Trong xã hội, con người được chia thành các cấp bậc khác nhau, bao gồm: thượng đẳng, trung đẳng, hạ đẳng. Mỗi tầng lớp sẽ sở hữu những đặc điểm khác nhau dựa vào suy nghĩ, tính cách, cũng như hành động của con người. Cụ thể hạ đẳng, thượng đẳng là gì? Dấu hiệu nhận biết như thế nào sẽ được chúng tôi chia sẻ ở bài viết sau đây!
Thượng đẳng là gì?
Khái niệm
Thượng đẳng là khái niệm dùng để chỉ những người thuộc bậc cao cấp. hay nói sâu xa hơn là những người ưu tú hơn người khác, họ là những người có năng lực, có suy nghĩ, hành động vượt bậc hơn người.
Thượng đẳng tiếng anh được viết là superiority hoặc top class hay top rank.
Những người thượng đẳng cho dù cho gặp việc gì cũng đều muốn bỏ thêm tâm sức để có thể hoàn thành một cách tốt nhất. Họ là những người rất có năng lực, điềm đạm, không nóng nảy, được nhiều người ca ngợi và có tầm ảnh hưởng lớn đối với mọi người.
Đặc điểm của người thượng đẳng
Những người thượng đẳng là những người nói điều hay, làm việc tốt. Là kiểu người mà bất cứ ai cũng đều muốn hướng tới. Một người thượng đẳng sẽ có những đặc điểm cơ bản như sau:
- Là những người có trí tuệ lớn, làm việc gì luôn xuất sắc hơn người
- Luôn ở trong trạng thái điềm tĩnh, không nóng nảy và biết cách để kiềm chế cảm xúc tốt.
- Luôn nỗ lực làm việc, mọi thứ đều rất cầu toàn nhằm tạo nên được những kết quả tốt nhất mà không hề bị nao núng trước khó khăn hay ngại vất vả.
- Có tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng cho đi để chia sẻ với những người khác có hoàn cảnh khó khăn hơn
- Khi mắc sai lầm, người thượng đẳng luôn học hỏi không ngừng để giúp bản thân tốt hơn từng ngày
- Luôn hiểu rõ bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì để xác định được hướng đi phù hợp nhất
- Với tài năng và việc suy nghĩ thấu đáo mọi việc mà người thượng đẳng luôn sống đơn giản, biến chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Luôn giữ được nội tâm bình an trong cuộc sống.
Cách rèn luyện để trở thành người thượng đẳng
Để có thể rèn luyện bản thân trở thành người thượng đẳng bạn cần:
- Mỗi khi đắc ý, hài lòng về điều gì đó thì không nên quá cuồng vọng, cuồng sẽ kiêu, mà kiêu sẽ bại, đây chính là mầm mống dẫn đến thất ý.
- Khi thất ý không nên quá bi thương, vì bi thương sẽ dẫn đến yếu lòng, từ đó không tránh khỏi suy sụp. Một khi đã không gượng dậy nổi thì chính là không tôn trọng sinh mệnh của mình.
- Để mọi sự tùy duyên, không cưỡng cầu, luôn thuận theo tự nhiên, thích ứng được với mọi hoàn cảnh mới có thể giúp cho tâm tình được tốt đẹp.
- Không quá khắt khe hay đòi hỏi quá nhiều ở người khác, những việc mà bản thân không muốn thì không nên áp đặt lên người khác.
- Không quá khắt khe với bản thân, những việc không muốn cũng không nên quá áp đặt bản thân, hãy để mọi thứ tự nhiên.
- Con người cao ở “nhẫn”, nếu trong mọi việc đều “nhẫn” thì phẩm chất sẽ tự nhiên cao.
- Con người quý ở “thiện”, luôn tích đức, làm việc thiện mới đáng trân quý.
- Người hơn người ở chỗ “ngộ”, một người có thể hiểu thấu nhân sinh thì mới là kiệt xuất, mới là hơn người.
- Đời người, “công danh lợi lộc”như mây khói thoảng qua, có thể tiêu tan bất cứ lúc nào. Chỉ có “tiếng thơm” mới là điều được lưu truyền mãi ngàn năm.
- Người chỉ biết “hạ thấp người khác để nâng mình lên” hay “nâng mình lên để hạ thấp người khác” đều chỉ là tiểu nhân, sẽ không được người đời tôn trọng.
- Người mà khiêm tốn, biết “nâng người hạ mình” mới là điều mà người quân tử hướng tới.
- Người đa nghi sẽ sinh thị phi, còn người nhiều lo lắng sẽ sinh phiền não. Còn người nhiều suy tư, hoài niệm sẽ sinh ra u buồn. Còn nếu có quá nhiều oán hận sẽ sinh ra căm phẫn, uất ức.
- Tâm bình thì khí tất sẽ thuận, tâm loạn mọi sự tất sẽ rối. Tâm thái của một người nếu bị mất cân bằng thì mọi sự tất sẽ bị lệch.
- Với người thiện, người tốt thì phải cung kính, còn đối với người ác, người xấu nên nghiêm khắc. Với bạn nên độ lượng, với người tài phải khiêm tốn, còn đối với người hèn yếu hãy khoan dung, giúp đỡ.
Chủ nghĩa thượng đẳng là gì?
Với những phân tích trên có thể thấy thượng đẳng mang ý nghĩa tốt, nhưng hiện nay có rất nhiều người nghĩ rằng thượng đẳng là xấu. Điều này là bởi vì bắt nguồn từ chủ nghĩa thượng đẳng.
Những người theo chủ nghĩa này thường cho rằng sẽ có một nhóm người ở địa vị cao hơn người khác, nên luôn tỏ ra thượng đẳng, hơn người khác ở nhiều mặt.
Điển như như phân biệt chủng tộc, giới tính thường thấy ở Mỹ và châu Âu trước đây. Người châu Âu thường cho rằng những người da trắng là người văn mình, còn người da đen không có địa vị, được xem như những món hàng hóa để trao đổi, mua bán.
Mặc dù hiện nay vấn đề nhạy cảm này không còn quá căng thẳng như trước, nhưng chúng vẫn tồn tại đâu đó ở Mỹ và châu Âu.
Thực tế thì chủ nghĩa thượng đẳng hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều xung quanh chúng ta, điển hình như sự phân biệt màu da, tôn giáo, giàu – nghèo,… Thượng đẳng là cách sống nên có, nhưng bạn không nên biến chúng trở thành một chủ nghĩa với những ý nghĩa sai lệch như vậy.
Hạ đẳng nghĩa là gì?
Khái niệm
Hạ đẳng là từ nhằm để chỉ sự thấp bé hay địa vị thấp kém, không cao nhã. Hiểu một cách đơn giản thì đó là những kẻ tiểu nhân, hèn mọn. Họ là những người có tâm cơ, tham lam, luôn sẵn sàng thực hiện mọi thứ chỉ cần đạt được mục đích, ngay cả những việc trái với đạo đức, lương tâm của mình.
Người xưa luôn khuyên con người sống trên đời, làm người thượng đẳng là cảnh giới cao nhất, đừng bao giờ để mình trở thành người hạ đẳng, bởi vì đây sẽ là một nỗi sỉ nhục lớn của một kiếp người.
Xem thêm: Đỏng đảnh là gì? Biểu hiện của người có tính cách đỏng đảnh
Đặc điểm của những người hạ đẳng
Những đặc điểm dễ nhận thấy ở những con người hạ đẳng gồm:
- Người hạ đẳng là người luôn yêu cầu, đòi hỏi về mình, họ không bao giờ cống hiến hết sức mình, thay vào đó chỉ biết chăm lo cho lợi ích của cá nhân mình
- Là những người không làm chủ được mồng miệng, thường hay nói những lời thị phi, không tốt đẹp.
- Người hạ đẳng không có năng lực, nếu có cũng không dùng được.
- Tính tình luôn hấp tấp, nóng nảy, làm việc gì cũng không đến nơi đến chốn. Chỉ cần gặp khó khăn có thể dễ dàng buông xuôi, bỏ cuộc.
Đó là lý do vì sao mà người hạ đẳng thường bị người khác chê cười, khinh thường, miệt thị và xa lánh. Họ luôn sợ hã và hoài nghi về cuộc sống. Vì thế mà những người hạ đẳng luôn làm việc tùy cảm xúc cá nhân mà không có bất kỳ nguyên tắc nào.
Bài học
Tri thức của con người là dựa vào học tập mà có, năng lực của con người được dựa vào sự rèn luyện mà ra. Những điều thiên phú chỉ là nhất thời, nỗ lực mới có thể giúp chúng ta vươn lên đến thành công.
Những người quân tử luôn sống chan hòa với mọi người, không kết bè kéo phái. Còn kẻ tiểu nhân, hạ đẳng không sống chan tình chan hòa, chỉ biết đến bản thân của mình. Vì thế đừng bao giờ trở thành kẻ hạ đẳng để rồi phụ một kiếp người.
Nếu không thể phấn đấu để trở thành người thượng đẳng, bạn cũng có thể sống một đời bình an, nhẹ nhàng. Hãy nhớ không nên đánh mất giá trị bản thân hay bất chấp tất cả chỉ để thỏa mãn dục vọng, từ đó khiến cho nhân cách trở nên hạ đẳng.
Việc hiểu được người thượng đẳng, hạ đẳng là gì sẽ giúp cho bạn có thể định hướng dược nhân cách và rèn luyện bản thân trở thành một người có nhân cách cao đẹp. Đừng quên chia sẻ bài viết này để lan tỏa nhiều hơn nữa những giá trị tốt đẹp nhé!