đến hội chứng Hikikomori đó là:

Áp lực từ hệ thống giáo dục quá nặng nề

Nhật Bản là đất nước có hệ thống giáo dục tương đối nặng và máy móc, các phụ huynh Nhật đặt nhiều kỳ vọng lên con mình như muốn con vào học trong những trường tốt nhất, trở thành thiên tài,…

Từ sức ép cạnh tranh để đỗ vào các trường tốt, cạnh tranh kết quả học tập giữa các bạn trong lớp đã khiến nảy sinh ra những tâm lý tiêu cực như: bắt nạt, hăm dọa, hành hung ở trường học. Sức ép từ thi cử và nạn bạo hành học đường đã khiến các em thu mình lại, sợ đến trường và mắc hội chứng Hikikomori.

Xem thêm: Tự kỷ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

Sức ép cạnh tranh trong đời sống kinh tế, xã hội hiện nay

Trong một cuộc khảo sát được công bố năm 2014, có 92.5% thanh niên Nhật Bản tự cảm nhận được mình không thoả mãn yêu cầu của nền kinh tế, dẫn đến tuyệt vọng.

Bố mẹ đi làm cả ngày, quá bận rộn, ít có thời gian dành cho con cái. Do đó khi gặp các vấn đề rắc rối các em không tự giải quyết được đã rơi vào trạng thái trầm cảm do không có ai chia sẻ, gần gũi và dạy cho các em cách giao tiếp, đối phó và giải quyết các mối quan hệ xã hội.

Do tỷ lệ ly hôn cao, đổ vỡ gia đình cũng đẩy các em đến trạng thái buồn chán, cùng quẫn.

Tỷ lệ sinh thấp, khi một gia đình có quá ít con, đồng nghĩa với tất cả gánh nặng, sự kỳ vọng của bố mẹ dồn lên vai đứa trẻ. Sức ép từ phía gia đình là nguyên nhân gây nên hội chứng Hikikomori ở thanh, thiếu niên Nhật Bản hiện nay. 

Số lượng người có dấu hiệu Hikikomori đang gia tăng tại Hàn Quốc, Mỹ và Ấn Độ
Số lượng người có dấu hiệu Hikikomori đang gia tăng tại Hàn Quốc, Mỹ và Ấn Độ

Do đặc thù riêng của văn hoá, lịch sử Nhật Bản

Văn hóa truyền thống Nhật tán dương sự tĩnh lặng, sự vắng vẻ và cuộc sống cô đơn, ẩn dật.

Quan niệm “trọng nam, khinh nữ”; “con trưởng” hằn sâu trong suy nghĩ của người dân Nhật Bản, việc lo kinh tế gia đình do người đàn ông gánh vác, sự cạnh tranh gay gắt để có thu nhập ổn định đè nặng lên tâm lý nam thanh, thiếu niên Nhật Bản.

Do các phương tiện giải trí thời hiện đại như: phim hoạt hình, truyện tranh, internet và game…,cũng tác động không nhỏ đến hội chứng Hikikomori. Sự ẩn dật của thanh, thiếu niên Nhật Bản hiện nay còn gắn với một trào lưu văn hoá mới “văn hoá Otaku” được dùng để chỉ những “fan” say mê cuồng nhiệt, chìm đắm trong thế giới truyện tranh, game, internet, video.

Trên đây là những chia sẻ của thapgiainhietliangchi.com liên quan đến Hikikomori Nhật bản, hy vọng rằng sau khi đọc bài viết các bạn đã biết hội chứng Hikikomori là gì, hậu quả của Hikikomori để lại cho xã hội. Hikikomori ở Việt Nam còn khá xa lạ, tuy nhiên đứng trước sự phát triển cạnh tranh không ngừng của xã hội, các bậc phụ huynh cần quan tâm lắng nghe con cái mình nhiều hơn, không gián tiếp đẩy họ vào sự tuyệt vọng, chán nản.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *