Điều kiện CFR là gì? Phân biệt giữa CIF và CFR

Điều kiện CFR là gì? Khi tìm hiểu về Incoterms 2010, bạn sẽ biết đến thuật ngữ CFR. Tuy nhiên, đây lại là cái tên mới lạ với nhiều người và không phải ai cũng hiểu điều kiện này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ CFR, trách nhiệm của người mua và người bán cũng như xem CFR khác CIF ra sao. 

Điều kiện CFR là gì?

Điều kiện CFR là một trong những quy tắc trong Incoterms được phòng Thương mại Quốc tế ICC phát hành. CFR là viết tắt của từ Cost and Freight, có nghĩa là giá thành và cước phí hoặc là tiền hàng cộng với cước phí. Điều kiện này thường được áp dụng khi vận chuyển trên biển và đường thuỷ ở nội địa.

CFR trong xuất nhập khẩu
CFR là gì trong xuất nhập khẩu

CFR là gì trong xuất nhập khẩu?

Nói một cách dễ hiểu thì khi sử dụng điều kiện giao hàng CFR, sau khi giao hàng cho người mua ở cảng bốc hàng thì trách nhiệm của người bán đã hết. Các rủi ro và trách nhiệm trong quá trình vận chuyển sẽ do bên mua chịu, còn chi phí vận chuyển sẽ do người bán chi trả. 

Để làm hợp đồng ngoại thương, làm C/O, tính chi phí để có thể xác định được giá thành sản phẩm thì bạn cần biết được giá theo điều kiện CFR là gì. Giá của CFR được được xác định theo công thức dưới đây.

Giá CFR = Giá FOB + Cước phí vận chuyển 

Trong đó, giá FOB chính là giá tại cửa khẩu của bên xuất chưa bao gồm chi phí bảo hiểm và chi phí vận chuyển hàng hóa tới cảng của bên nhập khẩu. 

Và khí tính giá CFR, bên xuất khẩu sẽ chịu thêm khoản phí để vận chuyển hàng hóa đến cảng và dỡ hàng. Hoặc tùy theo thoả thuận mà người mua chịu chi phí dỡ hàng.

Nghĩa vụ người bán và người mua

  • Nghĩa vụ của người bán

– Giao hàng hóa đúng thời gian và địa điểm như trong hợp đồng đã qui định. 

– Chuẩn bị các hóa đơn bắt buộc: Giấy phép xuất khẩu, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải đường biển,…

– Ký kết hợp đồng vận tải đường biển và trả cước phí đến cảng đích theo qui định trong hợp đồng. 

– Giao hàng lên tàu và chi trả toàn bộ các chi phí bốc hàng.

– Tiến hành thông quan xuất khẩu: Trả thuế, xếp hàng lên tàu, cung cấp giấy phép xuất khẩu, và các chi phí phát sinh nếu có.

Nghĩa vụ của người bán
Người bán phải xếp hàng lên tàu, cung cấp giấy xuất khẩu,…

Người bán phải xếp hàng lên tàu, cung cấp giấy xuất khẩu,… 

– Người bán phải thông báo cho người mua biết các thông tin sau: sau khi đã chuẩn bị xong hàng hóa, chi trả thuế, hàng đã được xếp lên tàu và khi hàng đã cập cảng đích quy định. Điều này giúp người mua chuẩn bị giấy tờ, kho bãi để nhận hàng.  

– Cung cấp hóa đơn và các chứng từ vận tải sạch cho người mua như: Vận đơn đường biển, cước phí đã trả, thư vận tải đường biển với điều kiện hàng đã được xếp lên tàu.

– Trả phí dỡ hàng thường được đưa vào tiền cước vận chuyển.

– Chịu mọi rủi ro và tổn thất cho đến khi hàng đã đến cảng bốc hàng.

  • Nghĩa vụ của người mua

– Chấp thuận việc giao hàng đã được gửi đi khi có hóa đơn và chứng từ vận tải.

– Tiếp nhận hàng từ người chuyên trở khi hàng đã đến cảng bốc qui định.

– Trả mọi chi phí dỡ hàng, các chi phí này không nằm trong cước phí vận chuyển.

– Ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm nếu như thấy cần thiết.

– Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng hóa kể từ khi hàng ở trên tàu tại cảng bốc qui định.

– Thông quan nhập khẩu: Trả các khoản thuế nhập khẩu và các chi phí phát sinh để nhập khẩu. 

– Làm các thủ tục cần thiết để hàng hóa có thể quá cảnh qua nước thứ ba (nếu có).

– Các chứng từ bắt buộc phải có: Chứng từ nhập khẩu, chứng từ để quá cảnh qua nước thứ 3.

Xem thêm: AWB là gì? Cách tra cứu vận đơn hàng không

Phân biệt giữa CIF và CFR

Khi tìm hiểu về Incoterms 2010, chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm CIF cad CFR bởi địa điểm chuyển đổi rủi ro tương đối giống nhau. Tuy nhiên, hai điều kiện này không hoàn toàn giống nhau.

Phân biệt giữa CIF và CFR
CIF và CFR có gì khác nhau

CIF và CFR có gì khác nhau

Với thỏa thuận CFR, bên xuất khẩu sẽ phải gửi hàng và thanh toán cước phí cho việc vận chuyển hàng hóa đến cảng đích mà người nhận đã chỉ định trước đó. Người mua chỉ chịu trách nhiệm sau khi tàu đã cập cảng tại cảng đích. Tất cả các chi phí còn lại, bao gồm chi phí dỡ hàng hoặc bất kỳ chi phí vận chuyển khác sẽ là trách nhiệm của người mua.

Vậy còn CIF là gì? Gần giống như các thỏa thuận CFR, với điều kiện CIF, người bán vẫn sẽ chịu trách nhiệm cho các chi phí sắp xếp và vận chuyển hàng hóa đến cảng đích đã thỏa thuận. Còn người mua cũng sẽ chịu tất cả trách nhiệm và chi phí sau khi tàu đã đến cảng đích.

Từ đó, ta có thể thấy được sự khác biệt cơ bản giữa CFR và CIF. Điều kiện CIF yêu cầu người bán cung cấp một lượng bảo hiểm hàng hải tối thiểu, còn CFR thì không.

Trên đây là những thông tin khái quát nhất về điều kiện CFR cũng như cách tính, trách nhiệm của người bán và người mua trong điều kiện này. Hy vọng những điều này đã giúp bạn hiểu rõ điều kiện CFR là gì và không nhầm lẫn nó với điều kiện CIF. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *