Tự mãn là trạng thái mà nhiều người thường hay mắc phải trong cuộc sống và gây ra nhiều tác động tiêu cực. Cùng tìm hiểu thái độ tự mãn là gì, dấu hiệu và cách để thoát khỏi sự tự mãn như thế nào trong bài viết sau nhé!
Tự mãn nghĩa là gì?
Tự mãn là trạng thái khi con người ảo tưởng hay tự tin một cách thái quá về bản thân mình. Họ có thể dễ dàng thỏa mãn với những gì mình có mà không cần cố gắng hơn nữa. Sự tự mãn có thể xuất hiện ở bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống như học tập hay công việc.
Tự mãn đồng nghĩa với việc ảo tưởng và không chịu phát triển bản thân, cứ mãi dậm chân tại chỗ. Tự mãn là một đặc trưng cơ bản của tính cách không tốt, kìm hãm sự phát triển của một cá nhân. Ranh giới giữa sự tự tin và tự mãn rất mong manh, nếu không nhận thức được con người ta sẽ rất dễ rơi vào tự mãn.
Tự mãn tiếng anh là complacent.
Vậy nụ cười tự mãn là gì? Đây là nụ cười có đôi môi được khép vào với nhau hoặc hơi tách ra, còn một bên miệng hơi nâng lên. Nụ cười này có thể biểu thị sự bất mãn, kiêu ngạo, xen lẫn cảm giác khinh bỉ. Thường được ai đó cười khi cảm thấy không hài lòng, không được đáp ứng nhu cầu.
Nguyên nhân của sự tự mãn
Do tâm lý luôn nghĩ mình đứng đầu
Trong con người luôn có một phần cho rằng bản thân giỏi giang, có thể làm được bất cứ chuyện gì ngay cả khi chưa được kiểm chứng năng lực bản thân có thể làm được. Việc có suy nghĩ này mà không có những trải nghiệm thực tiễn sẽ khiến cho căn bệnh tự mãn xuất hiện.
Những người này họ thường chỉ giỏi nói, nhưng khi làm thì không ra gì. Một số trường hợp khác nếu như làm được thì sẽ khiến cho bệnh tự mãn càng nặng hơn.
Do suy nghĩ quá nông cạn, thường hay tự tỏ ra hiểu biết
Việc hiểu biết ít, nhận thức kém cũng là nguyên nhân dẫn đến sự tự mãn. Họ hay coi thường mọi thứ, chỉ xem chuyện của mình mới là quan trọng và là duy nhất.
Kiểu người này thường hạ thấp mục tiêu của người xung quanh, cho rằng những việc mà người khác làm rất tầm thường, không đáng để quan tâm, trong khi mọi việc của bản thân mình thì luôn cao cả.
Dấu hiệu của người có tính tự mãn
Luôn cho rằng bản thân đúng
Đây là biểu hiện thường gặp nhất của tính tự mãn, sự tự tin một cách thái quá khiến họ nhìn nhận mọi việc dưới góc nhìn phiến diện. Mọi thứ luôn cho rằng bản thân đúng, luôn xem thường ý kiến của người khác.
Kiểu người này sẽ không bao giờ tự nhận là mình sai cho dù là bất cứ tình huống nào, vì thế luôn để lại những ấn tượng không tốt với những người làm việc chung.
Xem thêm: Tự cao là gì? Tự cao tự đại là gì? Biểu hiện của tính tự cao
Luôn xem mình là trung tâm
Tính cách tự mãn khiến luôn nghĩ mình đúng, bản thân rất quan trọng với mọi người. Họ luôn muốn được mọi người quan tâm trong cả công việc lẫn cuộc sống. Khi làm việc cho dù là việc lớn hay nhỏ những người này đều có xu hướng phóng to mọi thứ hay quan trọng hóa mọi việc lên.
Vì bản thân luôn nghĩ mình giỏi, bản thân không cần bất cứ ai, cho nên những người này có xu hướng không thích lắng nghe ý kiến của người khác ngay cả khi đó là lời khuyên chân thành. Từ đó dẫn đến bản thân trở thành người ích kỷ, tự lợi, luôn so đo với mọi thứ.
Thường kể về thành tích của bản thân
Tương tự như những kẻ ba hoa thì người tự mãn thường hay nói về thành tích của bản thân. Họ thích việc khoe khoang những gì mình đạt được hay thổi phồng mọi việc lên.
Xem thường tất cả mọi người xung quanh
Những người mang tính cách tự mãn thường nghĩ rằng mình giỏi nhất, không ai bằng mình. Nhóm người này thường có một thái độ trịch thượng, bảo thủ và độc đoán, luôn coi thường mọi thứ xung quanh.
Đặc điểm tính cách này khiến người tự mãn bị cô lập, nhưng họ lại cho rằng vì bản thân giỏi nên mới bị ức hiếp và ghen tỵ. Vì thế mà căn bệnh tự mãn lại càng trầm trọng, khiến cho việc kết nối với người xung quanh khó khăn hơn.
Thường hay vô lễ với người lớn, bề trên
Thái độ vô lễ chính là biểu hiện gây khó chịu nhất của những kẻ tự mãn, việc tự nhận là trung tâm vũ trụ khiến họ thiếu đi sự tôn trọng đối với những người lớn tuổi.
Vì thế nên luôn có thái độ xấc xược, không xem ý kiến của ai ra gì, thậm chí là còn sỉ nhục người lớn.
Tác hại của căn bệnh tự mãn
Tính tự mãn làm cho công việc bị trì trệ
Những người tự mãn luôn cho rằng bản thân sẽ làm tốt và mọi việc thực hiện sẽ không cần nhiều thời gian như người khác. Từ đó làm hình thành tâm lý ỷ lại, không có kế hoạch cụ thể nên cứ “nước đến chân mới nhảy”. Luôn để việc đến hạn mới làm và tin tưởng bản thân sẽ làm tốt mọi thứ.
Nếu như làm tốt sẽ cho rằng mình giỏi, còn việc làm không được thì cũng không phải lỗi của họ. Tình trạng này nếu như kéo dài sẽ khiến cho công việc của bạn gặp vấn đề, trì trệ, kết quả không được như mong muốn.
Không kết nối được với tập thể
Một người luôn cho rằng bản thân mình giỏi, luyên thuyên về thành tích không mấy vẻ vang sẽ khiến người xung quanh ngạc nhiên, sau đó là khó chịu. Tính tự mãn khiến sẽ khiến họ chỉ biết tin vào suy nghĩ của bản thân, ép buộc mọi người phải nghe theo mình khi làm việc nhóm.
Từ đó dễ làm xảy ra các bất đồng với những người cùng nhóm, làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung. Chính sự bất đồng ý kiến ở trong công việc làm cho các mối quan hệ trở nên xa cách. Sẽ không có bất cứ một ai muốn làm việc hay chơi cùng một người như vậy.
Ảnh hưởng đến sự nghiệp
Tâm lý luôn thỏa mãn với những điều mình làm được khiến con người mất đi sự cố gắng, giống như người ta vẫn thường hay nói, đó là việc “ngủ quên trên chiến thắng”.
Việc sớm hài lòng sớm về những gì mình có mà không chịu phát triển cho tương lai sẽ khiến bạn dễ bị vượt mặt ngay cả khi xuất phát điểm của bạn rất tốt. Dẫn chứng về tính tự mãn kinh điển nhất là Microsoft từng là bá chủ một thời nhưng lại trải qua nhiều năm tự mãn, để rồi 2 cái tên non trẻ là Google và Apple vượt mặt mới ngộ ra.
Xem thêm: Tự phụ là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, tác hại của tính tự phụ
Cách để thoát khỏi sự tự mãn
Ranh giới giữa sự tự tin và tự mãn rất nhỏ, cho nên đôi lúc bạn sẽ không thể nhìn rõ bản thân đang nằm ở đâu. Để khắc phục trước khi căn bệnh này ảnh hưởng đến sự nghiệp bạn có thể áp dụng những cách sau đây để giúp thoát khỏi sự tự mãn:
Biết nhìn nhận và thấu hiểu bản thân
Những người tự mãn đều gặp vấn đề chung là không kiểm soát được cảm xúc cá nhân. Cảm xúc của họ thường hay bị thái quá so với người khác, vì thế để có thể kiểm soát được chính bản thân mình thì việc đầu tiên bạn cần làm là tập thói quen nhìn và phân tích hành động, suy nghĩ của chính mình.
Điều này giúp bạn nhìn và hiểu rõ được vấn đề liệu việc mình nói hay làm có gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh không. Ngoài ra, hãy tập cách quan sát cảm xúc của người khác để dễ dàng kết nối, cũng như thấu hiểu được mọi người hơn.
Biết lắng nghe mọi người
Để biết mình có đang tự mãn không bạn hãy hỏi ý kiến của những người mình tin tưởng và yêu quý. Họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên và góp ý chân thành.
Để thành công trước hết chúng ta cần biết cách lắng nghe người khác người khác, hãy đặt mình vào vị trí của họ để hiểu và phân tích. Điều này sẽ giúp bạn thấu hiểu từ đó để hòa đồng hơn với mọi người xung quanh, giúp bỏ bớt đi sự tự mãn của bản thân.
Kết nối nhiều, tăng trải nghiệm
Việc tự mãn hay cho rằng mình giỏi, mình đúng phần lớn là do kiến thức và trải nghiệm của những người này chưa thực sự phong phú. Vậy nên hãy tăng cường học hỏi, kết nối với mọi người xung quanh trước khi kết luận.
Việc trải nghiệm nhiều, hiểu biết rộng sẽ giúp bạn khiêm tốn hơn hiểu mình, hiểu người, biết cách cư xử sao cho đúng mực và phù hợp.
Có thể thấy căn bệnh tự mãn vô cùng nguy hại cho cuộc sống và sự nghiệp của mỗi cá nhân. Nếu không khắc phục được sự tự mãn của bản thân thì bạn sẽ khó để có thể tiến xa hơn trong sự nghiệp, cũng như gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tính tự mãn là gì, cũng như biểu hiện và cách để kiềm chế sự tự mãn của bản thân. Từ đó để giúp bản thân tốt hơn, hoàn thiện hơn về nhân cách, cũng như sớm gặt hái được thành công trong cuộc sống.