Tự luyến là gì? Tự khen mình đẹp là bệnh gì? Biểu hiện

Tự luyến không chỉ là một dạng tính cách của con người, đây còn là biểu hiện của hội chứng rối loạn nhân cách. Để tìm hiểu rõ hơn về tự luyến là gì? cũng như biểu hiện, nguyên nhân và cách để nhận biết bệnh như thế nào, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây. 

Người tự luyến là gì? Bệnh tự luyến là gì?

Khái niệm tự luyến

Tự luyến là một dạng tính cách của con người mà, những người tự luyến luôn cho bản thân mình là vượt trội, giỏi giang, nổi bật hơn người. Họ luôn bị ám ảnh về sự tài năng của bản thân mình.
Trong xã hội này, việc con người tìm lại được bản thân là điều đúng đắn, nhưng sự tự tin và tự luyến là hai khái niệm khác nhau. Nếu như không tiết chế được thì rất dễ mắc phải căn bệnh tự luyến.

Tự luyến là luôn cảm thấy mình vượt trội hơn người
Tự luyến là luôn cảm thấy mình vượt trội hơn người

Bệnh tự luyến là gì?

Bệnh tự luyến được đánh giá là căn bệnh có mức độ ảnh hưởng nghiệm trọng không kém những bệnh lý về thể chất. Bệnh tự luyến tiếng anh là gì? Tên khoa học của bệnh tự luyến là Narcissistic Personality Disorder hay còn được gọi là rối loạn nhân cách ái kỷ. 

Những người mắc hội chứng rối loạn nhân cách này thường hay thổi phồng tầm quan trọng của bản thân với người xung quanh. Họ luôn tự xem bản thân mình là trung tâm của vũ trụ.

Theo như giáo sư, tiến sĩ tại trường Đại học Baylor College of Medicine – Stuart C. Yanofsky có nói: “Người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ cho rằng mình hoàn hảo 100%, mặc dù họ khiếm khuyết nghiêm trọng về mặt tính cách”. 

Tự khen mình đẹp là bệnh gì?

Với những người tự kiêu và tự tin thái quá thường có thói quen khen ngợi ngoại hình, năng lực của bản thân. Sẽ có những trường hợp lời khen của họ được hình thành trên cơ sở thực tế, bản thân họ thực sự ưa nhìn. Tuy nhiên thì vẫn có những trường hợp tự khen ngợi bản thân thái quá là dấu hiệu của một số vấn đề tâm lý.

Tự khen mình đẹp là biểu hiện của bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ
Tự khen mình đẹp là biểu hiện của bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ

Nếu như một người tự khen mình đẹp quá thường xuyên rất có thể là do họ đã mắc bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ. Đây là dạng rối loạn nhân cách khá ít gặp với đặc trưng phóng đại tầm quan trọng, năng lực, ngoại hình của bản thân. Những người mắc chứng này thường rất hay đố kỵ, ích kỷ, không biết đồng cảm, chia sẻ với người khác.

Người bị rối loạn nhân cách ái kỷ thích được khen ngợi và ngưỡng mộ. Họ cảm thấy thỏa mãn, vui vẻ với những lời nịnh nọt giả tạo. Họ luôn cho rằng bản thân có vai trò, vị trí đặc biệt hơn người khác. Đây là một trong những hội chứng rối loạn tâm thần cần được điều trị.

Biểu hiện của bệnh tự luyến

Để sớm can thiệp và có những phương pháp điều trị tốt, chúng ta có thể nhận biết bệnh ái kỷ thông qua các dấu hiệu sau:

  • Luôn cho rằng bản thân mình là nhất, là đặc biệt quan trọng
  • Tự khen ngợi chính mình từ ngoại hình, năng lực cho đến vị trí, vai trò,… 
Một số câu nói tự luyến của tổng tài trong bộ phim “thư ký Kim sao thế”
Một số câu nói tự luyến của tổng tài trong bộ phim “thư ký Kim sao thế”
  • Thường xuyên có có những yêu cầu quá quắt bắt mọi người tuân theo
  • Thiếu sự đồng cảm với người khác, không biết chia sẻ
  • Sung sướng, vui thích thái quá nếu như được người khác khen ngợi
  • Tính cách ích kỷ, kiêu ngạo, lợi dụng người khác để đạt được mục đích
  • Nếu bị phê bình hay góp ý sẽ có những phản ứng gay gắt 

Những dấu hiệu này thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi trưởng thành. Các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn sau khoảng vài năm. Sau vài năm khởi phát, chất lượng cuộc sống của người bệnh sẽ suy giảm một cách rõ rệt.

Những câu nói tự luyến
Những câu nói tự luyến

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tự luyến?

Nguyên nhân gây ra bệnh tự luyến được xác định là bởi những yếu tố sau: 

  • Do tác động từ môi trường sống tác động vào tính cách tâm lý của trẻ 
  • Do cách nuôi dạy không đúng của cha mẹ, quá nuông chiều con, luôn khen ngợi và tâng bốc con quá nhiều, thái quá. Ngược lại những trẻ bị bỏ rơi, ngược dại cũng sẽ ảnh hưởng đến bệnh ái kỷ. 
  • Do sự phổ biến của mạng xã hội
  • Do di truyền, đây cũng là nguyên nhân làm hình thành nên tính cách tự luyến của một con người.

Xem thêm: Tự kỷ là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị

Bệnh tự luyến có phải là căn bệnh nguy hiểm không?

Những người tự luyến luôn muốn người khác tâng bốc, tán dương, luôn tự nhận mình hơn người. Vì thế, họ luôn có xu hướng nổi nóng, tức giận, nếu không được ủng hộ, thừa nhận hay không được coi trọng.

Những người tự luyến thường được đánh giá cao nếu như mới tiếp xúc bởi họ biết cách PR bản thân tốt, thực chất thì họ là những người cô đơn bởi vì không biết cách để kiềm chế, luôn nói quá nhiều về bản thân mình.
Thùng rỗng thường kêu to, nên những người mắc hội chứng này thường dễ bị tổn thương, đố kỵ nếu người khác giỏi hơn mình. Vì thế, họ khó để có được những mối quan hệ thân thiết, cũng như tìm được tri kỷ cho mình.
Bên cạnh đó, những người mắc bệnh tự luyến cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn. Vì nếu như họ không nhận được sự tán thưởng hay coi trọng, họ sẽ dễ bị tổn thương, tách mình khỏi xã hội, thu mình lại và sống trong trạng thái lo lắng, đơn độc.

Bệnh tự luyến không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân 
Bệnh tự luyến không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân

Phương pháp giúp chữa trị bệnh tự luyến

Bởi đây là chứng bệnh tâm lý, vì thế nên việc điều trị bằng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả nhanh, cũng như triệt để như việc tìm đến các bác sĩ tư vấn hay chữa trị với chuyên gia. Phần lớn những người này thường không chấp nhận việc bản thân có bệnh, từ đó dẫn đến việc điều trị gặp khó khăn.

Phương pháp phổ biến nhất là dựa vào cách nói chuyện để có thể đi sâu vào tiềm thức, giải quyết mọi vấn đề sâu gốc, cốt lõi giúp bệnh nhân có thể nhận ra được lý do tính cách mình lại bị như vậy.

Liệu pháp tâm lý là cách giúp điều trị dứt điểm căn bệnh này. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt cần có sự phối hợp với gia đình, người thân nhằm tạo được một không gian, môi trường tốt để bệnh nhân không cảm thấy tiêu cực.
Bên cạnh đó, nên áp dụng các phương thức như làm quen với những thói quen sinh hoạt lành mạnh như: Thiền, yoga, thể dục, hạn chế tiếp xúc với mạng xã hội,…

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu được tự luyến là gì, cũng như nhận thức được tác hại của căn bệnh này. Đôi khi việc tự khen mình đẹp chưa hẳn là dấu hiệu của bệnh ái kỷ, mà đó chỉ là do tự kiêu hoặc tự tin thái quá. Nhưng nếu tình trạng này thường xuyên đi cùng với những dấu hiệu bất thường thì bạn nên xem xét đến khả năng này để sớm có biện pháp điều trị phù hợp. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *