Tục ngữ là gì? Tổng hợp tục ngữ Việt Nam nói về lòng nhân hậu

Tục ngữ là những đúc kết về các kinh nghiệm, bài học,.. của ông cha ta nhằm để truyền lại cho con cháu. Trong đời sống tinh thần của người việt, tục ngữ là một món ăn tinh thần không thể thiếu. Vậy tục ngữ là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một cách chi tiết, cặn kẽ ngay bài viết sau đây.

Tục ngữ là gì?

Dựa theo sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 ta có định nghĩa về tục ngữ như sau:“ Tục ngữ thể loại văn học dân gian, đó là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu và hình ảnh. Tục ngữ thể hiện các kinh nghiệm dân gian về mọi mặt trong cuộc sống như: tự nhiên, xã hội, lao động sản xuất,.. được nhân dân vận dụng vào đời sống, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Định nghĩa về tục ngữ
Định nghĩa về tục ngữ

Kho tàng tục ngữ Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng bởi được nhân dân lao động sáng tạo, lưu truyền, tích lũy từ lâu đời. Tục ngữ giúp cung cấp cho lời ăn tiếng nói hàng ngày, cho ngôn ngữ văn chương hình thức biểu hiện súc tích, mang tính khái quát cao.

Tục ngữ răn dạy chúng ta điều hay lẽ phải, cũng như các kinh nghiệm sống, lao động sản xuất được đúc kết từ bao đời qua những câu nói ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ và dễ lưu truyền.

Nguồn gốc của tục ngữ Việt Nam

Tục ngữ có nguồn gốc từ rất lâu, các kinh nghiệm được đúc kết đều là những quan sát được từ lao động, sản xuất và đời sống. Tục ngữ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể như:

  • Từ trong cuộc sống thực tiễn, trong đời sống sản xuất, đấu tranh của nhân dân, được nhân dân trực tiếp sáng tác
  • Được tách ra từ tác phẩm văn học dân gian hoặc có thể là do ngược lại
  • Được rút ra tác phẩm văn học bởi con đường dân gian hóa các lời hay, ý đẹp
  • Qua sự vay mượn của nước ngoài.

Đặc điểm của tục ngữ

Tục ngữ có những đặc điểm chung cơ bản như sau:

  • Tục ngữ mang tính ngắn gọn, súc tích chỉ gồm 1-2 câu ngắn gọn, mang tính súc tích cao. Tuy nhiên lại có khả năng giúp truyền tải ý nghĩa một cách dễ hiểu, nhanh chóng.
Tục ngữ vô cùng ngắn gọn và súc tích
Tục ngữ vô cùng ngắn gọn và súc tích
  • Tục ngữ thường được truyền miệng từ thế hệ này qua thế hệ khác, được truyền lại trong gia đình, cộng đồng hay thông qua các hoạt động văn hóa, tôn giáo,… 
  • Trong tục ngữ thường chứa đựng thông điệp hoặc lời khuyên, nhờ đó mà con người có thể hiểu và đối mặt với những tình huống khác nhau.
  • Đặc biệt, tục ngữ còn giúp phản ánh truyền thống văn hóa, tôn giáo và phong tục tập quán của một vùng miền.
  • Trong các câu tục ngữ thường mang tính nhân văn, tôn trọng đạo đức và các giá trị nhân sinh. Tục ngữ thường chứa đựng những lời khuyên thông thái, đầy tình yêu thương.

Có thể khẳng định rằng, tục ngữ là một phần quan trọng của văn hóa, giúp gìn giữ các giá trị nhân văn cao đẹp.

Xem thêm: Ca dao là gì? Phân loại, ý nghĩa, đặc điểm của ca dao

Những tác dụng của tục ngữ

Các tác dụng của tục ngữ mà chúng ta có thể kể đến như: 

  • Có tác dụng cung cấp những lời khuyên thực tế, có giá trị. Nhờ đó mà chúng ta có thể hiểu được cách ứng xử trong các tình huống khó khăn để đưa ra quyết định đúng đắn.
  • Tục ngữ khá ngắn gọn, dễ nhớ, giúp việc ghi nhớ những lời khuyên quan trọng trong cuộc sống dễ dàng và lâu hơn.
  • Có tác dụng truyền kiến ​​thức, kinh nghiệm quý báu từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tục ngữ giúp mang đến lời khuyên thực tế, có giá trị
Tục ngữ giúp mang đến lời khuyên thực tế, có giá trị
  • Tạo sự đồng cảm giữa con người với con người bằng cách chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm chung.

Nội dung tục ngữ

Giúp phản ánh kinh nghiệm sản xuất

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có rất nhiều tục ngữ chứa đựng các kinh nghiệm sản xuất của người dân lao động từ ngàn đời được đúc kết. Cho đến tận ngày nay, tục ngữ vẫn được dùng như một cách để lưu truyền, phổ biến kinh nghiệm, trở thành lĩnh vực tri thức về khoa học dân gian. 

Vì nảy sinh trong quá trình lao động với điều kiện cần nhờ vào thiên nhiên, cho nên tục ngữ giúp thể hiện được các kinh nghiệm về quy luật biến đổi của thời tiết và khí hậu.

Trong nội dung lao động sản xuất, ông cha ta đã sáng tác được nhiều câu tục ngữ nhằm để truyền thụ kiến thức, thời tiết, cũng như giúp lưu lại nhiều kinh nghiệm nuôi trồng quý báu.

