Ca dao là gì? Phân loại, ý nghĩa, đặc điểm của ca dao

Ca dao được sáng tác và truyền miệng bởi người dân lao động, vô cùng gần gũi và gắn bó với các thế hệ người Việt từ xưa đến nay. Cùng tìm hiểu ca dao là gì, cũng như đặc điểm, ý nghĩa và phân loại của ca dao ngay trong bài viết sau đây!

Tìm hiểu chung về ca dao

Thể loại ca dao là gì?

Định nghĩa ca dao theo sách giáo khoa lớp ngữ văn 10 như sau: “Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, ca dao có thể kết hợp được với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm để diễn tả thế giới nội tâm của con người. Ca dao là thể loại thường có nhiều dị bản”.

Ví dụ về ca dao: 

“Mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ tính tháng tính ngày”.

Ý nghĩa của ca dao

Ca dao có ý nghĩa quan trọng trong đời sống sinh hoạt, sản xuất, cũng như văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Nó được ví giống như một “món ăn tinh thần” để người dân giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau chuỗi ngày làm việc vất vả, cực nhọc.

Ý nghĩa của ca dao
Ý nghĩa của ca dao

Ca dao còn là nơi để bày tỏ sự uất ức, bất công, tủi nhục,… của những con người nông dân thấp cổ bé họng trong xã hội. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ca dao giúp thể hiện được nét đẹp truyền thống của người Việt, đó chính là sự mộc mạc, giản dị, cũng như tinh thần lạc quan, giúp vượt lên mọi hoàn cảnh của người dân.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều kinh nghiệm dân gian quý báu được cha ông ta đúc kết, lưu giữ trong ca dao. Điển hình là các bài ca dao về hiện tượng tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất như: 

“Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng 10 chưa cười đã tối.”

Đặc điểm của ca dao

Về nội dung

Nội dung của ca dao diễn tả đời sống tinh thần, tư tưởng và tình cảm của người dân trong những mối quan hệ như: tình yêu quê hương, đôi lứa, gia đình, đất nước,… 

Bên cạnh đó, ca dao còn giúp phản ánh lịch sử, cũng như các phong tục tập quán truyền thống của người dân Việt.

Chủ đề chính của ca dao chính là tiếng hát than thân, lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời xót xa, cay đắng, nhưng lại đằm thắm ân tình của con người Việt.

Về nghệ thuật

  • Những lời thơ của ca dao vô cùng ngắn gọn, viết bằng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể, vì thế mà ca dao vô cùng dễ ghi nhớ.
  • Ngôn ngữ của ca dao vô cùng giản dị, quen thuộc và gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
  • Ca dao đặc biệt giàu hình ảnh ẩn dụ, so sánh.
Đặc điểm nghệ thuật của ca dao
Đặc điểm nghệ thuật của ca dao
  • Ca dao diễn đạt mang đậm sắc thái dân gian.
  • Cấu trúc của ca dao được chia thành 3 loại như sau: Cấu trúc ngẫu nhiên, không có chủ đề nhất định; Cấu trúc theo lối phô diễn về thiên nhiên và cuối cùng là cấu trúc theo lối đối thoại.

Xem thêm: Thành ngữ là gì? Phân biệt thành ngữ và tục ngữ? Ý nghĩa, ví dụ

Phân loại ca dao

Có thể thấy trong kho tàng ca dao Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú, được chia thành nhiều loại khác nhau như:

Đồng giao

Đồng dao là những bài ca dao dân gian được truyền miệng gắn với công việc và các trò chơi của trẻ em.

Ví dụ về đồng giao:

“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa đứt cương”,…

Ca dao lao động

Ca dao lao động sáng tác trong quá trình lao động sản xuất của nhân dân. Đó là những kinh nghiệm được đúc kết của cha ông ta.

Ca dao ru con

Hầu hết những bài hát ru con ngày nay đều bắt nguồn từ những câu ca dao có sẵn.

Ví dụ:

“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao,…”.

Ca dao về phong tục, lễ nghi

Ca dao về lễ nghi và phong tục thể hiện hình thức sinh hoạt tôn giáo của người dân.

Ví dụ:

“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”.

Các loại ca dao hiện nay
Các loại ca dao hiện nay

Ca dao bông đùa, hài hước, trào phúng

Những câu ca dao hài hước, dí dỏm, bông đùa giúp thể hiện tinh thần lạc quan, giúp vượt qua khó khăn của cuộc sống. Còn những câu ca dao châm biếm, trào phúng nhằm để lên án, phê phán những thói hư, tật xấu của con người.

Ví dụ:

“Công anh chăn nghé đã lâu,
Bây giờ nghé đã thành trâu ai cày?”.

Ca dao trữ tình

Ca dao trữ tình được hình thành bởi cảm xúc, dùng để bộc bạch tâm trạng, tình cảm, ký thác tâm sự của chủ thể. Ca dao trữ tình có chủ thể khá đa dạng, đó có thể là tình cảm gia đình, quê hương, cho tới tình yêu đôi lứa.

Ca dao than thân

Ca dao than thân chính là tiếng nói cất lên bởi những kiếp người đau khổ, lầm than, cùng cực trong xã hội cũ. Họ phải chịu nhiều áp bức, đắng cay, uất ức bởi là đối tượng “thấp cổ bé họng” trong xã hội.

Tục ngữ và ca dao có giống nhau không?

Tục ngữ và ca dao mặc dù là những thể loại thơ ca phổ biến trong dân gian những chúng hoàn toàn không giống nhau. Ca dao thì có hát và có nói, trong khi đó tục ngữ đa số lại là những câu nói thường ngày được cách điệu.

Nội dung của cả tục ngữ, ca dao đều nhằm để phản ánh những nếp sống của con người như: sự vật, hiện tượng, diễn biến cuộc sống. Đặc biệt, ca dao và tục ngữ còn có thể mang lại những tiếng cười cho trẻ thơ.

Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc có thể trả lời được cho câu hỏi ca dao là gì, cũng như những điều cơ bản cần biết về ca dao. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang tới trên đây thật sự hữu ích đối với những ai quan tâm đến thể loại này.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *