Tất cả các doanh nghiệp, đơn vị đều cần phải có một cơ cấu tổ chức để đảm bảo vận hành và phát triển ổn định. Cùng tìm hiểu tổ chức là gì, đặc điểm cũng như những thông tin đầy đủ về tổ chức sẽ được chúng tôi chia sử ngay sau đây!
Tổ chức là gì?
Có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ này, theo wikipedia “tổ chức có thể hiểu là hoạt động được thực hiện nhằm xác định cơ cấu, cũng như công việc có sự phù hợp với từng nhóm người để giao phó quyền hạn cho cá nhân có năng lực nhằm thực hiện những công việc trên”.
Có thể nói đơn giản, tổ chức là khái niệm để chỉ tập hợp một nhóm người cùng theo đuổi mục tiêu đã xác định. Tổ chức gồm có sự phân chia công việc giữa các nhân viên, sắp xếp các nhiệm vụ để đạt được hiệu quả cao trong công việc.
Tổ chức tiếng anh là gì? Organization.
Cơ cấu tổ chức là gì
Cơ cấu tổ chức là cách bố trí, sắp xếp các bộ phận cấu thành tổ chức, nhằm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức. Các bộ phận, yếu tố cấu thành đều đảm nhiệm vị trí, vai trò nhất định. Chúng được liên hệ, tác động để tạo nên cơ chế phối hợp, đảm bảo việc vận hành của cả hệ thống tổ chức.
Cơ cấu của một tổ chức một mặt giúp phản ánh nhiệm vụ, tính chất, mặt khác tác động trở lại với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Từ đó để giúp thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.
Đặc điểm của tổ chức
Các tổ chức hiện nay có thể khác nhau về mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, nhưng về cơ bản đều mang trong mình các đặc điểm cơ bản của loại hình tổ chức nói chung như sau:
Các tổ chức đều mang tính mục đích rõ ràng
Tổ chức là tập hợp các cá nhân, nhưng lại không mang mục đích tự thân. Tổ chức thường được các chủ thể nhất định tạo ra như công cụ nhằm giúp thực hiện cho một mục đích nhất định. Đây là yếu tố cơ bản nhất đối với một tổ chức.
Cùng nhau thực hiện 1 mục tiêu chung
Các thành viên trong tổ chức đều làm việc vì mục tiêu chung, mọi người đều cam kết hành động cùng với những người khác để đạt được mục tiêu đã đề ra chung thay vì chỉ hướng tới mục tiêu riêng của mình.
Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ giá trị
Tổ chức trong doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu lớn là nhằm mang đến sản phẩm và những dịch vụ có giá trị cho khách hàng. Đây chính là nguồn gốc quan trọng để tạo nên sức mạnh, lợi thế đối với một tổ chức.
Xem thêm: QS là gì? Yếu tố mang đến sự thành công cho kỹ sư dự toán
Tổ chức đều được quản lí
Các tổ chức luôn gắn liền với hình ảnh của những nhà quản lí. Ví dụ như:
- Tổng thống hay chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước
- Thủ tướng đứng đầu chính phủ
- Hiệu trưởng đứng đầu trường học
- Giám đốc đứng đầu bệnh viện
- Tổng giám đốc đứng đầu tổng công ty
- Tổ trưởng đứng đầu nhóm làm việc,…
Phân loại của tổ chức
Tổ chức công và tổ chức tư
Tùy vào góc độ tiếp cận khác nhau mà tổ chức công và tư sẽ có sự khác nhau. cụ thể như sau:
- Dựa theo chế độ sở hữu:
Tổ chức công là tổ chức được Nhà nước quản lý hoặc không có người cụ thể làm chủ sở hữu. Ví dụ: Bệnh viện công, trường học công hay các tổ chức xã hội, đoàn thể,…
Còn tổ chức tư là tổ chức có chủ sở hữu cụ thể, đó có thể là một người hoặc một nhóm người cùng sở hữu. Ví dụ: bệnh viện tư, các công ty, doanh nghiệp tư nhân,…
- Dựa theo các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra
Tổ chức công là tổ chức mà những sản phẩm, dịch vụ được tạo ra mà những người dùng không cần phải cạnh tranh để sử dụng.
Còn tổ chức tư lại là tổ chức mà những sản phẩm, dịch vụ được tạo ra, sử dụng nhằm để mang lại lợi ích cá nhân.
Tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận
Cơ bản mỗi tổ chức được tạo ra đều sẽ có những mục tiêu hoạt động riêng. Cho nên tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận là 2 hình thái của cách phân chia này:
- Tổ chức vì lợi nhuận: Được tạo ra để hướng đến mục tiêu chung là vì lợi nhuận. Nên việc làm sao để tạo ra được lợi nhuận, tăng doanh số là điều quan trọng nhất ở tổ chức này.
- Tổ chức phi lợi nhuận: đây tổ chức hoạt động nhằm để hướng đến mục tiêu chung vì cộng đồng. Vì thế, đối với tổ chức này thì lợi nhuận không phải là yếu tố chính để có thể đánh giá sự phát triển. Thay vào đó là những hoạt động, sự hỗ trợ với cộng đồng như thế nào.
Xem thêm: Khích lệ là gì? Động viên là gì? Biểu hiện, vai trò của khích lệ
Tổ chức chính thức và tổ chức phi chính thức
- Tổ chức chính thức:
Đây là những tổ chức mang những đặc điểm cơ bản sau:
– Mỗi thành viên của tổ chức đều xác định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, cũng như thẩm quyền cụ thể.
– Có cơ cấu thể hiện qua sơ đồ với mối liên hệ cụ thể, rõ ràng.
– Hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ dựa trên sự tuân thủ về pháp luật.
- Tổ chức phi chính thức
Tổ chức này lại không có những đặc điểm kể trên, thay vào đó chúng lại được hình thành dựa trên mối quan hệ cá nhân và tồn tại ở bên trong của tổ chức chính thức bởi có chung một mục tiêu hoạt động.
Mỗi loại tổ chức sẽ có mục tiêu, định hướng phát triển riêng, nên việc hình thành cần dựa trên mục tiêu cụ thể để nhằm đưa ra lựa chọn hình thức sao cho phù hợp nhất.
Bài học về tổ chức trong xã hội hiện nay
Một tổ chức cần có người đứng đầu để quản lý và đưa ra những quyết định quan trọng, thống nhất trong tổ chức. Người quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển của tổ chức đó.
Một tổ chức nếu như không có người đứng đầu thì những cá nhân còn lại sẽ bị mất đi định hướng chung. Từ đó, khiến cho bản tính cá nhân được trỗi dậy, gây ra hậu quả khó lường.
Ví dụ: Đối với một doanh nghiệp, nếu như không có sự thống nhất về tổ chức thì việc phát triển vô cùng khó khăn. Hay trong lịch sử, nếu như dân tộc ta không đoàn kết tạo nên một tổ chức với mục tiêu chung giải phóng dân tộc thì sẽ không có được hòa bình như ngày hôm nay. Qua đó phản ánh về sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức là yếu tố cốt lõi giúp cho tổ chức đó có thể phát triển.
Trên đây là những thông tin đầy đủ, giúp chúng ta có thể trả lời được cho câu hỏi tổ chức là gì, cũng như những điều liên quan. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hay, hữu ích khác nhé!