botulinum? Nguyên nhân, triệu chứng ngộ độc Botulinum

Ngộ độc Botulinum khá phổ biến hiện nay do nhiễm độc từ vi khuẩn có trong thức ăn, ô nhiễm hay qua vết thương hở. Bệnh đặc biệt nguy hiểm nếu như không điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về tình trạng ngộ độc botulinum là gì mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung sau đây!

Vi khuẩn Botulinum là gì?

Tìm hiểu về vi khuẩn Botulinum

Vi khuẩn Botulinum có tên gọi đầy đủ là Clostridium Botulinum, chúng là những vi khuẩn gram dương hình que, kỵ khí, chỉ tồn tại và phát triển được trong môi trường thiếu oxy. 

Giới thiệu về vi khuẩn Botulinum
Giới thiệu về vi khuẩn Botulinum

Năm 1895 loại vị khuẩn này được công nhận và phân lập bởi Emile Van Ermengem sau khi phát hiện ra nhóm bệnh ngộ độc do ăn giăm bông.

Clostridium Botulinum sinh ra bào tử di chuyển được, chúng có khả năng chịu nhiệt và có thể tồn tại được trong nhiều môi trường như: Đất, phân, bùn, bụi,…

Ngộ độc Botulinum là gì?

Ngộ độc Botulinum là con người bị vi khuẩn Botulinum xâm nhập gây ra các biến chứng nặng, nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn tới tử vong. Nhiễm độc Botulinum sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh.

Cơ chế gây độc của vi khuẩn Botulinum

Độc tố Botulinum sinh ra bởi khuẩn Clostridium Botulinum. Loại vi khuẩn này có đặc điểm kỵ khí, chúng không thể phát triển ở những nơi có đủ oxy, cũng không phát triển được trong môi trường chua, mặn. 

Nếu như quy trình sản xuất hay bảo quản thực phẩm, có lẫn bào tử C.botulinum hay môi trường đóng kín không có oxy hoặc thực phẩm không đạt đủ độ mặn và chua sẽ tạo điều kiện để Botulinum sinh sôi, phát triển gây ra nhiễm độc Botulinum. 

Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Botulinum
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn Botulinum

Các ca ngộ độc Botulinum thường gặp nhất là do ăn thịt hộp, ngoài ra những thực phẩm như: Rau, củ, quả, thịt, hải sản,… không được sản xuất, bảo quản đúng cũng đều tạo ra độc tố Clostridium Botulinum.

Xu hướng ngộ độc Botulinum ngày càng tăng bởi xu hướng sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp hay dùng túi hút khí chứa đựng thực phẩm ngày càng nhiều. 

Triệu chứng ngộ độc Botulinum

Sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc Botulinum thì sau khoảng từ 12-36 giờ sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Tiêu hóa: Xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, liệt ruột cơ năng, táo bón.
  • Thần kinh: Bệnh nhân bị liệt đối xứng hai bên, bắt đầu từ vùng đầu mặt, cổ sau đó lan xuống chân cùng các hiện tượng như: Sụp mi, nhìn đôi, nhìn mờ, khó nuốt, đau họng, khàn tiếng, khô miệng. Dần dần dẫn đến liệt tay, liệt cơ vùng ngực, bụng và hai chân.
  • Phản xạ gân xương: Bị suy giảm hoặc mất hẳn khả năng phản xạ gân xương.
Buồn nôn là biểu hiện thường thấy khi bị nhiễm khuẩn Botulinum
Buồn nôn là biểu hiện thường thấy khi bị nhiễm khuẩn Botulinum

Nếu có các triệu chứng ngộ độc Botulinum, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bị nhiễm độc Botulinum

Do ngộ độc thực phẩm

Bệnh do độc tố Botulinum có trong thực phẩm gây ra sau khi ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Vậy Botulinum có trong thực phẩm nào? Loại vi khuẩn này thường có trong đồ ăn đóng hộp, không được chế biến, bảo quản, vận chuyển đúng cách như:

  • Clostridium Botulinum trong thực phẩm Pate đóng hộp.
  • Thịt nguội đóng hộp, xúc xích
  • Thịt hun khói, dăm bông.
  • Cá ngừ, cá thu đóng hộp.
  • Đồ muối: Dưa, cà,…
  • Gia vị nước sốt cà chua, sốt phô mai hộp.
Nhiễm Botulinum do ngộ độc thực phẩm
Nhiễm Botulinum do ngộ độc thực phẩm

Xem thêm: Trúng thực là gì? Dấu hiệu trúng thực, cách sơ cứu

Ngộ độc ở người trưởng thành

Ngộ độc Botulinum đường ruột đối với người lớn khá hiếm gặp, chúng xảy ra do sự xâm nhập của bào tử Botulinum bằng đường tiêu hóa và sản sinh độc tố.

Khi bị nhiễm khuẩn bệnh nhân sẽ bị tổn thương đường tiêu hóa nghiêm trọng, dẫn đến tê liệt thần kinh, liệt cơ và suy hô hấp.

Ngộ độc ở trẻ sơ sinh

Ngộ độc Botulinum đối với trẻ sơ sinh thường do bào tử Botulinum từ môi trường, đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi bị nhiễm khuẩn trẻ thường quấy khóc, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy bụng,..

Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể của trẻ thông qua bụi bẩn, đất bám ở trên tay của trẻ hoặc hít phải bào tử ở trong không khí.

Ngộ độc Botulinum xảy ra ở trẻ sơ sinh
Ngộ độc Botulinum xảy ra ở trẻ sơ sinh

Ngộ độc đường hô hấp

Ngộ độc Botulinum cũng hiếm gặp do người bệnh vô tình hít phải độc tố ở môi trường hay bình xịt chứa độc tố.

Với kiểu ngộ độc này thì các triệu chứng thường xuất hiện muộn hơn và các triệu chứng cũng tăng dần theo thời gian, khiến bệnh nhân bị khó thở, suy hô hấp.

Ngộ độc từ vết thương

Với trường hợp này người bệnh bị ngộ độc do gặp phải bào tử Botulinum ở trong bùn đất, bụi bẩn xâm nhập thông qua vết thương hở. Ngoài ra nếu như vết thương không được sát trùng hay băng bó đúng cách sẽ tạo ra môi trường kỵ khí để chúng sản sinh tạo ra độc tố gây bệnh.

Triệu chứng của dạng ngộ độc này sẽ xuất hiện sau 2 tuần từ khi nhiễm khuẩn, vì thế nên khá khó để phát hiện và chẩn đoán.

Nhiễm khuẩn Botulinum từ vết thương hở
Nhiễm khuẩn Botulinum từ vết thương hở

Ngộ độc trong thẩm mỹ (Botox)

Botox là kỹ thuật làm đẹp thường ứng dụng ở trong thẩm mỹ để nhằm căng cơ và xóa nếp nhăn bằng cách tiêm lượng nhỏ Botulinum tinh chế pha loãng với nước muối sinh lý. 

Với kỹ thuật này yêu cầu bác sĩ cần phải có sự tính toán liều liệu thật chuẩn xác, ngoài ra phải có các biện pháp nhằm để dự phòng biến chứng có thể gặp phải. Nếu bạn tiêm Botox tại các cơ sở không đảm bảo rất dễ dẫn đến ngộ độc Botulinum gây ra tình trạng bị liệt cơ.

Clostridium Botulinum gây bệnh gì?

Độc tố gây ra bởi khuẩn Botulinum có 7 loại được ký hiệu lần lượt bằng các chữ cái từ A đến G. Với dạng ngộ độc loại A và B là phổ biến nhất, tiếp đến là dạng E và F, đối với những loại còn lại thì sẽ ít gặp hơn.

Ngộ độc Botulinum khiến bệnh nhân bị suy hô hấp
Ngộ độc Botulinum khiến bệnh nhân bị suy hô hấp

Nếu bị nhiễm độc ở mức độ nhẹ thì người bệnh có thể chỉ bị mệt mỏi, mỏi cơ như việc suy nhược cơ thể, không thể làm những việc phải dùng nhiều sức,…

Còn khi bị nhiễm độc ở mức độ nặng thì bệnh nhân có thể bị liệt cơ dẫn tới ứ đọng đờm dãi, suy hô hấp thậm chí còn dẫn đến tử vong. Độc tố Botulinum có thể gây tử vong nếu tiêm với nồng độ 0.03 mcg vào tĩnh mạch.

Xem thêm: GMO là gì? Lợi ích và tác hại của thực phẩm biến đổi gen

Biện pháp dùng để điều trị ngộ độc Botulinum

Tùy vào từng nguyên nhân cũng như các mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau, cụ thể như: 

Dùng thuốc kháng độc tố

Đây là phương pháp điều trị hữu hiệu bệnh nhờ vào khả năng giúp trung hòa độc tố bên trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng khiến bệnh nhân trở nặng.

Điều trị nhiễm khuẩn Botulinum bằng cách dùng thuốc kháng độc tố
Điều trị nhiễm khuẩn Botulinum bằng cách dùng thuốc kháng độc tố

Bệnh nhân được chẩn đoán và dùng thuốc kháng độc tố Botulinum càng sớm thì khả năng hồi phục sẽ cao cùng với đó là điều trị với thời gian ngắn.

Dùng máy thở

Với các trường hợp bị nhiễm độc nặng gây liệt cơ hô hấp sẽ phải dùng đến máy thở nhằm để cung cấp oxy cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ phải thở máy từ vài tuần cho tới vài tháng đến khi nào hô hấp được bình phục và có thể tự thở.

Bệnh nhân nặng cần phải sử dụng máy thở
Bệnh nhân nặng cần phải sử dụng máy thở

Sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu bị ngộ độc từ vết thương cần điều trị bằng cách làm sạch vết thương, sau đó sát trùng và băng bó đúng cách.

Ngoài ra cần dùng thêm kháng sinh để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm, hoại tử vết thương gây khó khăn khi điều trị.

Hướng dẫn phòng tránh ngộ độc với vi khuẩn Botulinum

Để tránh bị nhiễm độc Botulinum bản thân mỗi người cần phải tự bảo vệ mình bằng cách:

  • Chọn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đã được kiểm nghiệm, cấp giấy an toàn. 
Chọn thực phẩm đảm bảo an toàn để tránh bị ngộ độc thực phẩm
Chọn thực phẩm đảm bảo an toàn để tránh bị ngộ độc thực phẩm
  • Thận trọng đối với các thực phẩm đóng hộp có mùi vị, màu sắc lạ. Nếu như hộp thực phẩm bị cong hay lồi lên tuyệt đối không nên mua và sử dụng. 
  • Nên ăn chín uống sôi, ưu tiên dùng đồ tươi sống để chế biến thay vì việc dùng đồ hộp.
  • Khi bị các vết thương hở ngoài da nên sát trùng một cách cẩn thận để không bị nhiễm độc từ vết thương. 
  • Đối với những người phải làm việc trong môi trường có nguy cơ cao có thể bị nhiễm Botulinum cần thực hiện tiêm chủng Toxoids để phòng tránh.

Với những kiến thức đầy đủ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc ó cái nhìn đầy đủ nhất về bệnh nhiễm khuẩn Botulinum là gì. Từ đó để có biện pháp phòng tránh hiệu quả để bảo vệ bản thân và các thành viên trong gia đình.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *