Đối với fan phim cổ trang thì chắc không còn xa lạ với cụm từ “thị tẩm”, nhưng bạn có thực sự hiểu bản chất của thị tẩm là gì không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thị tẩm là gì và những nguyên tắc khắt khe khi thị tẩm của vua chúa thời xưa nhé.
Thị tẩm là gì?
Thị tẩm hay còn được gọi là lâm hạnh, sủng hạnh, là việc cung tần mỹ nữ phục vụ chuyện chăn gối cho vua chúa. Bởi vì Hoàng đế có rất nhiều phi tần nên đã đưa ra luật thị tẩm, bất kỳ ai cũng phải chấp hành.
Theo một số bộ phim cổ trang của Trung Quốc, sau khi tắm, họ sẽ được cởi sạch trang phục, rồi được quấn kín thân thể bằng một chiếc khăn đỏ. Những thái giám chuyên trách sẽ khiêng mỹ nhân đó đến tẩm điện để ân ái cùng với hoàng đế.
Chúng ta có thể bắt gặp cảnh thị tẩm trong các bộ phim cổ trang, những cảnh phim sẽ cho chúng ta biết được một phần trong nghi thức thị tẩm. Cảnh thị tẩm trong phim thường được cường điệu hoá, ví dụ như thân thể được quấn bằng chiếc khăn đỏ, thái giám sẽ khiêng mỹ nhân đến tẩm điện cho hoàng đế.
Tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng, hình ảnh như thế là chưa thực sự chính xác. Những cảnh trên chỉ nhằm kích thích thị giác người xem, làm nổi bật đời sống thầm kín của Vua nào đó, tạo tính giật gân cho bộ phim. Trên thực tế, cảnh thị tẩm tại hoàng cung lại khác xa hoàn toàn. Việc này đều được ghi chép rất chi tiết trong những tư liệu lịch sử về triều đại Mãn Thanh. Theo đó, nhà Vua sẽ lật thẻ bài để lựa chọn người thị tẩm cho mình mỗi đêm. Thái giám của Kính sự phòng sẽ chuẩn bị những thẻ bài này, hoàng thượng chọn ai sẽ úp thẻ bài của người đó xuống. Thông thường, việc lật thẻ bài được thực hiện trước khi nhà vua dùng cơm tối. Mỹ nhân được chọn sẽ dùng cơm với hoàng thượng, rồi hầu hạ hoàng thượng trong suốt thời gian tiếp theo.
Thị tẩm tiếng Trung là gì? Thị tẩm tiếng Trung là 侍寝.
Xem thêm: Sủng ái là gì? Thất sủng là gì, dùng trong trường hợp nào?
Những nguyên tắc khắt khe khi thị tẩm
Để hiểu rõ thị tẩm có nghĩa là gì thì bạn không thể bỏ qua những nguyên tắc khi thị tẩm. Khi xem trên phim ảnh về cảnh thị tẩm chúng ta sẽ chỉ thấy được một số chi tiết nhỏ mà thôi. Trên thực tế, việc thị tẩm của tuân thủ rất nhiều nguyên tắc khắt khe và đều có sự giám sát. Dưới đây là những nguyên tắc khi thị tẩm.
Thời gian diễn ra
Hoàng cung có những quy tắc nhất định về thời gian thị tẩm, chứ không phải muốn thị tẩm lúc nào cũng được. Việc sinh và chọn người kế vị luôn là một công việc không thể xem thường. Do đó, hậu cung đã đưa ra những quy tắc khắt khe về thời gian, gắn với chu kỳ mặt trăng.
Người ta tin rằng phụ nữ thụ thai dễ nhất vào những đêm trăng tròn, thời điểm đó âm tính của phụ nữ được coi là mạnh mẽ nhất. Đây là thời điểm hài hoà với dương tính của hoàng đế. Những đứa trẻ được hình thành là thời gian này cũng sẽ sở hữu những tài năng xuất chúng, khí chất phi phàm.
Vì thế, hoàng hậu và quý phi là đối tượng được ưu tiên hầu hạ hoàng thượng vào những đêm trăng sáng, tròn. Ngược lại, những đêm trăng non sẽ dành cho các cung tần có địa vị, sự sủng ái thấp hơn.
Địa điểm diễn ra
Không phải cứ muốn thực hiện thị tẩm ở đâu cũng được, thị tẩm sẽ phải thực hiện tại nơi nghỉ ngơi của hoàng đế là Dưỡng Tâm Điện. Đặc biệt, trường hợp người được chọn thị tẩm là hoàng hậu thì nhà vua có thể đến cung và nghỉ ngơi tại đây.
Nguyên tắc với phi tần được hoàng đế thị tẩm
Thông lệ 3 năm sẽ diễn ra một đợt tuyển tú nữ định kỳ, do đó số lượng hậu cung của nhà vua rất đông đảo cung tần, mỹ nữ. Bất kỳ tú nữ nào khi vào cung cũng đều mong nhận được sự ân sủng của hoàng đế. Nhưng thực tế không phải tất cả các phi tần đều được hầu hạ hoàng thượng. Từ cấp quý nhân trở xuống, phần lớn phi tần chỉ sống cô đơn trong cung mà không thể gần gũi thiên tử.
Trong lịch sử cũng có những trường hợp vua quá già yếu không thể thực hiện thị tẩm. Một ví dụ điển hình là Tấn phi Phú Sát của vua Càn Long. Bà có xuất thân khủng, là cháu gái của Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu nhưng vẫn không được ân sủng. Lí do là bởi bà được đưa vào làm quý nhân khi Càn Long đã là Thái thượng hoàng 88 tuổi. Do đó, nhiều nhà sử học cho rằng Tấn phi lúc đó thậm chí còn chưa được lâm hạnh.
Những cung tần, mỹ nữ thời đó chỉ được ưu tiên hầu hạ hoàng đế cho đến năm 25 tuổi. Sau độ tuổi này, họ sẽ bị hạn chế đưa vào danh sách cung tần, mỹ nữ để hoàng đế chọn thị tẩm.
Lựa chọn người mang thai
Sau khi thị tẩm, trừ hoàng hậu và quý phi thì những phi tần khác không được phép ở lại nơi ở của hoàng thượng. Sau khi ân ái, thái giám sẽ hỏi hoàng thượng có muốn phi tần mang th.ai hay không. Trường hợp hoàng thượng không muốn giữ lại, thái giám sẽ bấm huyệt đẩy long tinh ra ngoài.
Một số trường hợp còn dùng những phương thức tàn nhẫn và thô bạo hơn. Tuy nhiên, phương pháp tránh thai này không hề khoa học, một số trường hợp hợp phi tần vẫn mang thai. Khi đó, thái giám sẽ buộc phi tần phải uống thuốc phá bỏ. Đây là một quy tắc, góc khuất tăm tối trong truyện thị tẩm của vua chúa thời xưa.
Trên đây là một số thông tin bài viết tổng hợp được về chuyện thị tẩm của hoàng đế ngày xưa, mong rằng nó đã giải đáp được cho bạn câu hỏi thị tẩm là gì. Hãy đón chờ những bài viết tiếp theo của thapgiainhietliangchi.com nhé!