Ví dụ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Kinh nghiệm lao động, sản xuất được phản ánh đầy đủ trong tục ngữ
Kinh nghiệm lao động, sản xuất được phản ánh đầy đủ trong tục ngữ

Có thể thấy, cho đến tận ngày nay những kinh nghiệm thực tiễn mà ông cha ta đúc kết vẫn có giá trị sử dụng. Bởi vậy, những câu tục ngữ giúp thể hiện tinh thần sáng tạo vô cùng của người dân lao động. Nhưng đôi khi nó cũng chỉ phản ánh một mặt của những biểu hiện ở từng địa phương hay đối với từng thời điểm nhất định.

Xem thêm: Thành ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ? Ý nghĩa, ví dụ

Tục ngữ giúp ghi nhận các hiện tượng lịch sử, xã hội

Tục ngữ có nội dung phổ biến nhất là hiện tượng lịch sử xã hội. Chúng giúp thể hiện cho những tập quán, thị hiếu hay các cuộc đấu tranh của nhân dân từ thuở xưa.

Ta có thể xét theo những ví dụ sau đây: 

  • Câu tục ngữ về hiện tượng lịch sử: “Hăm mốt Lê Lai, Hăm hai Lê Lợi”.
  • Câu tục ngữ phản ánh lối sống sinh hoạt của người dân: “Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam”.
  • Các nét ở trong đời sống của nhân dân thời xưa: “Đất có lề, quê có thói” hay “Phép vua thua lệ làng”
  • Các câu tục ngữ về quan hệ xã hội trong thời kì phong kiến: “Cá lớn nuốt cá bé”.
Tục ngữ về những hiện tượng lịch sử, xã hội
Tục ngữ về những hiện tượng lịch sử, xã hội

Tục ngữ nhằm thể hiện các triết lý dân gian dân tộc

Các nội dung triết lý dân gian dân tộc chứa đựng các kinh nghiệm sống, cũng như truyền thống tư tưởng, đạo đức của nhân dân luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong các câu tục ngữ. 

Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng giúp chứa đựng cả tư tưởng chính trị xã hội, triết học ở bên trong.

  • Biểu hiện trong thái độ và đánh giá lao động hay nhận xét của con người trong lao động. Ví dụ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”; 
  • Ca ngợi vẻ đẹp đất nước, con người tài hoa, qua đó giúp thể hiện lòng tự hào dân tộc. Ví dụ “Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, 
  • Thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân chống lại bất công. Ví dụ: “Thắng làm vua thua làm giặc”
  • Khen ngợi, khuyên răn các đức tính tốt của con người, thể hiện truyền thống đạo đức sâu sắc của ông cha ta. Ví dụ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Nghệ thuật trong tục ngữ

Nội dung và hình thức của tục ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau

Nội dung và hình thức có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau trong một câu tục ngữ. Nhờ đó, giúp tạo thành một câu hoàn chỉnh, thống nhất, tạo nên tính bền vững cho câu tục ngữ.

Nội dung và hình thức trong tục ngữ có quan hệ chặt chẽ
Nội dung và hình thức trong tục ngữ có quan hệ chặt chẽ

Hình tượng trong tục ngữ

Hình tượng trong câu tục ngữ được thể hiện qua biện pháp tu từ như: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa. Thông qua những hình tượng hóa nhằm giúp thể hiện tư tưởng, quan niệm đúc kết lại phương châm, kinh nghiệm, chân lý sâu sắc.

Chính tính hình tượng hóa này giúp hiểu để có được những liên tưởng, suy ngẫm.

Ví dụ: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”.

Xem thêm: Thuật ngữ là gì? Đặc điểm, cách sử dụng, chức năng của thuật ngữ

Tục ngữ có vần điệu, cùng với đó là sự hòa đối

Tục ngữ có hình thức lưu truyền bằng miệng, vì thế đa phần chúng có vần điệu dễ thuộc, dễ nhớ. Trong các câu tục ngữ luôn thể hiện một cách rõ nhất yếu tố nhịp điệu, cách ngắt nhịp linh hoạt.

Ví dụ: “Ăn không lo của kho cũng hết”.

Tục ngữ còn có tính hòa hợp, cân đối tạo nên sự nhịp nhàng, vững chắc ở trong câu. Hình thức đối trong tục ngữ thường là đối thanh và đối ý.

Tổng hợp một số câu tục ngữ về lòng nhân hậu

Thực tế có rất nhiều câu tục ngữ về lòng nhân hậu, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra và giải thích ý nghĩa cụ thể một số ví dụ về tục ngữ để chỉ sự nhân hậu của con người:

  • “Thương người như thể thương thân”: Câu tục ngữ nói về lòng yêu thương con người chứa đựng giá trị ý nghĩa vô cùng tốt đẹp. Tình yêu thương xuất phát từ đáy lòng, yêu thương mọi như như việc yêu thương chính bản thân mình.
Ví dụ tục ngữ về lòng nhân hậu
Ví dụ tục ngữ về lòng nhân hậu
  • “Lá lành đùm lá rách”: Tình yêu thương và lòng nhân ái trong cuộc sống này đặc biệt quan trọng. Nếu bạn có cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn người khác thì hãy giúp đỡ, thể hiện sự yêu thương với những người khó khăn, khổ cực hơn.
  • “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”: Tình yêu thương, sự sẻ chia giữa con người với nhau sẽ đáng quý hơn nếu gặp đúng lúc khó khăn, hoạn nạn. Dù chỉ là sự giúp đỡ nhỏ, nhưng chứa chan tình cảm yêu thương.
  • “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”: Thể hiện sự đoàn kết, chỉ cần một cá thể gặp khó khăn thì cả tập thể sẽ cùng nhau giúp đỡ.

Qua đây ta đã hiểu được tục ngữ là gì, cũng như những giá trị và đặc điểm của tục ngữ. Hy vọng chúng thực sự hữu ích và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nền văn học dân tộc Việt Nam.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *