TTKT là gì? Giải thích những thông tin liên quan đến TTKT

TTKT là từ viết tắt thường được dùng hiện nay trong nhiều lĩnh vực, chính điều này đã khiến nhiều người không hiểu ý nghĩa của từ viết tắt TTKT là gì. Những giải thích liên quan đến TTKT mà chúng tôi mang đến sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này!

TTKT trong giao hàng?

Bưu cục TTKT là gì? Trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa, TTKT là cách viết tắt của từ “trung tâm khai thác”, đây là điểm trung tâm của một quy trình chuyển phát. Hàng hóa từ các nơi sẽ được tập kết, lưu trữ và phân phối đến bưu cục gần nhất để nhằm giao đến tay người nhận. 

TTKT trong lĩnh vực giao hàng có nghĩa là trung tâm khai thác
TTKT trong lĩnh vực giao hàng có nghĩa là trung tâm khai thác

Chức năng của trung tâm khai thác bao gồm:

  • Kiểm tra trọng lượng của hàng gửi
  • Đo kích thước của gói hàng
  • Lưu giữ, bảo quản gói hàng luôn trong tình trạng tốt nhất
  • Điều phối hàng đến bưu cục dựa trên thông tin trên mã vận đơn

Mỗi đơn vị giao hàng sẽ có những trung tâm khai thác riêng, ví dụ như TTKT J&T Express, TTKT Viettel Post,…

Tất cả các đơn vị giao hàng đều sẽ có hệ thống trung tâm khai thác trải dài từ Bắc vào Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên mọi miền đất nước. Hiện nay thì thuật ngữ trung tâm khai thác đã không còn sử dụng nữa, thay thế chúng là cụm từ trung tâm trung chuyển (TTTC) hay còn được gọi với cái tên là kho trung chuyển.

Xem thêm: [Tất tần tật] CNF Là Gì Trong Vận Chuyển Hàng Hóa?

TTKT trong kinh tế?

Khái niệm

TTKT trong kinh tế có nghĩa là tập trung kinh tế, đây là hoạt động nhằm làm giảm số lượng doanh nghiệp hoạt động độc lập trên thị trường thông qua những hành vi như: hợp nhất, sáp nhập, liên doanh nhằm để giúp mở rộng năng lực sản xuất. 

TTKT trong lĩnh vực kinh tế là tập trung kinh tế
TTKT trong lĩnh vực kinh tế là tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế là chiến lược tích tụ vốn, hình thành các chủ thể kinh doanh với quy mô lớn nhằm để khai thác lợi thế. Trong quá trình kinh doanh, chủ thể luôn tìm cách nhằm để nâng cao áp lực cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp nhỏ hơn phụ thuộc vào mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ buộc phải sáp nhập với doanh nghiệp lớn hay hợp nhất với nhau để có thể tồn tại được ở trên thị trường. 

Mục đích của tập trung kinh tế

Tập trung kinh tế hiện nay ngày càng, thực tế là được xuất phát từ nhiều lý do, nhưng chủ yếu là bởi vì điều này giúp mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Cụ thể các mục đích chính của việc tập trung kinh tế như sau:

  • Giúp cho doanh nghiệp tạo ra được các mô hình kinh doanh lớn nhằm tăng lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
Tập trung kinh tế giúp các doanh nghiệp tạo nên được mô hình kinh doanh lớn
Tập trung kinh tế giúp các doanh nghiệp tạo nên được mô hình kinh doanh lớn
  • Tự bảo vệ được trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác mà doanh nghiệp đó không mong muốn.
  • Tập hợp các doanh nghiệp phân phối, khách hàng vào một mối nhằm đảm bảo tốt nguồn cung ứng và khả năng tiêu thụ sản phẩm
  • Triển khai các chiến lược vào một số hoạt động hay đa dạng hóa các hoạt động
  • Đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài, cũng như có được chỗ đứng trên thị trường
  • Tạo ra cơ hội để có thể xâm nhập vào các thị trường mới.

Xem thêm: Điều kiện CFR là gì? Phân biệt giữa CIF và CFR

Hình thức tập trung kinh tế

Các hình thức tập trung kinh tế gồm có các loại sau đây: 

  • Hợp nhất: Các doanh nghiệp sẽ chuyển tài sản, nghĩa vụ, lợi ích,… của mình nhằm để cùng nhau tạo ra một doanh nghiệp mới. Cùng với đó là việc chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất. 
  • Mua lại doanh nghiệp: Doanh nghiệp A mua lại toàn bộ hay 1 phần doanh nghiệp B nhằm để tác động và chi phối hoạt động doanh nghiệp B. 
  • Sáp nhập: Một hay một số doanh nghiệp chuyển lợi ích, tài sản, nghĩa vụ,.. của doanh nghiệp này sang một doanh nghiệp khác. Đồng thời sẽ chấm dứt hoạt động kinh doanh, cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. 
Sáp nhập là một trong những hình thức cơ bản của tập trung kinh tế
Sáp nhập là một trong những hình thức cơ bản của tập trung kinh tế
  • Liên doanh các doanh nghiệp với nhau: Hai hoặc nhiều doanh nghiệp sẽ góp chung về nhau về tài sản, nghĩa vụ, lợi ích,.. của mình nhằm tạo nên doanh nghiệp mới. 

Một số ý nghĩa khác của TTKT

bên cạnh những ý nghĩa đã được chúng tôi kể trên thì từ viết tắt TTKT còn được hiểu với những ý nghĩa như sau: 

  • TTKT có nghĩa là thông tin kiểm tra, đó là những thông tin cần được kiểm tra trước khi thực hiện bất cứ một giao dịch nào đó. Đó có thể là tên sản phẩm, số lượng, kích cỡ, màu sắc,… 
  • TTKT còn mang ý nghĩa là “thôi thôi không thích” thường dùng trên mạng xã hội nhằm để từ chối một thứ gì đó mà người khác cho hay tặng cho mình.
  • TTKT còn mang nghĩa là trực tiếp kiểm tra, tức là cá nhân nào đó sẽ thực hiện kiểm tra trực tiếp đối tượng mà không cần phải phê duyệt hay thông qua bất kỳ bộ phận, ban ngành nào.

Những chia sẻ mà chúng tôi mang đến trên đây hy vọng giúp bạn đọc có thể hiểu được TTKT là gì, cũng như ý nghĩa của từ viết tắt này trong các trường hợp, lĩnh vực khác nhau. Đừng quên nhấn theo dõi chúng tôi để có thể liên tục cập nhật cho mình nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *