Thơ bốn chữ là dòng thơ được sử dụng phổ biến trong thể loại thơ dân gian, đặc biệt là đồng dao và trong các bài vè. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thể thơ bốn chữ là gì, cũng như đặc điểm và cách gieo vần thơ 4 chữ chuẩn nhất để tạo nên được một bài thơ 4 chữ hay nhất.
Thơ bốn chữ là gì? Ứng dụng của thơ 4 chữ
Thơ bốn chữ còn được gọi là thơ tứ ngôn, trong các thể loại thơ hiện nay có thể thấy thơ 4 chữ là dạng thơ đơn giản, bởi luật bằng trắc chỉ áp dụng cho chữ thứ 2 và thứ 4 ở trong câu thơ.
Nói cách khác thì thể thơ bốn chữ là thể thơ mỗi câu có 4 tiếng, có nhịp phổ biến là nhịp 2/2. Trong bài thơ thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền hay vần cách.

Thơ 4 chữ có rất nhiều bài là của các tác giả dân gian, bên cạnh đó cũng có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng góp mặt các tác phẩm của mình vào dòng thơ bốn chữ như Tố Hữu, Tế Hanh, Trần Đăng Khoa,…
Ứng dụng thơ bốn chữ:
- Thơ 4 chữ thường thấy ở trong các bài vè, đồng dao, ca dao, tục ngữ.
- Thơ bốn chữ đặc biệt phù hợp với việc sáng tác thơ dành cho trẻ em bởi tính dễ đọc, dễ nhớ, vô cùng gần gũi với các em nhỏ.
- Thơ bốn chữ thường dùng để diễn đạt các nội dung vui tươi, hồn nhiên, dí dỏm, tinh nghịch,.. nhờ câu thơ ngắn và cách gieo vần nhịp nhàng.
Đặc điểm của thơ 4 chữ
Thơ 4 chữ sở hữu những đặc điểm cơ bản như sau:
- Mỗi câu thơ gồm có 4 tiếng.
- Các khổ, đoạn thơ được chia một cách linh hoạt
- Phù hợp với phương thức vừa tự sự, vừa miêu tả, bộc lộ cảm xúc

- Thơ có nội dung đơn giản, dễ hiểu, mang tính chất hồn nhiên.
- Thể thơ này thường được dùng để diễn tả tình cảm sâu lắng, tình yêu, tình bạn,…
Tác dụng của thể thơ 4 chữ
Thông qua những đặc điểm nêu trên về thể thơ 4 chữ, ta có thể phát biểu về tác dụng của thể thơ này như sau:
- Dễ nhớ: Mỗi câu thơ chỉ có độ dài vỏn vẹn 4 chữ, đó là lý do vì sao mà thể thơ 4 chữ đặc biệt dễ, dễ thuộc đối với người đọc. Nhờ đó mà các tác phẩm thơ ca 4 chữ trở nên phổ biến, dễ đến được với đại chúng.
- Tinh tế: Thể thơ 4 chữ yêu cầu tác giả sử dụng từ ngữ, cũng như cách diễn đạt vô cùng tinh tế. Vì mỗi câu thơ chỉ 4 chữ, cho nên tác giả cần có sự lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh sao cho thật tinh tế để có thể truyền tải được thông điệp một cách rõ ràng, sâu sắc.
- Có tác dụng tạo hiệu ứng âm điệu: Thể thơ 4 chữ giúp tạo ra hiệu ứng âm thanh vô cùng đặc biệt, nhằm tăng tính thẩm mỹ, cũng như cảm xúc cho đoạn thơ. Khi đọc thể thơ này chúng ta có thể cảm nhận được những âm điệu đặc biệt, qua đó tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ, khó quên.

- Thể hiện tình cảm sâu sắc: Thể thơ 4 chữ giúp thể hiện được tình cảm sâu sắc, cũng như các suy nghĩ tinh tế, cùng cảm xúc chân thành. Độ dài thơ ngắn gọn, vì thế giúp các tác phẩm thơ ca có thể truyền tải được các thông điệp sâu sắc, cũng như thể hiện được tình cảm chân thành nhất của tác giả.
Có thể thấy, thể thơ 4 chữ là một thể thơ cổ điển đặc biệt, giúp tạo ra những tác phẩm thơ ca đẹp, sâu sắc. Qua đó giúp tác giả truyền tải được thông điệp, cũng như cảm xúc một cách chân thành đến với độc giả.
Xem thêm: Thể thơ năm chữ là gì? Đặc điểm, cách ngắt nhịp thơ 5 chữ
Cách gieo vần thơ 4 chữ
So với các thể thơ khác thì có thể thấy cách làm thơ 4 chữ không quá khó khăn. Như đã nói ở trên, bởi vì luật bằng trắc chỉ được áp dụng cho chữ thứ 2, thứ 4 trong câu thơ. Theo đó, nếu như chữ thứ 2 là trắc thì chữ thứ 4 là bằng và ngược lại, nếu như chữ thứ 2 là bằng thì chữ thứ 4 sẽ là trắc.
Thơ bốn chữ có 4 tiếng ở mỗi câu thơ, theo đó cách gieo vần thường sử dụng trong bài gồm: vần chân, vần lưng, vần cách, vần liền, cụ thể:
Vần lưng
Với vần lưng, tiếng đứng cuối câu trước sẽ vần với chữ đứng giữa câu sau.
Ví dụ: Trong bài “Vè nói ngược”:
“Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè nói ngược
Ngựa đua dưới nước
Tàu chạy trên bờ
Lên núi đặt lờ
Xuống sông bửa củi”.
Như ta thấy, chữ “ve” trong câu 1 vần với chữ “vè” ở câu 2.

Xem thêm: Thể thơ song thất lục bát là gì? Ví dụ về thể thơ song thất lục bát
Vần chân
Với vấn chân thì tiếng đứng cuối của các câu thơ sẽ được vần với nhau. Trong đó, thơ bốn chữ dùng cả vần liền và vần cách giống như những thể thơ khác:
Vần liền
Về vần liền thì tiếng cuối của hai câu liên tiếp vần với nhau.
Ví dụ: Trong bài đồng giao sau:
“Ông tiển ông tiên
Ông có đồng tiền
Ông dắt mang tai
Ông cài lưng khố
Ông ra chợ phố
Ông mua miếng trầu
Ông nhai chóp chép,…”
Có thể thấy trong bài thơ 4 chữ trên thì chữ “tiên” trong câu 1 vần với chữ “tiền” ở câu 2. Còn chữ “khố” trong câu 4 vần với chữ “phố” ở câu 5.
Xem thêm: Thể thơ 6 chữ là gì? Thơ 6 chữ về quê hương ý nghĩa nhất
Vần cách
Về vần cách thì có tiếng cuối của 2 câu cách nhau vần với nhau.
Ví dụ: Trong bài “Hoa cỏ” của Tế Hanh:
“Mùa xuân đi rồi
Nhiều hoa vắng mặt
Như chị hoa đào
Ra đi trước nhất
Các chị thược dược
Hoa cúc hoa hồng
Thảy đều lần lượt
Theo bước mùa xuân
Chỉ còn hàng cây
Đung đưa theo gió,…”
Có thể thấy, cách gieo vần trong bài thơ 4 chữ trên như sau: Chữ “mặt” trong câu 2 vần với chữ “nhất” ở câu 4. Còn chữ “dược” trong câu 5 vần với chữ “lượt” ở câu 7.
Một số bài thơ 4 chữ hay nhất
Trên thực tế, trong khi tàng văn học thơ ca Việt Nam có rất nhiều bài thơ 4 chữ hay và nổi tiếng. Trong đó phải kể đến những tác phẩm quen thuộc với tuổi thơ của chúng ta như:
- “Hạt gạo làng ta” của tác giả Trần Đăng Khoa:
“Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay,..”

- “Voi” của tác giả Tố Hữu”
“Voi là voi ơi
Voi con voi mẹ
Voi nặng voi nhẹ
Nào đi. Trưa rồi!”
- “Trưa hè” của tác giả Trần Đăng khoa
“Trưa hè gió thổi
Hoa phượng lung lay
Cánh hoa rụng bay
Như bầy bướm lượn
Tiếng ve ca rộn
Nghe như tiếng đàn
Trưa hè liên hoan
Hoa bay, ve hát”.
- “Thương Ông” của tác giả Tú Mỡ
“Ông bị đau chân
Nó sưng nó tấy
Đi phải chống gậy
Khập khiễng, khập khà
Bước lên thềm nhà
Nhấc chân quá khó
Thấy ông nhăn nhó
Việt chơi ngoài sân
Lon ton lại gần,
Âu yếm, nhanh nhảu:
“Ông vịn vai cháu,
Cháu đỡ ông lên…”
Như vậy bài biết trên đây chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thể thơ 4 chữ, cũng như cách gieo vần thơ 4 chữ chuẩn nhất. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi mang tới trên đây sẽ giúp những ai đang quan tâm đến thể thơ này có thể sáng tác được những bài thơ hay, ấn tượng nhất!