Ăn chay là gì? Ăn chay là một xu hướng thịnh hành tại nhiều quốc gia phát triển vì nó không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh. Tại Việt Nam, tỷ lệ người ăn chay ngày càng gia tăng. Người ta tìm đến thực phẩm chay không đơn thuần vì mục đích tôn giáo mà còn bởi nhiều lý do khác nhau. Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu chi tiết ăn chay là gì?
Tìm hiểu về ăn chay
Ăn chay là gì?
Ăn chay hay ăn lạt, trai giới là một phương pháp ăn uống lành mạnh, khoa học và cân bằng. Thực đơn ăn chay thường là rau củ, các loại hạt, các loại trái cây,… các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Ăn chay là không ăn gì? Ăn chay không ăn các thực phẩm có nguồn gốc đến từ động vật, các sản phẩm thu được từ quá trình giết mổ.
Ngoài ra, bên cạnh đó vẫn có các trường phái ăn chay ăn các sản phẩm từ trứng, mật ong, hay sữa các sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, kem, váng sữa,…
Trước kia, ăn chay thường dành cho những người theo đạo, chủ yếu là Đạo Phật, Kitô Giáo và Ấn Độ Giáo. Nhưng ngày nay đây không còn là thói quen ăn uống đạm bạc chỉ dành riêng cho người tu hành nữa. Chế độ ăn này đã trở thành phong trào sống khỏe, an vui. Ăn chay là chế độ ăn uống lành mạnh, đang được giới khoa học khuyến khích ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ăn chay mà thiếu hiểu biết, ăn sai cách sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, khó lường cho sức khỏe.
Các chế độ ăn chay
Ăn chay (Vegetarian) được chia ra thành nhiều chế độ ăn khác nhau như:
- Ăn chay theo Phật giáo đại thừa: không ăn các sản phẩm đến từ động vật và một số loại rau, gia vị có mùi thơm của hành và tỏi.
- Ăn chay có trứng (tiếng Latinh còn gọi là ovo): có thể ăn trứng nhưng không ăn các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa.
- Ăn chay có sữa (tiếng Latinh còn gọi là lacto): có thể ăn các sản phẩm từ sữa nhưng lại không được ăn trứng.
- Ăn chay có cả trứng và sữa (tiếng Latinh còn gọi là ovo-lacto): có thể ăn được một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như là trứng, sữa và mật ong.
- Ăn chay hoàn toàn (hay ăn thuần chay): không dùng tất cả các loại thịt động vật và sản phẩm có nguồn gốc động vật, bao gồm cả sữa, mật ong, trứng và loại trừ tất cả các sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật, hay sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật (như là giày da, áo da, túi da, áo lông thú, lông vũ).
- Ăn chay sống hay là ăn chay tươi: chỉ ăn các loại trái cây tươi, chưa nấu chín, các loại hạt và rau củ. Rau củ có thể chỉ được nấu chín lên đến một nhiệt độ nhất định nào đó.
- Ăn chay theo Kỳ Na giáo: có ăn các sản phẩm từ sữa, nhưng không ăn trứng, mật ong và các loại củ hay rễ cây.
- Ăn chay theo chế độ thực dưỡng: chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt và đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa.
Các kiểu ăn chay
Theo quan điểm của Phật giáo, ta có hai hình thức ăn đó là ăn chay trường và ăn chay kỳ.
+ Ăn chay kỳ : là hình thức khởi sự ăn chay, dung hòa với điều kiện của bản thân dựa theo những ngày nhất định trong tháng hoặc các tháng nhất định trong năm mà người áp dụng sẽ có thể tự phát nguyện ăn chay theo những kỳ nhất định mà mình tự đặt ra.
+ Ăn chay trường: là hình thức ăn chay kéo dài liên tục có thể là suốt cả cuộc đời. Thực hiện hình thức này người ăn không áp dụng xen kẽ với những bữa ăn mặn, mà phải loại bỏ hoàn toàn sản phẩm từ thịt, động vật.
Tìm hiểu về thuần chay
Thuần chay là gì?
Thuần chay là gì? Thuần chay được viết là veganism trong tiếng Anh. Đây được xem là một phong cách sống thực hiện việc tránh dùng tất cả các sản phẩm đến từ động vật, chủ yếu trong chế độ ăn, và được cho là khởi nguồn từ triết lý phản đối việc động vật bị coi như một loại hàng hóa.
Một người thực hiện chế độ ăn thuần chay hay theo triết lý chay hoàn toàn được gọi là Vegan. Chế độ ăn thuần chay còn được biết đến với tên gọi “chay tuyệt đối”, chế độ này yêu cầu không dùng các sản phẩm như thịt, trứng và sản phẩm từ sữa và các sản phẩm đến từ động vật.
Một Vegan yêu động vật, hay còn được biết đến với tên gọi “người ăn chay yêu động vật”, là một người không chỉ có chế độ ăn thuần chay mà còn đi xa hơn nữa bằng việc áp dụng triết lý ăn chay hoàn toàn vào nhiều khía cạnh trong cuộc sống của họ và họ phản đối việc sử dụng động vật với bất kỳ mục đích gì.
Một cách gọi nữa là “Thuần chay bảo vệ môi trường” chỉ việc tránh sử dụng sản phẩm đến từ động vật bởi vì việc công nghiệp hóa chăn nuôi hiện đang gây hại lớn cho môi trường và không đem lại sự ổn định lâu dài trong tương lai cho xã hội.
Sản phẩm thuần chay là gì?
Sản phẩm thuần chay là những sản phẩm hoàn toàn không chứa bất kỳ thành phần hay dẫn xuất nào có liên quan đến động vật như là sáp ong, mật ong, mỡ lông cừu, squalene thu được từ dầu gan cá mập, collagen, cholesterol, gelatin…hay các bộ phận của động vật như: da, lông, móng vuốt, sừng, ngà,…
Lợi ích đặc biệt của việc ăn chay cho cơ thể là gì?
Ngoài mang ý nghĩa nhân đạo hay do chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ăn chay, ăn chay trường hay ăn thuần chay còn mang lại cho ta nhiều lợi ích sức khỏe không ngờ:
- Giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì, thừa cân
Theo nghiên cứu của tạp chí Heathline, các loại thực phẩm chay thường dễ tiêu hóa nên giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất. Ngoài ra, tỷ lệ trao đổi chất ở những người thực hiện chế độ ăn chay là khá cao nên sẽ càng giúp bạn đốt cháy nhiều chất béo, giảm tình trạng thừa cân hay béo phì.
- Giúp điều hòa, ổn định huyết áp
Chế độ ăn chay giúp bổ sung nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật, trái cây có chứa ít chất béo, cholesterol xấu hay natri và chứa hàm lượng kali tốt. Từ đó sẽ góp phần duy trì huyết áp ổn định cho cơ thể, tốt cho những người mắc bệnh cao huyết áp.
- Phòng chống và giảm nguy cơ mắc ung thư
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc bổ sung rau xanh, trái cây, các loại củ quả và hạn chế tiêu thụ thịt, đạm động vật sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc phải các bệnh ung thư nguy hiểm.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
Chế độ ăn chay giúp ta bổ sung thực phẩm từ thực vật, loại thức ăn có lượng chất xơ hòa tan cao và giúp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Từ đó, bạn sẽ làm giảm được cholesterol và giảm nguy cơ bị đau tim.
Thực đơn ăn chay trong 7 ngày đầy đủ chất và hấp dẫn
Thapgiainhietaliangchi.com xin giới thiệu đến bạn đọc thực đơn chay một tuần do BS Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, xây dựng với giá trị năng lượng trung bình là 1.600 kcal/ngày.
Thực đơn ăn chay thứ hai
Sáng: Mì thịt bò viên chay.
Giữa sáng: Xoài chín tới.
Trưa: Cơm, canh mướp đắng, đậu phụ chiên sả, một múi bưởi tráng miệng.
Bữa xế: Một ly sữa đậu nành ấm không đường.
Tối: Cơm, canh rau ngót nấm rơm, mít non kho tộ và trắng miệng bằng một múi bưởi.
Thực đơn ăn chay thứ ba
Sáng: Bún/phở/hủ tiếu xào chay.
Giữa sáng: Sữa chua mix dâu tây.
Trưa: Cơm, canh bí đỏ nấu với đậu phộng, đậu phụ kho.
Bữa xế: Khoai lang và một ly sữa đậu nành không đường.
Tối: Canh bí xanh, nấm kho thập cẩm.
Thực đơn ăn chay thứ tư
Sáng: Mì thịt bò viên chay.
Giữa sáng: Một hũ sữa chua, không đường càng tốt.
Trưa: Cơm, đậu phụ sốt cà chua nấm, canh bông cải xanh, một quả táo.
Bữa xế: Một ly sữa đậu nành ấm không đường.
Tối: Cơm, canh mướp đắng hầm, canh cải thảo.
Thực đơn ăn chay thứ năm
Sáng: Bánh mì nướng phết bơ đậu phộng.
Giữa sáng: Một hũ sữa chua.
Trưa: Cơm, đậu phộng dim, canh chua nấu thơm, một trái mận.
Bữa xế: Một quả thanh long.
Tối: Cơm, canh mồng tơi, đậu phụ kho thập cẩm (đậu phụ, cà rốt, đậu đũa, măng tre, khoai tây) và một trái mận tráng miệng.
Thực đơn ăn chay thứ sáu
Sáng: Bánh bao chay hấp.
Giữa sáng: Một ly sữa tươi không đường, đu đủ.
Trưa: Cơm, canh mướp đắng, đậu phụ sốt cà chua.
Bữa xế: Một quả lê.
Tối: Cơm, canh bí đỏ hầm, cà rốt, khoai tây kho với đậu phộng.
Thực đơn ăn chay thứ bảy
Sáng: Bún riêu chay.
Giữa sáng: Một ly sữa tươi không đường.
Trưa: Cơm, bầu luộc, rau xào thập cẩm và một trái mận tráng miệng.
Bữa xế: Quýt.
Tối: Cơm, canh rau dền cơm, đậu phụ sốt nấm và một trái mận
Lưu ý: Đối với những người ăn chay không vì lý do tôn giáo thì có thể thêm các món ăn từ trứng vào thực đơn này để bổ sung dưỡng chất.
Các nhóm thực phẩm nhất định phải có trong chế độ ăn chay
Để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để hoạt động và khỏe mạnh, bạn chắc chắn cần bổ sung 5 nhóm thực phẩm sau đây trong mọi chế độ ăn chay.
Nhóm thực phẩm bổ sung Protein (đạm)
Protein là chất cực kỳ cần thiết để cung cấp năng lượng và duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Nếu bạn đang trong chế độ ăn chay, bạn có thể bổ sung protein đến từ các loại đậu, hạt khô.
Nhóm thực phẩm bổ sung Canxi
Canxi giúp xương khớp được chắc khỏe, do đó, dù là người đang ăn chay hay không cũng không được thiếu canxi trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể bổ sung canxi bằng sữa đậu nành, nước cam hay các loại rau có màu xanh đậm.
Nhóm thực phẩm bổ sung Sắt (Fe)
Sắt là một dưỡng chất cần thiết để huyết tố cầu có thể thực hiện việc trao đổi chất. Thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng đau đầu, mệt mỏi,…trầm trọng hơn có thể dẫn đến hội chứng chân không nghỉ, đau tim,… Do đó, người ăn chay có thể bổ sung sắt đến từ các loại hạt đậu, ngũ cốc,…
Nhóm thực phẩm bổ sung Kẽm
Kẽm rất quan trọng cho quá trình trao đổi chất và tạo hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu thiếu kẽm, cơ thể sẽ thường bị bệnh tật, ốm đau,… Bạn có thể bổ sung kẽm đến từ các loại đậu và hạt khô để cơ thể tạo ra được hệ miễn dịch tốt hơn.
Nhóm thực phẩm bổ sung I-ốt
I-ốt là chất dinh dưỡng không thể thiếu của hormon tuyến giáp, việc thiếu i-ốt có thể gây nên bệnh bướu cổ. Người ăn chay cần bổ sung ít nhất 150mcg i-ốt, tương đương với ¼ thìa cà phê muối mỗi ngày để cơ thể không bị thiếu chất này.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung i-ốt đến từ các thực phẩm như tảo biển, nấm mỡ, rau bina,… Hay bổ sung thêm nhóm thực phẩm chế độ ăn chay.
Ý nghĩa của việc ăn chay
Tập ăn chay, ăn chay không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn mang lại rất nhiều ý nghĩa tinh thần. Những lợi ích của ăn thuần chay đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu và kiểm nghiệm thực tế.
Ăn chay có tốt cho sức khỏe không?
Ăn chay để làm gì? Ăn chay có lợi cho sức khỏe không? Ăn chay có lợi ích gì? Ăn chay tốt hay xấu? Là hàng loạt câu hỏi rất nhiều những người tìm hiểu về ăn chay thắc mắc. Chế độ ăn uống có tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng không chỉ đối với sức khỏe thể chất mà cả sức khỏe tâm hồn.
Thực phẩm vừa là nguồn bổ sung năng lượng thiết yếu vừa là yếu tố không thể thiếu cho sự trưởng thành phát triển của con người. Dù không thực sự phổ biến như ăn mặn nhưng những lợi thế vượt trội của ăn chay cho cơ thể là điều ta có thể dễ dàng khẳng định.
Thực phẩm đến từ động vật có tốt đến đâu cũng không thể tránh khỏi gây ra một số tác động xấu đến sức khỏe con người như là làm gia tăng mỡ máu, gia tăng nồng độ cholesterol xấu, gây sức ép cho hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, khiến cơ thể dễ chịu tác động bởi những nguyên nhân gây bệnh. Vậy ăn thuần chay sẽ có tác dụng gì?
Khác với các loại thức ăn từ động vật, thực phẩm chay lại nuôi dưỡng con người theo một cách hoàn toàn khác. Rau xanh, trái cây hay các loại hạt, các loại đậu đều là những nguồn bổ sung vitamin, chất xơ vô cùng dồi dào, đầy đủ mà không chứa cholesterol hay chất gây hại.
Ăn chay được tin là hình thức ăn uống giúp con người dễ dàng đào thải độc tố, tăng cường hệ miễn dịch, giúp tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết làm việc được hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, những người áp dụng chế độ ăn thuần chay khoa học còn có thể đem lại một hiệu quả trong việc giảm cân, làm đẹp, duy trì một vóc dáng săn chắc. Về mặt tinh thần, ăn thuần chay là một hình thức sống lành mạnh giúp con người được thư giãn, an yên, tĩnh tâm, gạt bỏ mọi âu lo và phiền muộn trong cuộc sống.
Ăn chay tốt cho môi trường
Ít ai quan tâm rằng, khi ăn thịt, chúng ta đã vô tình tiếp tay cho hành động giết mổ, tổn thương đến động vật, gia tăng sức ép chăn nuôi, chất thải ra môi trường. Ước tính, lương thực, thực phẩm để cung cấp cho ngành chăn nuôi hàng năm đã chiếm hơn một nửa năng suất vụ mùa trên toàn thế giới.
Bên cạnh đó, để phục vụ cho mục đích chăn nuôi, hơn 60% khu rừng đã bị phá bỏ. Lượng chất thải khổng lồ đến từ việc chăn nuôi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ trong gia tăng ô nhiễm nguồn đất, nước, ô nhiễm khí hậu, dịch bệnh và hiệu ứng nhà kính.
Để khắc phục và giảm thiểu chúng thì ăn chay là một giải pháp, lựa chọn rất được khuyến khích. Nó là cách đơn giản, hữu hiệu nhất mà mỗi chúng ta có thể làm được để thể hiện trách nhiệm của mình đối với môi trường và xã hội.
Xem thêm: Hoa rơi cửa phật, vạn sự tùy duyên là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa
Ăn thuần chay giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn
Từ lâu, ăn chay đã được biết đến và nhìn nhận như một nét đẹp trong tôn giáo, văn hóa Việt Nam. Vị trí của lối sống ăn thuần chay thậm chí từng được khẳng định qua câu ca dao: “Nhất thiết chúng sinh không sát nghiệp, hà sầu thế giới động đao binh” (nghĩa là nếu chúng sinh không bị giết hại thì hà cớ gì phải lo có chiến tranh?). Dù vì bất cứ lý do hay mục đích gì, thì ăn thuần chay nghĩa là bạn đã gieo trồng xuống những hạt giống từ bi và lan tỏa tinh thần hòa bình đến toàn thế giới.
Cuộc đời mỗi người là một hành trình, có người chọn theo đuổi hành trình khám phá đam mê, có người chọn đi tìm kiếm sự giàu sang phú quý, cũng có người dành cả đời lại để tìm kiếm và khẳng định cái tôi của bản thân. Vậy, quan điểm sống của bạn là gì? Bạn đã thực sự hài lòng và hạnh phúc với những gì mình lựa chọn?
Trải qua hành trình dài lắng nghe bản thân, chúng tôi đã hiểu ra rằng, thứ quan trọng nhất trong mỗi người, thứ mà tưởng chừng vô hình nhưng ai ai cũng khao khát có được đó chính là sự bình yên. Khi tâm được an yên sẽ chính là lúc con người thoát khỏi sự chi phối của tiền tài, danh vọng và định kiến đồng thời cũng chính là lúc bạn thấy mình thanh thản và hạnh phúc nhất. Đó cũng chính là những gì mà bạn có thể cảm nhận được khi theo đuổi lối sống ăn thuần chay, áp dụng chế độ ăn chay lành mạnh mà lối sống này hướng đến.
Bằng cách trực tiếp hay gián tiếp, ăn chay sẽ giúp bạn thay đổi cái nhìn từ tận sâu bên trong, khi không còn phải sử dụng những sản phẩm đến từ giết mổ, chúng ta sẽ đến gần hơn với thiên nhiên, yêu thiên nhiên, cây cỏ và các loài vật hơn. Và đặc biệt nhất, chúng ta sẽ tìm thấy sự thanh thản và an yên trong tâm hồn mình.
Trên đây là những chia sẻ về kiến thức ăn chay, ăn chay là gì? Hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn thấu đáo hơn về lối sống này. Ăn chay là một chế độ ăn uống không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn mang đến cảm giác được thanh tịnh trong tâm hồn. Tuy nhiên, hãy đa dạng hóa về thực đơn để luôn cảm thấy ngon miệng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể phát triển khỏe mạnh nhé.