Vô thức là gì theo triết học và Phật giáo? Ví dụ hành vi vô thức

Vô thức từ lâu đã trở thành một “ẩn số” với khoa học với nhiều điều mà chúng ta chưa thể nào lý giải được. Cùng tìm hiểu thêm vô thức là gì theo quan niệm của triết học và Phật giáo trong bài viết dưới đây! 

Vô thức trong triết học

Vô thức là gì theo triết học?

Vô thức theo quan niệm của các nhà tâm lý học ở phương Tây là khái niệm nhằm để chỉ hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ tồn tại ở một cá nhân, nhưng cá nhân đó lại không nhận thức hay không diễn tả được bằng ngôn ngữ cho mình và người khác. 

Tìm hiểu hành vi vô thức là gì theo quan niệm triết học
Tìm hiểu hành vi vô thức là gì theo quan niệm triết học

Đây là những hoạt động của hệ thần kinh ngoại hình tháp của con người. Ở trạng thái vô thức, ý thức của con người không hoạt động hay chỉ hoạt động vô cùng kém. Lúc đó, hệ thần kinh trung ương sẽ không có khả năng kiểm soát về nguyên nhân, hậu quả, cũng không đặt vấn đề mâu thuẫn hay nghi vấn,… Thay vào đó chỉ có mục đích thỏa mãn, đòi hỏi của bản năng, các hành động xảy ra không tác động đến không gian, thời gian.

Trong lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud, vô thức được định nghĩa là một kho chứa các suy nghĩ, cảm giác, ký ức nằm ngoài nhận thức có ý thức. Theo Freud, ông tin rằng vô thức tiếp tục ảnh hưởng đến hành vi, mặc dù con người không nhận thức được những ảnh hưởng tiềm ẩn này. 

Cách giúp vô thức hoạt động

Ta có thể so sánh tâm trí với một tảng băng, mọi thứ trên mặt nước đại diện cho nhận thức có ý thức, còn mọi thứ dưới mặt nước đại diện cho vô thức. Chỉ một phần nhỏ của tảng băng mà ta có thể nhìn thấy được trên mặt nước. Những gì mà ta không thấy chính là lượng băng khổng lồ tạo nên phần lớn tảng băng trôi, được chìm sâu bên dưới trong nước.

Cách vô thức trong tâm lý học hoạt động
Cách vô thức trong tâm lý học hoạt động

Những thứ đại diện cho nhận thức tỉnh táo của con người đơn giản là “phần nổi của tảng băng chìm”. Phần còn lại của thông tin được nằm ngoài nhận thức có ý thức được nằm ở bên dưới bề mặt. Dù thông tin này có thể không được truy cập một cách có ý thức, nhưng chúng vẫn ảnh hưởng đến hành vi hiện tại.

Tác động của sự vô thức

Suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc vô thức có thể gây ra những vấn đề như: tức giận, phiền muộn, vấn đề về các mối quan hệ,… Freud tin rằng nhiều cảm giác, mong muốn, cũng như cảm xúc của chúng ta bị kìm nén hoặc không nhận thức được vì chúng quá đe dọa. Freud tin rằng đôi tất cả những bản năng và sự thôi thúc cơ bản đều được chứa đựng trong tâm trí vô thức.

Ví dụ, bản năng sống và cái chết tìm thấy trong vô thức. Bản năng sống là những bản năng liên quan đến sự sống còn. Còn bản năng chết gồm những điều như: ý nghĩ hung hăng, chấn thương, nguy hiểm.

Xem thêm: Tri thức là gì? Ví dụ, vai trò của tri thức trong cuộc sống

Sử dụng vô thức

Freud tin rằng việc đưa nội dung của vô thức vào nhận thức là điều khá quan trọng nhằm giải tỏa tâm lý đau khổ. Có rất nhiều nghiên cứu giúp khám phá các kỹ thuật khác nhau để giúp xác định vô thức ảnh hưởng như thế nào đến hành vi, cụ thể:

  • Vô thức tự do liên kết: Freud yêu cầu bệnh nhân thư giãn và nói bất cứ điều gì đang nghĩ đến mà không cần cân nhắc. Việc lần theo luồng suy nghĩ này sẽ có thể khám phá ra nội dung của tâm trí vô thức, nơi tồn tại ham muốn bị kìm nén, cùng với ký ức tuổi thơ đau khổ.
Cách thức để sử dụng vô thức
Cách thức để sử dụng vô thức
  • Giải mã giấc mơ: theo Freud giấc mơ cũng là một con đường khác dẫn đến vô thức. Thông tin từ tâm trí vô thức có thể xuất hiện trong những giấc mơ. Để giải thích giấc mơ cần kiểm tra nội dung theo nghĩa đen của một giấc mơ để khám phá ra ý nghĩa tiềm ẩn, vô thức của giấc mơ.
  • Cạm bẫy tiềm ẩn: các nhà nghiên cứu tập trung vào các chức năng tự động, tiềm ẩn nhằm mô tả những thứ được cho là do vô thức. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy những thứ mà chúng ta không nhận thức được một cách có ý thức đều có thể làm ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta.

Vô thức là gì theo quan niệm của Phật giáo

Tâm dưới dạng vô thức được gọi là Bhavanga (hay Tâm hộ kiếp) tương đương với A-lại-da thức ở trong Duy Thức Luận. Bhavanga bao gồm những khoảnh khắc không có cảm xúc khi không tư duy, khi không có tâm bất thiện và tâm thiện. Những khoảnh khắc này vẫn có tâm, vì nếu như không có tâm sẽ không có đời sống, loại tâm sinh và diệt ở những khoảnh khắc này được gọi là tâm hộ kiếp (Bhavangacitta). 

Tâm hộ kiếp nghĩa đen là “yếu tố của đời sống”, giúp duy trì sự liên tục trong một kiếp sống. Sau khi tiến trình tâm-sinh-vật lý diễn ra, thông tin được sao chép và lưu trữ trong Bhavanga, những dữ liệu này thuộc dạng vô thức. Đây là dạng vô thức trong tiềm thức.

Trạng thái vô thức là gì theo quan điểm của Phật giáo
Trạng thái vô thức là gì theo quan điểm của Phật giáo

Dạng vô thức thứ 2 là những gì được diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày mà con người không ý thức được cũng được gọi là vô thức. Nhãn thức, thiệt thức, thân thức, nhĩ thức, tỷ thức và một số hoạt động của ý thức mặc dù được diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng vẫn là tâm vô nhân dị thục, vì thế vẫn được xem như vô thức và vô ký. Khi có ý thức thì mới gọi là hữu thức. 

Hoạt động của hữu thức hay ý thức vô cùng hạn hẹp, chỉ trên bề mặt, trong khi đó hoạt động của vô thức rộng lớn hơn nhiều. Nếu như hữu thức không làm việc khi ngủ thì vô thức vẫn làm việc liên tục không ngừng nghỉ.

Xem thêm: Bản ngã là gì? Cách kiềm chế và vượt qua cái tôi cá nhân quá cao

Sự tương quan giữa vô thức và ý thức

Giữa ý thức và vô thức có mối tương quan lẫn nhau, cụ thể như:

  • Ý thức giúp kiểm duyệt và kiềm chế những hành vi thúc đẩy bởi vô thức: Nếu như vô thức thôi thúc chúng ta thỏa mãn dục vọng cho cái “ta” thì ý thức lại giúp ta nhận thức được như thế nào là đúng, như thế nào là sai.
Mối tương quan giữa ý thức và vô thức
Mối tương quan giữa ý thức và vô thức
  • Ý thức có thể được hóa giải thông qua vô thức: Giữa vô thức và ý thức có mối liên quan mật thiết với nhau, việc thiết một trong 2 sẽ dẫn đến vấn đề bị khuyết về tư duy. Vô thức có vai trò quan trọng ở trong quá trình sáng tạo của con người, giúp tạo nên các thiên tài, vĩ nhân, thần đồng ở trong mọi lĩnh vực.

Vô thức có chuyển hóa thành ý thức được không?

Tham khảo các hiện tượng vô thức trong đời sống sau đây: Các bạn nhỏ khi đi vào siêu thị với bố mẹ sẽ thường đòi mua cho những món đồ chơi mình thích bằng được. Nếu không được đáp ứng sẽ ngay lập tức khóc lóc, giận dỗi,…

Có thể thấy hành động đòi mua quà của đứa bé là vô thức, bởi chúng chưa thể ý thức được hành vi của mình, thay vào đó là chỉ đòi hỏi theo bản năng mà thôi. Nhưng khi trưởng thành đã ý thức được vấn đề chúng sẽ hiểu được tại sao mình thích và có nên mua hay không. 

Qua ví dụ này chúng ta có thể thấy giữa ý thức và vô thức không có ranh giới rõ ràng, thay vào đó chúng được chuyển hóa lẫn nhau. Nhìn chung, vô thức với tính đa dạng và phức tạp vẫn luôn là vấn đề nan giải, khó hiểu với khoa học, vẫn có nhiều bí ẩn mà con người không thể nào hiểu hết được. 

Qua đây chúng ta đã có thể hiểu được vô thức là gì theo những quan niệm khác nhau. Có thể thấy sức mạnh của vô thức hay tàng thức là vô cùng to lớn mà chúng ta không thể tưởng tượng nổi. Cả triết học và Phật giáo đều có những đóng góp để nhân loại hiểu rõ được thêm về chính bản thân mình.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *