Thể thơ 6 chữ là gì? Thơ 6 chữ về quê hương ý nghĩa nhất

Thơ sáu chữ hay còn được gọi là thơ lục ngôn, thường mang âm điệu nhẹ nhàng, vui tươi và dễ thuộc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thể thơ 6 chữ là gì, thơ 6 chữ thuộc thể thơ gì và vẻ đẹp văn hóa của người Việt Nam ta qua các vần thơ sáu chữ đầy tính thơ ca này nhé.

Thể thơ 6 chữ là gì?

Thơ sáu chữ là một thể thơ vô cùng thú vị, được viết nhờ vào việc sử dụng cách gieo vần ôm hoặc là gieo vần chéo. Thơ sáu chữ thường mang âm điệu thanh nhã và dễ nhớ. Bên cạnh đó nó cũng không bị giới hạn về mặt nội dung, thể thơ này có thể sử dụng để tác giả mô tả nỗi nhớ nhung, tâm tư hoặc đơn giản là dùng để miêu tả cảnh sắc thiên nhiên.

Thể thơ 6 chữ mang âm điệu thanh nhã và dễ nhớ
Thể thơ 6 chữ mang âm điệu thanh nhã và dễ nhớ

Thơ 6 chữ 4 dòng là gì? Đây là thể thơ gồm có 4 câu, mỗi câu bao gồm 6 chữ và còn được gọi là lục ngôn tứ tuyệt.

Cách làm thơ 6 chữ

Nguyên tắc về thanh dấu

Chữ thứ 2 và thứ 6 của tất cả các câu đều phải cùng một loại thanh bằng, trắc và xen kẽ dấu. Chữ cuối của câu 1 là thanh bằng thì chữ cuối của câu thứ 2 là thanh trắc và ngược lại.

Cùng thanh bằng hoặc thanh trắc ở chữ cuối của câu 2 và 3.

Thanh bằng thì chữ cuối của câu 4 là thanh trắc và ngược lại nếu như chữ cuối của câu 3 là thanh bằng.

Ngắt nhịp và âm điệu

Với cách ngắt nhịp thì thể thơ 6 chữ sẽ ngắt nhịp chẵn, hay nói cách khác là sẽ ngắt nhịp ở các chữ thứ 2, 4 trong câu, ngắt nhịp 2/2/2 hoặc 4/2 không dùng nhịp 3/3.

Với âm điệu thì chữ thứ 2 và chữ thứ 6 nên dùng cùng thanh bằng hoặc cùng thanh trắc, có thể xen kẽ dấu với nhau.

Xem thêm: Thể thơ năm chữ là gì? Đặc điểm, cách ngắt nhịp thơ 5 chữ

Luật thể thơ 6 chữ

Về vần ôm vần trắc

  • Cùng thanh trắc nhưng sẽ khác dấu nhau ở chữ thứ 2 và 6 của câu 1 và 4.
  • Cùng thanh bằng nhưng khác dấu nhau ở chữ thứ 2 và 6 của câu 1, 4.
  • Cùng vần trắc nhưng khác dấu nhau ở chữ cuối câu 1 và 3. 
  • Cùng vần bằng nhưng khác dấu nhau ở chữ cuối câu 2 và 3.

Vần ôm vần bằng cụ

  • Cùng thanh bằng nhưng sẽ xen khác dấu ở chữ thứ 2 và 6 của câu 1, 4.
  • Cùng thanh trắc nhưng sẽ khác dấu ở chữ thứ 2 và 6 của câu 2, 3.
  • Cùng vần bằng nhưng sẽ khác dấu chữ cuối câu 1 và 4.
  • Cùng vần trắc nhưng sẽ khác dấu ở chữ cuối câu 2 và 3.

Khi gieo vần thì chữ cuối cùng của câu 1 và chữ cuối câu 4 cần phải vần với nhau và khác dấu.

Ở chữ cuối cùng câu 2 và chữ cuối của câu 3 phải vần với nhau và cũng khác dấu.

Luật thể thơ 6 chữ
Luật thể thơ 6 chữ

Xem thêm: Thể thơ song thất lục bát là gì? Ví dụ về thể thơ song thất lục bát

Cách gieo vần 

Vần tréo 

Ghi chú: 

  • B: phải là bằng
  • T: phải là trắc
  • b: nên là bằng, nhưng không bắt buộc
  • t: nên là trắc, nhưng không bắt buộc
  • x: bằng hoặc trắc đều được

– Nếu bắt đầu là vần bằng:

x x x T x B 

x x x B x T (vần với câu 4)

x x x T x B 

x x x B x T (vần với câu 2)

Ví dụ:

Mùa thi đã ghé thật gần

Tiếng ve gọi đàn inh ỏi

Hình như cánh phượng bâng khuâng

Có một điều chi ngại nói

– Nếu bắt đầu là vần trắc:

x x x B x T 

x x x T x B (vần với câu 4)

x x x B x T 

x x x T x B (vần với câu 2)

Ví dụ:

Quê hương là gì hở mẹ 

Mà cô giáo dạy phải yêu 

Quê hương là gì hở mẹ 

Ai đi xa cũng nhớ nhiều 

Bài thơ 6 chữ
Bài thơ 6 chữ

– Nếu 2 vần chéo bắt đầu là vần trắc:

x x x B x T (vần với câu 3)

x x x T x B (vần với câu 4)

x x x B x T (vần với cầu 1)

x x x T x B (vần với câu 2)

Ví dụ:

Đã bao lần rồi nắng hỏi

Xa mây từ độ thu nào

Ngập ngừng gió buồn chẳng nói

Bờ tre hiểu ý lao xao

– Nếu 2 vần chéo bắt đầu là vần bằng:

x x x T x B (vần với câu 3)

x x x B x T (vần với câu 4)

x x x T x B (vần với câu 1)

x x x B x T (vần với câu 2)

Ví dụ:

Đường mây lối gió mịt mùng

Chân đi mà lòng nhung nhớ 

Biển trời sương khói mênh mông

Cô liêu trong chiều nhơ nhớ

Xem thêm: Thể thơ lục bát là gì? Đặc điểm, cách gieo vần thơ lục bát

Vần ôm

x t x B x T (vần câu 4)

x b x T x B (vần câu 3)

x b x T x B (vần câu 2)

x t x B x T (vần câu 1) 

Ví dụ:

Mới thấy mùa xuân chớm ngõ

Sao giờ nắng hạ đã sang

Chiều thu ai nhặt lá vàng

Xin hãy về cùng ngọn gió

Hoặc:

x b x T x B (vần câu 4)

x t x B x T (vần câu 3)

x t x B x T (vần câu2)

x b x T x B (vần câu 1)

Ví dụ:

Tóc ba giờ đã bạc rồi

Trán mẹ vết nhăn đã rõ

Ước vọng đôi điều này nọ

Sao mà vẫn thấy xa xôi

Ba vần

– Nếu bắt đầu là vần bằng :

x x x T x B (vần)

x x x T x B (vần)

x x x B x T 

x x x T x B (vần )

Ví dụ:

Kìa xuân mơ ước lại về

Mai đào khoe sắc say mê

Lại một mùa hoa lỗi hẹn

Lòng ta trăn trở bộn bề

– Nếu bắt đầu là vần trắc :

x x x B x T (vần)

x x x B x T (vần)

x x x T x B 

x x x B x T (vần)

Ví dụ:

Tình đầu gửi cho anh đó

Chờ hồi âm mà chẳng có

Thôi đành gỡ bỏ tình xưa

Chia tay anh cho đỡ khổ

Xem thêm: Thể thơ bốn chữ là gì? Đặc điểm, cách gieo vần bài thơ 4 chữ

Các bài thơ 6 chữ về quê hương ý nghĩa nhất

Có rất nhiều bài thơ sáu chữ đậm chất Việt do người Việt Nam chúng ta sáng tác, nhằm nhắn gửi những tình cảm chân thành và tình yêu thương dành cho quê hương đất tổ. Cùng chúng tôi thưởng thức những vần thơ 6 chữ đầy ý nghĩa về quê hương đất nước dưới đây để cảm nhận rõ hơn về tình cảm ấy.

Bài thơ 6 chữ về quê hương hay
Bài thơ 6 chữ về quê hương hay

Bài thơ Bài học đầu cho con – tác giả Đỗ Trung Quân

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dạy hãy yêu?

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

 

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

 

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông

 

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè

 

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài thềm

Tiếng ếch râm ran bờ ruộng

Con nằm nghe giữa mưa đêm

 

Quê hương là bàn tay mẹ

Dịu dàng hái lá mồng tơi

Bát canh ngọt ngào tỏa khói

Sau chiều tan học mưa rơi

 

Quê hương là vàng hoa bí

Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi

 

Quê hương mỗi người đều có

Vừa khi mở mắt chào đời

Quê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

 

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

Bài thơ Cha ơi – Sưu tầm

Khi bóng hoàng hôn buông phủ

Nhọc nhằn đêm vắng cô liêu

Xác xơ, bên thềm trăng rụng

Nhớ ơi! Ơi nhớ – rất nhiều!

 

Tháng năm xoay vòng quay quắt

Cha già mỏi gối canh thâu

Thương con – phương trời xa lắc

 

Tuyết sương pha trộn mái đầu.Cha ơi! Hãy chờ con nhé!

Một ngày con sẽ về thăm

Cho Cha không còn ngóng đợi

Và con quên hết thăng trầm.

Hy vọng với những thông tin trên bạn đọc đã hiểu hơn về thể thơ 6 chữ lục ngôn là gì, cách làm và biết thêm nhiều bài thơ 6 chữ hay. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập trang để có thêm nhiều hiểu biết về các lĩnh vực khác nữa nhé.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *