Tôn sư trọng đạo là gì? Biểu hiện, ý nghĩa và dẫn chứng

Từ xưa đến nay nghề nhà giáo là một trong những nghề cao cả, được nhiều người yêu quý, kính trọng. Tôn sư trọng đạo là mối liên hệ quan trọng giữa các thầy cô với học sinh. Cụ thể tôn sư trọng đạo là gì, cùng những thông tin liên quan sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết sau.

Tôn sư trọng đạo là gì?

Để hiểu được tôn sự trọng đạo là gì chúng ta sẽ đi giải nghĩa từng từ trong câu nói này:

Chữ “tôn” trong tôn sư là tôn trọng, kính trọng và đề cao, còn “sư” là thầy dạy học. Vậy tôn sư có nghĩa là học trò cần phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong học tập và cuộc sống.

Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu những người thầy cô đã dạy mình
Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu những người thầy cô đã dạy mình

“Trọng đạo” trong đó từ “trọng” có nghĩa là coi trọng, tôn trọng, còn đạo là đạo lý, đạo đức, những truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng các thầy cô vì đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho chúng ta. 

Như vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản tôn sư trọng đạo có nghĩa là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người thầy, người cô đã dạy dỗ mình. Tôn sự trọng đạo là truyền thống quý báu cần được gìn giữ và phát huy, đây là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp cho các mối quan hệ ngày càng gắn bó khăng khít. 

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

Học trò yêu quý, kính trọng thầy cô

Sự yêu quý, kính trọng mà các học trò dành cho các thầy cô chính là biểu hiện của sự tôn sư trọng đạo. Theo đó, các em học sinh cần phải biết nghe lời, lễ phép, chú ý nghe giảng trong giờ học,… đây đều là những biểu hiện tốt đẹp nhằm thể hiện được truyền thống tôn sư trọng đạo.

Học sinh cần phải yêu quý, kính trọng các thầy cô
Học sinh cần phải yêu quý, kính trọng các thầy cô

Học sinh ở tất cả các cấp, các độ tuổi đều cần phải thể hiện được rõ thái độ tôn sư trọng đạo đối với giáo viên của mình. Chính những người thầy người cô sẽ có tác động, ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành tư tưởng, lối sống, cũng như đạo đức của các em học sinh.

Xem thêm: Lên thác xuống ghềnh nghĩa là gì? Ý nghĩa câu thành ngữ

Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn

“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống được ăn sâu vào trong xương máu của người Việt. Điều đó được thể hiện qua ngày lễ Nhà Giáo Việt Nam 20/11, đây chính là cơ hội để mọi người bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với những người dìu dắt, dạy dỗ chúng ta nên người. 

Những bông hoa tươi thắm cùng với lời chúc tốt đẹp dành tặng đến các thầy cô là hành động đẹp về sự biết ơn, kính trọng đối với các thầy, cô giáo.

Hoàn thiện mình để khiến thầy cô tự hào

Việc cố gắng phấn đấu, hoàn thiện bản thân và làm những điều tốt đẹp, có ích cho gia đình và xã hội là một trong những biểu hiện cơ bản về tôn sư trọng đạo. Không cần phải trở thành một người quá xuất chúng, mà đơn giản là cách bạn tiếp thu, vận dụng những lời dạy từ các thầy cô để nhằm giúp ích cho cuộc sống của mình. 

Không ngừng hoàn thiện bản thân để các thầy cô tự hào
Không ngừng hoàn thiện bản thân để các thầy cô tự hào

Sự quan tâm của các ban ngành, xã hội dành cho ngành giáo dục

Xã hội luôn tạo điều kiện thuận lợi cả về vật chất lẫn tinh thần đối với quá trình công tác của giáo viên. Điển hình như việc thường xuyên tổ chức các hoạt động nhằm để đề cao các cống hiến của thầy cô và ngành giáo dục. 

Còn đối với nhà nước, sự quan tâm cho ngành giáo dục được thể hiện qua những chính sách về việc tăng thêm ngân sách giáo dục, nâng cấp các trang thiết bị nhằm phục vụ cho quá trình giảng dạy. Nhờ đó để nhằm nâng cao chất lượng học tập tốt, đạt được hiệu quả tối ưu.

Xem thêm: Tiến thoái lưỡng nan là gì? Ví dụ về tiến thoái lưỡng nan

Biểu hiện trái với sự tôn sư trọng đạo

Bên cạnh những hành động thể hiện tôn sư trọng đạo thì vẫn còn không ít các trường hợp có những biểu hiện sai lệch với giá trị truyền thống tốt đẹp này làm ảnh hưởng đến đạo đức, văn hóa học đường. Cụ thể đối lập với tôn sư trọng đạo là những biểu hiện sau đây: 

  • Có những thái độ vô lễ đối với thầy cô
  • Không chào hỏi mỗi khi gặp các thầy cô.
  • Không học và làm bài mà thầy cô yêu cầu. 
  • Không tuân thủ theo các quy định của nhà trường và thầy cô.
  • Sử dụng ngôn từ thô tục, xúc phạm thầy cô.
  • Tham gia vào các tệ nạn xã hội, không biết nhận thức điều chỉnh hành vi sai trái của mình.

Ý nghĩa, vai trò của tôn sư trọng đạo

Việc tôn sư trọng đạo có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn đối với mỗi người và xã hội: 

  • Tôn sư trọng đạo là khía cạnh của văn hóa và giáo dục Việt Nam có ý nghĩa tôn trọng và kính trọng vai trò của người giáo viên trong cả học tập lẫn cuộc sống. 
  • Tôn sư trọng đạo được đồng nghĩa với việc tôn trọng đạo đức, phẩm hạnh, cũng như kiến thức mà người thầy truyền đạt.
Ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo
Ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo
  • Đây là truyền thống tốt đẹp thể hiện sự tôn vinh người thầy và giáo dục. Sự tôn trọng, tình cảm đối với thầy, cô giáo không chỉ liên quan đến kiến thức, đạo đức, mà còn liên quan đến cả tình người. 
  • “Tôn sư trọng đạo” đồng nghĩa với việc tôn trọng, biết ơn những người đã đóng góp vào việc giáo dục mình, cho thấy sự coi trọng kiến thức, đạo đức mà các thầy cô đã truyền đạt.

Ví dụ, dẫn chứng tôn sư trọng đạo

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương tôn sư trọng đạo để chúng ta có thể học tập. Thực tế, việc bày tỏ tình cảm đến các thầy cô sẽ tùy thuộc vào mỗi cá nhân mà có những biểu hiện khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số dẫn chứng cụ để bạn có có tham khảo.

Nguyên tắc quan trọng trong giáo dục và cuộc sống xã hội được thể hiện qua cách mà chúng ta nói, đối xử, hành động cùng với thái độ đối với thầy giáo, cô giáo:

  • Tôn sư trọng đạo được xuất phát từ việc chúng ta đối xử với các thầy cô một cách lễ phép, tôn trọng, bao gồm cả sự biết ơn bởi những dạy dỗ và hướng dẫn của thầy cô với mình.
  • Học sinh phải thể hiện thái độ kính trọng với giáo viên, luôn sẵn sàng lắng nghe lời dạy của thầy cô. Cũng như trân trọng kiến thức và giá trị mà thầy cô truyền đạt. 
  • Tôn sư trọng đạo đòi hỏi việc chúng ta cần phải nỗ lực học tập, áp dụng các kiến thức trên lớp, trong sách vở vào cuộc sống thực tế. Đây chính là sự báo đáp to lớn nhất đến những cống hiến của thầy cô.

Dẫn chứng nghị luận về tôn sư trọng đạo

  • “Tôn sư trọng đạo” thể hiện thông qua việc tổ chức các sự kiện, ngày lễ để tôn vinh cũng như bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô. Điển hình như ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20/11, trong ngày này học sinh, sinh viên trên khắp cả nước sẽ tặng hoa, quà nhằm bày tỏ tấm lòng biết ơn của mình. 
  • Xã hội cũng đều quan tâm, ủng hộ giáo viên thông qua các chính sách như: Tăng lương, cải thiện cơ sở vật chất, điều kiện làm việc. Những điều này nhằm để thể hiện lòng kính trọng, giúp cho ngành giáo dục để có được sự phát triển tốt nhất.

Có thể thất “tôn sư trọng đạo” không đơn thuần là việc kính trọng, biết ơn thầy cô trong lời nói, hành động, mà đó còn là việc quan tâm, ủng hộ đối với xã hội về hệ thống giáo dục. Điều này có tác dụng giúp duy trì môi trường giáo dục tích cực, đảm bảo sự phát triển của thế hệ trẻ.

Hy vọng những chia sẻ mà chúng tôi mang tới sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về truyền thống tôn sư trọng đạo là gì, cũng như biểu hiện và ý nghĩa của giá trị này đối với con người và cả xã hội.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *