Tự kỷ là một trong những tình trạng ngày một phổ biến hiện nay, đặc biệt là trẻ em. Vậy tự kỷ là gì, Nguyên nhân và cách chữa bệnh tự kỷ như thế nào sẽ được chúng tôi thông tin đầy đủ, chi tiết ngay sau đây!
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ có phải là bệnh không? Bệnh phổ tự kỷ là gì? Tự kỷ có tên tiếng Anh là autism, hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ, đây là hội chứng rối loạn phát triển có liên quan đến sự phát triển chức năng não bộ, đặc trưng bởi những khiếm khuyết về kỹ năng giao tiếp xã hội, ngôn ngữ hành vi, sở thích bị hạn chế hay bị lặp đi lặp lại.
Tự kỷ thường hay gặp phải ở trẻ, đó là những trẻ có sắc tộc khác, văn hóa và ngôn ngữ khác với nơi sinh sống. Có thể thấy chứng tự kỷ ở trẻ em với những hoàn cảnh khác nhau như: trong các gia đình giàu có, nghèo khổ hay tri thức.
Dấu hiệu giúp nhận biết của bệnh tự kỷ
Trẻ tự kỷ thường có hành vi nào? Chẩn đoán tự kỷ sẽ giúp phát hiện ra bệnh, tùy vào từng cá nhân mà hiểu hiện về hình thái và mức độ sẽ có sự khác nhau, cụ thể như sau:
- Không nói chuyện hoặc trẻ chậm nói.
- Chỉ ra dấu nhưng không sử dụng ngôn ngữ.
- Né tránh ánh mắt của mọi người
- Không muốn, không thích người khác đụng chạm vào mình ngay cả người thân
- Không bộc lộ cảm xúc
- Không muốn chơi đùa với bạn bè
- Không có khái niệm về vấn đề thời gian
- Kén ăn, khó ngủ
- Khó để có thể tiếp thu thông tin người khác nói.
- Không nhạy cảm với sự đau đớn.
- Có khả năng ghi nhớ hình ảnh.
- Hứng thú với màu sắc.
- Thường lặp lại những câu nghe được trên tivi hay từ mọi người xung quanh vô nghĩa.
- Hay thực hiện các hành động vỗ tay, vẫy tay, đu đưa thân mình,..
- Thường đi nhón gót, bước đi với hai ngón chân cái hướng vào trong.
- Mỗi khi giận dữ thường hay cáu gắt, đánh người xung quanh.
- Thường lấy tay đập vào đầu và đập đầu vào tường.
Xem thêm: INTP là gì? Giải mã nhóm tính cách INTP thiên tài dị biệt
Phân loại các dạng tự kỷ
Phân loại theo thời điểm bị mắc
- Tự kỷ điển hình (tự kỷ bẩm sinh): triệu chứng xuất hiện từ rất sớm, trong 3 năm sau khi sinh.
- Tự kỷ không điển hình: Các triệu chứng xuất hiện sau 3 tuổi, thông thường biểu hiện có những hành vi rối loạn ngôn ngữ.
Phân loại theo chỉ số thông minh khi bị bệnh
- Rối loạn Aspenger: Đây là những trẻ tự kỷ thông minh nhưng lại có vấn đề về giao tiếp, không nói được. Khả năng quan sát của trẻ tốt nhưng khả năng nói bị hạn chế. Những đối tượng này khá nhạy cảm và bướng bỉnh, thích cô lập.
- Rối loạn Rett (thường gặp ở bé gái): trẻ mắc Rett có não nhỏ, cơ thể phát triển không được đồng đều, đi lại khó khăn, phải ngồi xe lăn và có người chăm sóc 24/24.
- Rối loạn Heller: phát triển khi trẻ dần trưởng thành. Những kỹ năng bình thường từ giao tiếp đến trí tuệ dần mất đi, càng lớn biểu hiện sẽ càng rõ.
- Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS): đây là dạng tự kỷ nhẹ không phân định rõ. Đáng nói là trẻ mắc tình trạng này có chỉ số thông minh cao và nói được. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp những đứa trẻ tự kỷ thành công nếu như được điều trị đúng hướng. Số khác chỉ số thông minh thấp, nói được, hành vi thường bị lặp lại, hay la hét to, càng lớn càng khó kiểm soát.
- Rối loạn tự kỷ (tự kỷ cổ điển): có thể trẻ sẽ có chỉ số thông minh thấp và không nói được, thích tự chơi và không thích giao tiếp với người khác.
Tuy nhiên, người ta thường nhầm lẫn trẻ tự kỷ với những vấn đề khác như chậm nói đơn thuần, câm, điếc, chậm phát triển hay bị rối loạn tăng động,… Để bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của trẻ, cha mẹ nên cho trẻ đi khám để có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời.
Xem thêm: Tính cách INFJ là gì? Nhóm tính cách hiếm nhất thế giới
Nguyên nhân gây ra tình trạng bị tự kỷ
Hiện chưa thể xác định rõ nguyên nhân bệnh tự kỷ ở người lớn và trẻ nhỏ. Nhiều giả thuyết cho thấy gen là yếu tố có liên quan đến tự kỷ, nhưng hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh được tự kỷ là khuyết tật di truyền.
Theo đó, hiện đang được nhận định một số nguyên nhân gây ra tình trạng tự kỷ như:
- Yếu tố di truyền: một số gen có liên quan đến rối loạn tự kỷ như hội chứng Rett hoặc hội chứng Fragile X.
- Yếu tố môi trường như nhiễm virus, thuốc, biến chứng khi mang thai, hoặc các chất ô nhiễm gây kích hoạt rối loạn phổ tự kỷ.
Không chỉ trẻ em mà ngay cả người tự kỷ trưởng thành đều cần phải sớm phát hiện để có biện pháp can thiệp kịp thời giúp họ sớm hoà nhập với cộng đồng.
Điều trị tự kỷ
Hiện chưa có phương pháp để điều trị dứt điểm bệnh tự kỷ. Thường thì chỉ sử dụng cahcs điều trị nhằm cải thiện chức năng khiếm khuyết ở trẻ, giúp làm giảm các rối loạn về hành vi.
Theo đó, những biện pháp thường được dùng bao gồm:
- Giáo dục như phân tích hành vi, liệu pháp ngôn ngữ, để trẻ tham gia vào các lớp hướng dẫn kỹ năng xã hội, sử dụng các liệu pháp để tích hợp giác quan.
- Dùng thuốc, đây cũng chính là một trong những phương pháp được sử dụng để nhằm điều trị bệnh tự kỷ.
Việc thực hiện các phương pháp này đạt được kết quả nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự kiên trì của cha mẹ. Ba mẹ nên chăm sóc con và kết hợp cùng với các chuyên gia để nhằm thực hiện điều trị giúp mang lại kết quả tích cực, nên chăm sóc và yêu thương trẻ đúng cách.
Cách chữa trị bệnh tự kỷ ở người lớn khác với trẻ em. Đôi khi người lớn mắc tự kỷ có thể điều trị bằng việc sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức, lời nói. Hay lựa chọn các phương pháp điều trị cụ thể hơn dựa trên vấn đề mà bệnh nhân gặp phải như lo lắng, cô lập với xã hội, quan hệ xã hội, công việc như:
- Gặp bác sĩ tâm thần để hỗ trợ điều trị với người lớn
- Tư vấn bởi các nhà tâm lý học
- Tạo điều kiện làm việc
- Uống thuốc theo toa,…
Cách phòng ngừa tự kỷ
Để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ có thể dẫn tới tự kỷ, chúng ta nên:
- Trong quá trình mang thai, người mẹ cần phải được tiêm phòng vắc xin như cúm, sởi… Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, không stress.
- Chú ý môi trường sống không bị ô nhiễm.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại
- Chỉ uống thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không dùng thuốc chống động kinh, rối loạn thần kinh vì có thể làm tăng nguy cơ của bệnh.
- Quan tâm, giáo dục thường xuyên cho trẻ, để trẻ có thể tham gia các hoạt động tập thể, nuôi dưỡng cảm xúc, tâm hồn cho trẻ.
Những chia sẻ chi tiết trên đây đã giúp chúng ta lý giải được tự kỷ là gì cũng như nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp điều trị như thế nào. Hy vọng với những thông tin trên đây mọi người đã hiểu hơn về tự kỷ và biết cách để chăm sóc trẻ tự kỷ, giúp các bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và hòa nhập với xã hội.