Sociopath là gì? Dấu hiệu của rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Sociopath là khái niệm dùng trong y học nhằm để nói về chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Cùng tìm hiểu cụ thể sociopath là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị vấn tình trạng bệnh này như thế nào trong bài viết dưới đây. 

Sociopath là gì?

Sociopath hay còn gọi là rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD), đây là một loại rối loạn tâm thần mà người bệnh luôn tỏ ra không quan tâm đến việc đúng sai, phớt lờ quyền, cảm xúc của người khác. 

Những người mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội có xu hướng chống đối, thao túng, bốc đồng và không có sự đồng cảm với người khác. Họ không có cảm giác tội lỗi hay hối hận về các hành vi của mình.

Sociopath là hội chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội
Sociopath là hội chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Ngoài ra, thuật ngữ “sociopath” thường mang ý nghĩa tiêu cực vì thế không nên “gán mác” ai là sociopath nếu như chưa có nhận định rõ ràng. Để chẩn đoán bệnh được bệnh thì bệnh nhân cần phải ít nhất từ 18 tuổi trở lên, có tiền sử hành hung, phạm tội lừa đảo.

Dấu hiệu nhận biết người bị chứng rối loạn nhân cách Sociopath 

Thiếu đi sự đồng cảm

Đây là dấu hiệu đầu tiên của những người sociopath, họ thiếu đi sự đồng cảm và không có cảm giác tội lỗi mỗi khi làm điều xấu. Việc không bị bó buộc bởi cảm giác tội lỗi sẽ dẫn đến xu hướng làm mọi việc, cho dù điều đó có tồi tệ đến mức nào.

Khó khăn trong các mối quan hệ

Những người bị mắc bệnh này thường gặp khó khăn trong việc tạo liên kết cảm xúc với người khác, vì thế cho nên các mối quan hệ của họ thường không bền vững. Thay vì việc hướng đến sự kết nối với người khác trong cuộc sống thì họ chỉ lợi dụng các mối quan hệ vì lợi ích riêng của bản thân bằng việc dối gạt, đe dọa,…

Những người bệnh sociopath gặp khó khăn trong mối quan hệ xã hội
Những người bệnh sociopath gặp khó khăn trong mối quan hệ xã hội

Không trung thực, dối trá

Những người Sociopath không bao giờ trung thực và thường xuyên dối trá. Họ lừa dối người khác vì mục đích riêng. Đặc biệt họ còn có xu hướng thêm thắt sự thật để nhằm trục lợi.

Có xu hướng hung hăng, bạo lực

Những người bị hội chứng này ngoài có những hành động hung hăng thì nhiều người còn có khuynh hướng dùng bạo lực qua lời nói. Cho dù là hình thức nào đi nữa thì những người sociopath đều dễ có hành vi coi thường cảm xúc của người khác. Đặc biệt, nếu đụng đến những người này họ sẽ tìm mọi cách để trả thù.

Vô trách nhiệm

Triệu chứng khá phổ biến khác của căn bệnh này là họ xem nhẹ trách nhiệm với bản thân, xã hội. Ví dụ điển hình như: không nuôi dưỡng con cái, không chấp hành các quy tắc của xã hội,… 

Sociopath là những người sống không có trách nhiệm
Sociopath là những người sống không có trách nhiệm

Có các hành vi nguy hiểm

Bên cạnh những biểu hiện trên thì những người bị sociopath còn có xu hướng làm những hành vi nguy hiểm. Họ thường không quan tâm đến sự an toàn của bản thân và mọi người.

Nếu nghi ngờ bản thân hay ai đó có những dấu hiệu này bạn có thể test rối loạn nhân cách chống đối xã hội hoặc đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị kịp thời. 

Nguyên nhân của chứng rối loạn sociopath

Rối loạn nhân cách chống đối xã hội có thể do những nguyên nhân cơ bản sau đây:

  • Gen di truyền khiến người bệnh dễ mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội.
  • Môi trường sống làm kích hoạt sự phát triển của căn bệnh này. 
  • Các thay đổi trong các chức năng của não còn có thể dẫn đến chứng rối loạn này trong quá trình phát triển của não.
Nguyên nhân hình thành nên chứng rối loạn nhân cách sociopath
Nguyên nhân hình thành nên chứng rối loạn nhân cách sociopath

Các yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội:

  • Rối loạn hành vi lúc còn nhỏ.
  • Tiền sử gia đình bị rối loạn nhân cách chống đối xã hội hay các rối loạn nhân cách khác.
  • Thời thơ ấu bị lạm dụng hay bị bỏ rơi
  • Cuộc sống gia đình không ổn định, thường xuyên gặp bạo lực,…

Thường thì nam giới sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội nhiều hơn so với nữ giới.

Xem thêm: Đa nhân cách là gì? Dấu hiệu của người đa nhân cách

Điều trị vấn đề rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Việc điều trị căn bệnh này tương đối phức tạp và cần phải áp dụng các liệu pháp tâm lý trong thời gian dài. Tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân để các chuyên gia tâm lý sẽ dùng các phương thức tâm lý trị liệu khác nhau.

Mặc dù là căn bệnh khó để điều trị nhưng đối với một số người thì việc điều trị, theo dõi chặt chẽ về lâu dài sẽ có thể có những tiến triển tích cực. Việc điều trị sẽ được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm.

Liệu pháp tâm lý dùng để kiểm soát cơn giận dữ và bạo lực, điều trị lạm dụng rượu, chất kích thích cũng như điều trị tình trạng sức khỏe tâm thần khác.

Biện pháp tâm lý sẽ giúp giảm các hành vi hung hăng của sociopath 
Biện pháp tâm lý sẽ giúp giảm các hành vi hung hăng của sociopath

Hiện không có loại thuốc nào để chữa căn bệnh này, các bác sĩ có thể kê đơn cho các tình trạng liên quan đến rối loạn nhân cách chống đối xã hội như lo lắng hoặc trầm cảm hay các triệu chứng hung hăng. Một số loại thuốc được kê đơn một cách thận trọng bởi chúng có khả năng bị lạm dụng.

Cách đối phó khi gặp người bị sociopath

Nếu bạn có quen biết ai đó bị Sociopath thì việc biết cách xử lý tình huống và bảo vệ bản thân là điều đặc biệt quan trọng. 

Hãy thận trọng với lời nói

Những người mắc bệnh Sociopath thường có khả năng thao túng để lấy thông tin từ những cuộc trò chuyện, sau đó lợi dụng nó để điều khiển hoàn cảnh cho lợi ích riêng.

Vì thế bạn cần tránh những cuộc trò chuyện, thảo luận về mối quan hệ cá nhân, tài chính hay bất kỳ chủ đề nào có liên quan đến thông tin mật. Ngoài ra những người này họ còn thao túng để nhằm kiểm soát cảm xúc, gây ra sự nghi ngờ, rắc rối cho người khác.

Hãy đặc biệt thận trọng với những lời nói khi giao tiếp với các sociopath
Hãy đặc biệt thận trọng với những lời nói khi giao tiếp với các sociopath

Xem thêm: Tự kỷ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

Không nên đối đầu với những người này

Phần lớn những người sociopath rất nguy hiểm và liều lĩnh, nếu cảm thấy bị đe dọa họ sẽ dùng đến hành vi bạo lực. Mặc dù có nhiều vấn đề khiến bạn cảm thấy bực bội, nhưng tốt nhất nên tránh đối đầu với những người này.

Luôn đề cao cảnh giác

Nếu bạn cảm thấy bình đang ở trong một tình huống không thoải mái hãy đến nơi an toàn. Nếu cảm thấy có nguy hiểm hãy gọi cảnh sát, tuyệt đối không nên cố gắng tự giải quyết tình huống tránh gây ra tác hại nghiêm trọng.

Luôn đề cao cảnh giác khi gặp những người rối loạn nhân cách
Luôn đề cao cảnh giác khi gặp những người rối loạn nhân cách

Phân biệt bệnh sociopath và psychopath

Theo tài liệu chẩn đoán, thống kê của Hội tâm thần Mỹ vào năm 2013 cả bệnh sociopath và psychopath đều thuộc chứng rối loạn nhân cách chống đối xã hội (ASPD). Vì 2 căn bệnh này có nhiều điểm giống nhau nên người ta thường hay bị nhầm lẫn.

Giống nhau

  • Đều coi thường và chống đối luật pháp, xã hội
  • Xem nhẹ quyền lợi và cảm xúc của người khác
  • Không thấy tội lỗi hay hối hận
  • Đều có khuynh hướng nhằm bộc lộ các hành vi bạo lực

Sự khác nhau

  • Mối quan hệ xã hội 

Sociopaths là người có xu hướng lo lắng, dễ bị kích động, dễ bộc phát sự giận dữ. Họ không quan tâm điều người khác nghĩ, luôn tìm lý do để ủng hộ việc làm của mình.

Các bệnh nhân mắc Sociopaths rất khó để có những mối quan hệ bạn bè, xã hội, nhưng vẫn có một số người xây dựng được mối quan hệ trong các nhóm người.

Sự khác nhau giữa 2 bệnh sociopath và psychopath
Sự khác nhau giữa 2 bệnh sociopath và psychopath

Trái ngược với các sociopath, thì những người bị bệnh psychopath thường không có khả năng thiết lập mối quan hệ gắn bó hay thấu hiểu với bất kỳ ai. Nhưng họ vẫn có thể xóa tan những sự nghi ngờ từ người khác bởi khả năng ngụy trang quá tốt của mình.

  • Hành vi gây tội

Xét theo góc độ tội phạm học thì các hành vi mà sociopath gây ra bao gồm cả tội giết người thường có xu hướng ngẫu nhiên, tự phát thay vì được lên kế hoạch kỹ càng. 

Còn cách mà psychopath dùng để dẫn dụ lòng tin của mọi người đó là bắt chước các cảm xúc, hành vi của người khác. Thường thì họ là những người có công việc ổn định với học thức cao. Những người mắc psychopath xét theo góc độ tội phạm thường cẩn thận lên kế hoạch một cách tỉ mỉ, chi tiết không tự phát giống như các Sociopath. 

Hành vi gây tội của các psychopath thường được lên kế hoạch tỉ mỉ
Hành vi gây tội của các psychopath thường được lên kế hoạch tỉ mỉ
  • Nguyên nhân của bệnh 

Theo ý kiến của các nhà khoa học thì psychopath là kết quả của yếu tố di truyền còn sociopath là kết quả của môi trường sống.

Sự hình thành của bệnh psychopath dựa trên sự thiếu sót về mặt sinh lí, do phát triển không đầy đủ của não bộ khiến khó để điều khiển được cảm xúc. Đối với sociopath, các nhà khoa học cho rằng vấn đề sang chấn và bạo lực tinh thần là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này.

Như vậy bài viết trên đây chúng ta đã có thể hiểu được sociopath là gì, cũng như những vấn đề cần biết về căn bệnh này. Từ đó để có biện pháp can thiệp kịp thời đối với những trường hợp nghi mắc bệnh, tránh xảy ra những tác hại nghiêm trọng cho xã hội.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *