Dạo gần đây khẩu nghiệp đang là từ hot trend đối với giới trẻ, ta có thể dễ dàng bắt gặp từ này trên các mạng xã hội hay trong những câu chuyện tán gẫu của giới trẻ như: Bớt khẩu nghiệp đi, nghiệp quật đó, thánh khẩu nghiệp,…Nhưng khẩu nghiệp mà các bạn trẻ sử dụng đã bao quát được hết ý nghĩa của Khẩu nghiệp. Hãy cùng thapgiainhietliangchi đi tìm hiểu Khẩu nghiệp là gì? Hậu quả của khẩu nghiệp.
Khẩu nghiệp là gì?
Từ xa xưa ông bà ta đã răn dạy rằng: Bệnh từ miệng mà vào. Họa từ miệng mà ra. Cho chúng ta tầm quan trọng của lời nói đối với cuộc sống, nó không chỉ ảnh hưởng đến người khác mà còn ảnh hưởng đến chính chúng ta hay chính là nhân quả báo ứng khẩu nghiệp.
Trong bất kỳ thời đại nào, nếu như bạn có tài ăn nói, nói chuyện có duyên thì sẽ có nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống và được nhiều người quý mến. Và ngược lại bạn là một người ăn nói cộc cằn, thô lỗ, độc miệng sẽ bị người khác ghét bỏ, không được lòng nhiều người và bị gọi là khẩu nghiệp
Tìm hiểu khẩu nghiệp là gì? Khẩu nghiệp được hiểu như là một loại nghiệp chướng, bắt nguồn từ những lời nói không tốt đẹp không hay. Theo quan niệm đạo phật, khẩu nghiệp là một trong 4 loại nghiệp nặng nhất. Lời nói đã nói ra như bát nước một khi đổ đi không lấy lại được, lời nói một khi đã nói ra là không thể thu hồi hay sửa chữa lại được nữa sẽ phải chịu quả báo khẩu nghiệp.
Nếu chỉ là những lời nói bình thường thì không có chuyện gì xảy ra cả, nhưng nếu phát ngôn ngữ với lời lẽ khó nghe, ác ý để lại những hậu quả gây ra những hậu quả không tốt hay gây buồn phiền cho người nghe thì đây chính là một tội ác. Người ta có câu không có lưỡi dao nào sắc bén hơn miệng lưỡi con người. Chính vì thế, trước khi phát ngôn bất kỳ điều gì chúng ta cần phải suy nghĩ cẩn trọng để tránh để lại hậu quả cho người khác và bản thân đây chính là quả báo khẩu nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản thì khẩu nghiệp chính là tội lỗi, nghiệp báo mà do miệng lưỡi, lời nói của chúng ta gây ra bởi lời nói có tác động vô cùng lớn đối với cuộc sống con người, nó khiến người khác vui vẻ phấn khởi, nhưng cũng có thể khiến một người trở nên đau khổ, u uất, rơi vào tuyệt vọng. Lời nói cũng có thể khiến ta có sự nghiệp thành công tiền tài danh vọng nhưng cũng chỉ một lời nói làm hủy hoại cả sự nghiệp công danh. Khẩu nghiệp chính là tội lỗi, nghiệp báo của những lời nói không hay, xấu xa, khó nghe, ác ý, gây tổn thương cho người khác.
Khẩu nghiệp được phân loại như thế nào?
Theo quan niệm Phật giáo khẩu nghiệp từ miệng có nhiều loại và những mức độ khác nhau. Trong đó có 4 loại khẩu nghiệp chính là:
Thiến ngữ chính là những lời lẽ thô thiển: theo quan điểm của phật giáo những người hay phát ngôn những từ ngữ nặng nề để đả kích, chửi rủa làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác chính là họa từ miệng ra. Họa này không chỉ ảnh hưởng, gây hại cho người khác mà còn để lại quả báo khẩu nghiệp cho chính bản thân người nói.
Chính vì vậy, phật đã dạy mỗi người phải biết tôn trọng người khác chính là đang tôn trọng chính bản thân. Nói ra những lời lẽ thô tục, chua ngoa chính là hạ thấp bản thân mình, gây tổn phước phần của chính bản thân nên tuyệt đối không nên làm,
Vọng ngữ chính là nói dối: theo quan niệm phật giáo, điều được coi trọng đầu tiên chính là tôn trọng sự thành thật. Chính vì vậy, việc nói dối là một trong những việc gây ra nghiệp rất nặng. Theo phật pháp, nghiệp nói dối nghiêm trọng nhất đó chính là mình đang nói dối mà còn không biết bản thân mình nói dối. Tuy nhiên có thể lời nói dối đó không có bất kỳ ý xấu nào hay để làm hại bất kỳ ai, chỉ là những lời nói đùa nhưng như thế cũng là một hình thức tự rước họa vào thân. Chính vì những phát ngôn nói dối đó có thể khiến cho bạn bị mọi người xa lánh, dè chừng mất niềm tin vào bạn.
Chính vì thế, trong cuộc sống dù lời nói dối có là thiện ý hay là ác ý thì đều gây nghiệp không tốt, đây là hành động sẽ làm tổn hại uy tín của chính bản thân mình.
Xảo ngữ chính là những lời lẽ khiêu khích: xảo ngữ được hiểu là khi bạn sử dụng lời nói để châm chọc, khích bác người khác, điều này thể hiện tính tình ghen ghét đố kỵ của bản thân. Tuy chỉ là những lời nói châm chọc, khích đểu nhưng cũng chính là bạn đang tạo ra nghiệp từ miệng. Người thường có lời lẽ gây khiêu khích rất dễ bị mọi người xa lánh, không ưa hay bị người khác trả thù, hãm hại, sẽ phải chịu nhân quả báo ứng khẩu nghiệp.
Ba phải chính là những người nói hai lời: Kẻ ăn nói không có chính kiến riêng, người hai lời, là người hai mang gió thổi chiều nào xoay chiều ấy, lúc nói thế này lúc lại nói thế kia, chuyên bơm kích châm ngòi ly gián, cố tình gây mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ và để vun vén hưởng lợi riêng cho mình. Loại người này rất tâm cơ nguy hiểm, chuyên dùng lời lẽ hại người, là tạo nghiệp ác ý chứ không còn đơn thuần chỉ là nói sai sự thật.
Nếu như bạn đang có tính cách ba phải như trên thì nên bỏ ngay lập tức để tránh tạo ra nghiệp báo nặng nề sau này hay còn gọi là sẽ bị nghiệp quật.
Thế còn Khẩu nghiệp là gì trên Facebook?
Gần đây, khẩu nghiệp được giới trẻ sử dụng như một xu hướng, một thói quen mà không hề quan tâm đến nhân quả báo ứng khẩu nghiệp.
Khẩu nghiệp là gì trên Facebook là từ dùng để chỉ những hành động đi chửi bới, sân sỉ, chửi rủa, đặt điều vu khống người khác trên mạng xã hội. Cũng với ý nghĩa tương tự như thế giới trẻ cũng sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.
Chỉ cần gặp bất kỳ chuyện không vừa mắt, không cần quan tâm thực hư ra sao mà ngay lập tức khẩu nghiệp xả giận bằng những lời nói khó nghe, đôi khi chua ngoa. Thậm chí, họ còn sân si, soi mói và lạm dụng khẩu nghiệp thái quá tới mức sẵn sàng buông ra những lời chửi rủa chỉ trích, chê bai một ai đó đơn giản vì ngứa mắt, vì thích mà không cần bất cứ lý do cụ thể gì khác. Cũng không quan tâm đến nhân quả báo ứng khẩu nghiệp để lại.
Và những lần khẩu nghiệp để cho vui, vì ngứa mắt khó chịu như vậy có thể khiến cho đối phương bị tổn thương, đau đớn sâu sắc về mặt tinh thần và khiến mối quan hệ đó có thể đi vào bế tắc, tan vỡ, khó có hàn gắn được. Nhân quả đến muộn nhưng không có nghĩa là không đến không biết bao lâu nữa thì quả báo khẩu nghiệp sẽ đến với những người lấy sự tổn thương người khác để thỏa mãn mong muốn được nhận xét, bình phẩm của bản thân nhưng chắc chắn nó sẽ đến. Những người như vậy rồi cũng sẽ bị nghiệp quật.
Hay gần đây nhiều người lợi dụng sự tự do ngôn luận trên các mạng xã hội để đặt điều vu khống, bịa đặt gây tổn hại đến danh dự và nhân phẩm của người khác trên Facebook và chia sẻ nó cho nhiều người với mục đích tư thù hay để thu hút sự quan tâm lợi dụng để bán hàng. Đây là nghiệp nặng không thể dung thứ có thể hủy hoại cuộc đời của cả một con người, tội các này chắc chắn sẽ bị nhân quả báo ứng khẩu nghiệp.
Hậu quả của khẩu nghiệp mang đến cho người gây khẩu nghiệp
Chúng ta thường có câu rằng nhân quả thường đến muộn nhưng không có nghĩa là nó không đến. Đúng như vậy nên có lẽ nhiều người không tin vào quả báo khẩu nghiệp, cho rằng việc làm mình không có gì sai trái nhởn nhơ với những tội lỗi mình gây ra.
Nghiệp quật là gì? Nghiệp quật là từ dùng để chỉ việc một ngày nào đó bạn sẽ phải hứng chịu quả báo về những việc mình gây ra. Nghiệp quật chính là quá bảo. Trong giới trẻ nghiệp quật được sử dụng song song và phổ biến giống khẩu nghiệp trên Facebook.
Theo quan niệm Phật giáo, quan niệm tâm linh hậu quả của khẩu nghiệp hay chính là nhân quả báo ứng khẩu nghiệp vô cùng khủng khiếp, không trần thế thì sẽ dưới âm phủ, sớm hay muộn đều sẽ sẽ bị quả báo. Vết thương bạn gây ra cho da thịt thân thể người khác còn có thể lành được nhưng tổn thương bằng lời nói thì không thể chữa lành được.
Lời nói khiến người khác tổn thương buồn khổ nên sau khi chết đi sẽ bị đày đọa trong âm phủ chịu nhiều thống khổ. Mắng chửi, lăng nhục người khác là súc sinh sau khi chết sẽ bị đày đọa trong ngục tối, chịu hết quả báo khẩu nghiệp trong ngục thì lại phải chịu quả báo làm thân súc sinh. Nguyền rủa người khác là súc sinh, sau khi chết sẽ chịu báo ứng làm súc sinh, hết kiếp súc sinh tiếp tục bị đày làm ngạ quỷ.
Chính vì khẩu nghiệp ác khẩu nên dù dưới địa ngục đã trải qua nhân quả báo ứng làm súc sinh hay ngạ quỷ thì sau khi chuyển sang kiếp người cũng chịu quả báo bị câm bẩm sinh hoặc không sẽ bị người khác mắng chửi, đặt điều vu khống, hay gặp tranh chấp, chịu nhiều điều tiếng ác, không thể minh oan được.
Nhân quả là vô hình nên dù bạn tin hay không tin vào quả báo, kiếp sau, đày đọa dưới địa ngục thì bạn làm điều xấu, gây tổn thương cho người khác thì cũng sẽ làm tan vỡ một số mối quan hệ, mất uy tín, danh dự của bản thân, nhiều người sẽ thay đổi cách nhìn về bạn khi nhận ra. Làm người nếu không nói được lời hay hãy nói lẽ phải thật thà không làm tổn thương đến người khác nó không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần danh dự nhân phẩm người, mà đôi khi là tính mạng của họ.
Làm thế nào để tu bớt khẩu nghiệp?
Khẩu nghiệp có hay không có mối liên hệ mật thiết với sinh mệnh của mỗi người? Nếu bạn là một người thiện luôn nói những lời hay, lẽ đẹp thì cuộc sống của bạn sẽ luôn gặp may mắn, vui vẻ và được nhiều người yêu mến, ở hiền gặp lành.
Ngược lại, với những người hay nói những lời lẽ cay độc, nói dối, châm chọc, thêu dệt, chửi mắng…thì sớm muộn quả báo khẩu nghiệp cũng sẽ đến. Họ sẽ gặp những điều xui xẻo, gặp khó khăn trong cuộc sống. Chính vì vậy, bạn nên quan tâm tìm hiểu xem làm thế nào để tu khẩu nghiệp hay còn gọi là bớt khẩu nghiệp từ miệng.
Theo quan niệm nhà Phật thì có một số cách như sau:
Bạn không nên đánh giá về hoàn cảnh, gia đình người khác. Thứ nhất, trong chúng ta không ai có quyền lựa chọn gia đình và gia cảnh, mỗi con người đều đã một số phận riêng. Thứ 2, hoàn cảnh và gia đình người khác không hề liên quan đến bạn. Do đó, tuyệt đối không nên đánh giá, bình phẩm về hoàn cảnh và gia đình người khác
Bạn không nên đưa ra những bình phẩm đánh giá về người khác. Bạn không thể chỉ nhìn bề ngoài là có thể đánh giá tốt hay xấu của một con người. Nếu bạn vội vàng đánh giá nhận xét về một người nào đó qua vẻ bề ngoài có thể khiến bạn tạo nghiệp. Chính vì vậy, trong cuộc sống chúng ta không nên vội bình phẩm, đánh giá người khác chỉ qua vẻ bề ngoài.
Bạn không nên đánh giá qua học thức của người khác. Mỗi người sinh ra đều có nhận thức và trình độ học hành khác nhau. Trình độ không nói lên tất cả những người học thức ít nhưng vẫn làm nên điều lớn lao phi thường hay chỉ đơn giản là sống chân thật hơn là những người học vị nọ kia nhưng gian xảo dối trá, không có đạo đức.
Bạn không nên phán xét phẩm chất, đạo đức của người khác. Bởi thực tế, phẩm chất đạo đức của bạn chưa chắc đã hơn hay bằng được người khác
Bạn không nên sống dựa dẫm, ăn bám vào người khác. Nếu bạn luôn dựa dẫm vào người khác, nếu một ngày người đó không còn bạn cũng không thể tồn tại được trong cuộc sống này. Chính vì thế, bạn cần phải độc lập, làm chủ cuộc sống của mình, đừng bao giờ phải dựa dẫm vào một người nào đó, như vậy cuộc sống của bạn sẽ tự chủ và thoải mái hơn. Đặc biệt là bạn sẽ không bị người khác nhìn với ánh mắt khinh thường.
Bạn không nên khoe khoang, phô trương về bản thân. Hãy sống một cuộc sống đơn giản và khiêm tốn.
Bạn không được tự đắc hay kiêu ngạo về bản thân mình với người khác. Ngày hôm nay, có thể bạn hơn người khác rất nhiều nhưng không thể biết được ngày mai chưa chắc bạn có thể bằng người khác. Và cũng có thể ngày mai bạn phải đi dựa dẫm nhờ vả người mà bạn đã từng khinh thường.
Bạn không nên tiêu xài một cách phung phí và bừa bãi. Hãy sử dụng đồng tiền mình làm ra một cách hợp lí và suy nghĩ cho tiết kiệm ngày mai.
Cuối cùng, bạn tuyệt đối không được những lời làm tổn thương người khác. Hôm nay, bạn dùng những lời lẽ cọc cằn khó nghe với người khác và làm tổn thương họ. Biết đâu ngày mai lại có người khác cũng dùng chính những lời lẽ đó với bạn khiến bạn bị tổn thương, bị xúc phạm.Chính vì vậy hãy suy nghĩ kỹ chín chắn trước khi phát ngôn. Lời nói rất dễ để nói ra nhưng không thể nào thu lại được.
Ngoài những cách trên để tu khẩu nghiệp, bớt khẩu nghiệp. Các bạn có thể tìm hiểu về kinh giải khẩu nghiệp của phật giáo, thường xuyên đi chùa miếu làm công quả hay có thể tìm hiểu áp dụng những câu châm ngôn về tịnh khẩu nghiệp để giảm bớt hậu quả của khẩu nghiệp.
Bài viết trên là những chia sẻ về Khẩu nghiệp là gì và Hậu quả của khẩu nghiệp. Lời nói gió bay tuy dễ nói nhưng không thể rút lại nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi nói bất cứ điều gì. Có thể bạn không tin vào quả báo khẩu nghiệp, nhân quả báo ứng khẩu nghiệp nhưng nếu không nói được lời hay ý đẹp hãy nói lẽ phải và chân thành tránh gây ra tổn thương cho người khác vì đôi khi chỉ với một câu nói cũng có thể hủy hoại một con người. Bởi vì có người từng nói rằng Ai cũng biết rằng những vết thương trên da thịt, thân thể dễ lành hơn bất kỳ vết thương do lời nói gây ra.