Thành ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ? Ý nghĩa, ví dụ

Thành ngữ và tục ngữ là một trong những nội dung học cơ bản mà các em học sinh hiện nay rất dễ bị nhầm lẫn. Để hiểu được thành ngữ là gì, cũng như cách phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ, mời bạn đọc cùng thapgiainhietliangchi.com tìm hiểu ngay sau đây!

Thành ngữ là gì ví dụ cụ thể

Khái niệm thành ngữ

Trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 có ghi rõ về khái niệm của thành ngữ như sau:

“Thành ngữ là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình tượng trưng, dùng để chỉ các khái niệm, cái nhìn tổng quát nói thành câu cố định mà khi tách nghĩa các từ ngữ trong câu sẽ không giải thích được hàm ý của câu”.

Khái niệm về thành ngữ
Khái niệm về thành ngữ là gì?

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen bởi những từ được tạo nên nó, nhưng thông thường sẽ thông qua một số phép chuyển nghĩa như: so sánh, ẩn dụ,…

Có thể hiểu thành ngữ bao gồm những cụm từ dùng để chỉ một ý cố định, thường không tạo thành câu có ngữ pháp hoàn chỉnh, cho nên không thể thay thế hay sửa đổi về ngôn ngữ.

Ví dụ về thành ngữ 

Một số ví dụ về thành ngữ:

  • Mẹ tròn con vuông: Chỉ việc sinh đẻ thuận lợi, mẹ con đều khỏe mạnh
  • Chân cứng đá mềm: Chỉ sự kiên trì, bền bỉ, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.
  • Lên thác xuống ghềnh: câu thành ngữ này nhằm để chỉ sự gian nan, vất vả, khó khăn, nguy hiểm,… mà mọi người phải trải qua
  • Nhanh như chớp: nhằm để chỉ một hành động mau lẹ, nhanh chóng, chính xác,…
  • Khẩu xà tâm phật: thành ngữ này nhằm để chỉ miệng nói từ bi, thương người, nhưng thực chất trong lòng lại vô cùng nham hiểm, độc địa,,..
  • Dĩ hòa vi quý: nhằm để chỉ lấy sự hòa hợp là trọng tâm, thể hiện cách cư xử, đối xử với người khác.
  • Đục nước béo cò: chỉ những kẻ mưu mô, lợi dụng lúc người khác khó khăn để trục lợi.
  • Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong: Phê phán những người luôn nhìn bề ngoài để đánh giá tâm hồn, tính cách người khác.
  • Ếch ngồi đáy giếng: mượn hình ảnh con ếch ngồi dưới giếng sâu để chỉ những kẻ nông cạn, chỉ biết dừng chân ở một chỗ.
  • Gieo gió gặt bão. Mượn hình ảnh gió và bão chỉ những người hay làm việc xấu, việc ác sau này nhất định sẽ gặp báo ứng, hậu quả, thậm chí sẽ phải trả một cái giá cực đắt bởi những điều mà mình đã gây ra cho người khác. 
Tìm hiểu những ví dụ cụ thể về thành ngữ
Tìm hiểu những ví dụ cụ thể về thành ngữ

Đặc điểm của thành ngữ

Thành ngữ có những đặc điểm chính như sau:

  • Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó qua những phép chuyển nghĩa so sánh, ẩn dụ…
  • Thành ngữ mang tính hình tượng, xây dựng dựa trên những hình ảnh thực tế
  • Thành ngữ hoạt động riêng biệt trong câu, mang ý nghĩa sâu xa, cần phân tích kỹ mới có thể giải thích được.
  • Thành ngữ mang tính hàm súc, khái quát cao, ngoài biểu hiện trên bề mặt ngôn từ, thành ngữ còn mang ý nghĩa bao quát, mang tính biểu trưng và biểu cảm cao.

Xem thêm: Ca dao là gì? Phân loại, ý nghĩa, đặc điểm của ca dao

Tác dụng và ý nghĩa của thành ngữ

Thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm, vì thế có thể dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người viết, người nói với điều được nhắc đến. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ chúng ta hãy cùng nhau xét đến ví dụ trong bài “Thương vợ” của Trần Tế Xương:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Tác giả Tế Xương đã sử dụng thành ngữ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” nhằm để nói đến sự lam lũ, vất vả của người phụ nữ trong cuộc đời ông. Sự lam lũ, lặn lội của người vợ chẳng khác tấm thân kiếm ăn trong đêm khuya. 

Tác dụng của thành ngữ
Tác dụng của thành ngữ

Hình tượng “con cò” gầy guộc trong văn thơ thường nhằm để ám chỉ sự khắc khổ của người phụ nữ. Câu thành ngữ mà Tế Xương sử dụng có tác dụng nhằm để thể hiện tình cảm, nỗi xót xa trước sự vất vả, nhọc nhằn của người vợ, đso cũng là sự trân trọng, yêu thương mà người đàn ông dành cho người phụ nữ của mình.

Tác dụng của việc dùng thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp bởi nghĩa đen cấu tạo nên nó.

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Điểm giống giữa thành ngữ và tục ngữ

Cả thành ngữ và tục ngữ đều đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt. Chúng đều có thành phần cấu tạo là từ, có thể là từ đơn, từ kép hoặc từ phức. 

Tục ngữ, thành ngữ đều chứa đựng, phản ánh các kiến thức, tri thức của nhân dân về hiện tượng, sự vật tồn tại trong thế giới khách quan. Từ đó, giúp giáo dục, truyền đạt kinh nghiệm, dạy cách làm người, sống tốt. 

Điểm giống nhau của thành ngữ và tục ngữ
Điểm giống nhau của thành ngữ và tục ngữ

Có thể thấy kho tàng thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam rất phong phú, được truyền từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. 

Sự khác nhau cơ bản giữa tục ngữ, thành ngữ

Tiêu chí Tục ngữ Thành ngữ
Khái niệm Tục ngữ là câu ngắn gọn, có vần điệu, được đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, cũng như đạo đức thực tiễn của nhân dân. Thành ngữ là tập hợp từ cố định, thường quen dùng. Nghĩa của nó thường không thể giải thích được đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó. 
Hình thức Tục ngữ là một câu ngắn gọn, có hoàn chỉnh về cấu tạo ngữ pháp. Thành ngữ là cụm từ cố định
Nội dung Mỗi câu tục ngữ diễn đạt được một ý, nội dung trọn vẹn, hoàn chỉnh. Chúng có thể là 1 lời nhận xét, đánh giá, kinh nghiệm sống hay lời khuyên của những người đi trước. 

Tục ngữ thuộc lĩnh vực văn học, được dùng một cách độc lập.

Thành ngữ chưa diễn đạt được một ý trọn vẹn, thay vào đó chúng chỉ đề cập đến như một khái niệm. 

Thành ngữ thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, cho nên nên thường dùng để làm thành phần tạo câu hoặc chèn thêm vào trong các câu nói.

Phân loại thành ngữ

Sự phân chia thành ngữ được dựa vào 3 tiêu chí về: nguồn gốc, thủ pháp tu từ và số lượng từ. Cụ thể như sau:

Theo nguồn gốc

Phân loại theo nguồn gốc ta có những loại thành ngữ sau đây:

  • Thành ngữ thuần Việt, ví dụ những những câu thành ngữ sau: Buôn thúng bán mẹt; Ăn cháo đá bát,… 
  • Thành ngữ Hán Việt, ví dụ như:: Khẩu phật tâm xà; Độc nhất vô nhị; Đơn thương độc mã,… 
Phân loại thành ngữ
Phân loại thành ngữ

Theo thủ pháp tu từ

Theo thủ pháp tu từ ta có các loại thành ngữ như sau:

  • Thành ngữ so sánh, ví dụ như: Nhát như thỏ đế; Bình chân như vại,.. 
  • Thành ngữ ẩn dụ, ví dụ như: Ruột để ngoài da; Rán sành ra mỡ; Qua cầu rút ván,..
  • Thành ngữ đối ngẫu, ví dụ về thành ngữ đối ngẫu như: Cao chạy xa bay; Lên bờ xuống ruộng,…

Theo số lượng từ: 3, 4, 5, 6 chữ,…

Dựa theo số lượng từ ta có những loại thành ngữ sau đây: 

  • Thành ngữ 3 chữ: Cau phơi tái, Thẳng ruột ngựa,…
  • Thành ngữ 4 chữ: Cá mè một lứa; Ăn trắng mặc trơn; Một nắng hai sương,… 

Với những chia sẻ của chúng tôi ở bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được thành ngữ là gì, cũng như sự khác nhau cơ bản giữa thành ngữ và tục ngữ. Để được biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác, mời bạn đọc hãy nhân theo dõi ngay thapgiainhietliangchi.com nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *