Tết Hàn thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực

Ngoài tết Nguyên đán ra hàng năm, dân tộc ta còn rất nhiều ngày Tết ý nghĩa khác, trong đó không thể không nhắc đến ngày Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 hàng năm. Tuy diễn ra hàng năm nhưng nhiều người chưa thực sự hiểu hết được ý nghĩa của ngày Tết này hay thắc mắc tại sao chúng ta thường ăn bánh trôi, bánh chay vào ngày này. Vậy hãy cùng thapgianhietliangchi đi tìm hiểu Tết Hàn thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực là như thế nào?

Tìm hiểu Tết Hàn thực là gì?

Tết Hàn thực là Tết gì? Lễ hàn thực là ngày gì? là một ngày lễ tháng 3, chính xác vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch. Hàn thực là từ Hán Việt mang ý nghĩa là thức ăn lạnh. Ngày Tết truyền thống này xuất hiện và duy trì tại một số tỉnh của Trung Quốc, miền bắc Việt Nam và một số cộng đồng người gốc Hoa trên toàn thế giới.

Tìm hiểu về Tết Hàn thực là gì?
Tết Hàn thực là gì?

Hàng năm vào ngày 3/3, nhiều gia đình sẽ xay bột, đồ đỗ xanh, cùng nhau làm bánh trôi bánh chay, nấu xôi nấu chè để lễ Phật và cúng gia tiên, đây là một cách tưởng niệm người thân, nhớ ơn tổ tiên vào những ngày cuối cùng của mùa xuân.

Ở nước ta ngày 3/3 không thể thiếu hai thức bánh nhỏ xinh là bánh trôi, bánh chay để dâng lên ông bà bà tổ tiên nên còn được gọi là Tết bánh trôi bánh chay.

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực là như thế nào?

Ngày tết này được cho rằng bắt nguồn từ Trung Quốc và ảnh hưởng ra một số nước trong khu vực. Tuy nhiên hiện nay nhiều ý kiến cho rằng Tết Hàn thực Trung Quốc hoàn toàn khác biệt với ý nghĩa Tết Hàn thực Việt Nam.

Nguồn gốc tết Hàn Thực ở Trung Quốc.

Sự tích Tết Hàn thực, sự tích bánh trôi bánh chay được cho rằng bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa của Trung Quốc từ đời Xuân Thu Chiến Quốc (khoảng 770 – 221 Trước Công Nguyên). 

Chuyện được kể rằng, lúc bấy giờ, vua Tấn Văn Công nước Tấn gặp loạn lạc, phải bỏ lại giang sơn sống cảnh lưu vong hết nước Tề đến nước Sở. Bên cạnh nhà vua có một vị hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi dù gặp trường hợp nào vẫn luôn hết mình phò tá, giúp sức, bày mưu tính kế cho nhà vua.

Một hôm, trên đường chạy loạn, lương thực đã cạn kiệt, Giới Tử Thôi đã lén tự cắt một miếng thịt ở đùi của mình để nấu dâng lên cho vua ăn. Vua Tấn Văn Công sau khi ăn xong thấy làm lạ vì hôm nay có thịt ăn, truy hỏi ra mới biết sự hi sinh này, trong lòng lấy làm cảm kích. 

Giới Tử Thôi theo phò tá vua trong suốt 19 năm trời, trải qua nhiều lần nguy hiểm, khổ luyện thành tài. Sau này, khi Tấn Văn Công giành lại được ngôi vị vương, trở về làm vua nước Tấn, đã trọng thưởng và phong chức, tước cho những người có công khi luôn giúp đỡ phò trợ mình lúc lưu vong, nhưng lại vô tình quên mất hiền sĩ Giới Tử Thôi. 

Điển tích Giới Tử Thôi lý giải nguồn gốc tết Hàn Thực ở Trung Quốc.
Điển tích Giới Tử Thôi lý giải nguồn gốc tết Hàn Thực ở Trung Quốc.

Giới Tử Thôi không hề oán trách, cho rằng phò tá vua là trách nhiệm, nghĩa vụ trung thành của bề tôi chứ không phải để chờ đổi lấy vinh hoa phú quý. Ông lẳng lặng trở về quê nhà, đưa mẹ lên núi Điền Sơn ở ẩn, sống những ngày tháng bình yên, an lạc nơi thanh cảnh, tránh xa quan trường thị phi.

Sau này khi vua Tấn Văn Công nhớ ra, bèn sai người tìm Tử Thôi. Là người không màng vinh hoa phú quý, Giới Tử Thôi nhất định không chịu quay về lĩnh thưởng. Tấn Văn Công bèn ra lệnh đốt núi để ép Tử Thôi ra khỏi núi. Nhưng không ngờ rằng, Tử Thôi có tư tưởng kiên định, thà cùng mẹ chết cháy trong rừng, chứ không muốn về liên quan đến quan trường và danh vọng.

Xem thêm: Tết Thanh Minh vào ngày nào? Ý nghĩa ngày Tết Thanh Minh là gì?

Nhà vua biết tin vô cùng thương xót, hối hận vì hành động của mình, lập miếu thờ Giới Tử Thôi trên núi và đổi tên núi thành Giới Sơn. Sau đó, để tưởng nhớ Giới Tử Thôi vua hạ lệnh trong dân gian phải kiêng củi lửa ba ngày khoảng từ mùng 3 tháng 3 đến mùng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm, chỉ ăn đồ ăn nguội lạnh đã nấu sẵn để bày tỏ lòng tiếc thương.

Ngày 3/3 hằng năm, người dân Trung Quốc vẫn tổ chức lễ tưởng nhớ vị hiền sĩ Giới Tử Thôi. Đồ cúng thường chuẩn bị từ hôm trước vì lệnh cấm lửa vào ngày này. Lâu dần lưu truyền Tết Hàn Thực ra đời và duy trì đến này nay cũng vì lý do đó.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực tại Việt Nam.

Chúng ta chịu một ngàn năm đô hộ của phương Bắc, đồng thời chịu những chính sách nhằm đồng hóa dân tộc ta. Nên việc ngày Tết Hàn thực nước ta chịu ảnh hưởng từ lễ Hàn thực của Trung Quốc là điều dễ hiểu.

Dù bắt nguồn từ điển tích của Trung Quốc nhưng khi du nhập vào Việt Nam, ngày Tết Hàn Thực mang ý nghĩa tâm linh hoàn toàn khác, phong tục cúng Tết Hàn Thực cũng có nhiều điểm khác biệt phù hợp với văn hóa của người Việt. 

Theo nhà nghiên cứu về văn hóa, Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết ngày tết này ở nước thực ra bắt nguồn từ một phong tục của người Trung Quốc nhưng khi du nhập vào nước ta đã được Việt hóa và được lưu truyền cho đến ngày nay.

bánh trôi ngũ sắc
Bánh trôi bánh chay đã được biến tấu thêm nhiều màu sắc cho đẹp mắt và hấp dẫn hơn.

Tên gọi của Tết Hàn thực khi nghe có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng không phải, mà khi vào nước ta, nó đã hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay, ngày lễ tháng 3 có sẵn của người Việt. 

Bản thân ngày Tết này cũng mang ý nghĩa và thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống, những khát vọng mơ ước rất riêng của người Việt Nam. Chính điều này đã tạo nên sức sống bền lâu của ngày tết bánh trôi, bánh chay. 

Khác với Tết Hàn thực ở Trung Quốc nhằm tưởng nhớ Giới Tử Thôi thường không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn những đồ lạnh đã nấu sẵn trước đó, ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn diễn ra như bình thường. Trong đồ cúng ngày 3/3 không thể thiếu bánh trôi bánh chay dâng lên lễ Phật và nhớ ơn công lao ông bà tổ tiên. Ngày tết Hàn thực hay còn gọi phổ biến là tết bánh trôi bánh chay.

Sự tích bánh trôi bánh chay

Sự tích và ý nghĩa tết bánh trôi bánh chay trong ngày tết Hàn thực.

Trong ngày 3 tháng 3 Âm lịch, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị mâm cúng để lễ Phật, cúng Gia tiên tiền tổ và hai thức bánh chủ đạo không thể thiếu được là bánh trôi, bánh chay, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành, hướng về cội nguồn tổ tiên. Đây được xem là ngày lễ quan trọng trong năm, ngày lễ tháng 3 không thể bỏ qua. 

Tại sao người Việt lại ăn bánh trôi bánh chay vào ngày mùng 3 tháng 3.
Tại sao người Việt lại ăn bánh trôi bánh chay vào ngày mùng 3 tháng 3.

Bánh trôi, bánh chay của người Việt mang trong mình những đặc sắc riêng của nền ẩm thực nước ta. Người Việt Nam vẫn quen gọi ngày Tết này với cái tên dân dã là Tết bánh trôi, bánh chay nhiều hơn Tết Hàn Thực. 

Việc dâng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ mang rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là kết tinh từ văn hóa Việt, thấm đẫm tinh thần linh hồn, bản sắc của người Việt. Cả hai loại bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm và gạo tẻ là thành quả lao động vất vả cả năm dâng lên ông bà tổ tiên, là hình ảnh thể hiện rõ nét nhất nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam không thể lẫn với bất cứ nền văn hóa nào cùng với các loại bánh truyền thống như bánh chưng, bánh giầy,…

Sự tích bánh trôi và bánh chay
Sự tích bánh trôi và bánh chay có được lý giải bằng truyện cổ tích Âu Cơ và Lạc Long Quân.

Đặc biệt, hình ảnh những chiếc bánh trôi, bánh chay nhỏ xinh, tròn vo, trắng bóc xếp san sát nhau trên đĩa còn mang hàm ý tưởng nhớ tới sự tích mẹ Âu Cơ cùng bọc trăm trứng. Bánh trôi tượng trưng cho 50 trứng nở thành 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên rừng, bánh chay tượng trưng cho 50 trứng trở thành 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển, mở mang xây dựng bờ cõi đất nước, đem lại cuộc sống an lành ấm no. Chính vì vậy người dân Việt mới sử dụng bánh trôi, bánh chay trong mâm lễ để bày tỏ lòng biết ơn, tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn của cha ông, tưởng nhớ công lao của ông bà, tổ tiên vào dịp những ngày tháng cuối mùa xuân. 

Truyền thông này đã có từ rất lâu đời, vào thời Lý thì tết bánh trôi bánh chay, người còn dâng lên để lễ Phật truyền thống tốt đẹp đó được duy trì đến tận ngày hôm nay. 

Hoạt động làm bánh trôi bánh chay vào ngày mùng 3 tháng 3.

Ngày 3/3 là gì? Là ngày tết Hàn thực thường là những ngày cuối xuân chuẩn bị bước sang mùa hạ việc ăn những món bánh thanh mát như bánh trôi bánh chay như để mong mỏi một mùa hè với không khí mát mẻ, giữ nguyên ý nghĩa Hàn thực ăn những đồ lạnh.

Bánh trôi bánh chay thành phần chính từ hạt gạo nếp và gạo tẻ nước ta.
Bánh trôi bánh chay thành phần chính từ hạt gạo nếp và gạo tẻ nước ta.

Hiện nay bánh trôi bánh chay phổ biến ở ngoài miền Bắc và Hà Nội, những ngày này tiết trời se lạnh, không khí làm bánh trôi bánh chay len lỏi khắp những ngõ phố làm cho không khí trở nên đặc biệt hơn. Trong tiết trời mưa phùn mưa lâm râm mọi người trong gia đình túm tụm vào nặn bánh trò chuyện đợi những mẻ bánh chín thật đầm ấm làm sao. Hoạt động làm bánh cũng được coi là nét văn hóa cần phải giữ gìn lưu truyền.

Nguyên liệu để làm bánh trôi bánh chay thường là từ gạo nếp và gạo tẻ, tám phần gạo nếp hai phần gạo tẻ mới tạo nên độ dẻo thanh trong của vỏ bánh. Nhân bánh trôi thường là đường phèn hoặc mật mía. Bánh chay to hơn gấp 2 đến 3 lần bánh trôi nhân có đỗ xanh, như chè kho có thêm vừng dừa béo bùi.

Ngày nay bên cạnh những mẻ bánh trắng bóc truyền thống thì bánh trôi bánh chay cũng được biến tấu đi, như thêm màu sắc, hoặc các loại nhân khác nhau.

Bánh trôi bánh chay được biến tấu thêm nhiều màu sắc

Bánh trôi được biến tấu
Bánh trôi bánh chay được biến tấu thêm nhiều màu sắc, hình dáng nhưng vẫn giữ nguyên phần nguyên liệu mùi vị.

Hoạt động gói bánh cùng nhau của các gia đình cũng không còn phổ biến như trước nữa nhưng đối với người miền Bắc vào ngày 3/3 ai ai cũng phải ăn các loại bánh trôi bánh chay thanh mát. Bánh trôi được nặn tròn vo nhỏ xinh thả vào nước đun sôi đến khi bảy nổi ba chìm được vớt ra thả vào nước nguội cho săn vỏ loại được vớt ra cho thêm vừng bày lên đĩa nom thật đẹp mắt. Bánh chay to hơn bánh trôi nhân bánh cũng đa dạng hơn được ăn cùng nước bột sắn hoặc bột đao. Ăn một miếng bánh ngọt dẻo như ùa về cả một ký ức thơ bé, ký ức Hà Nội.

Bài viết với nội dung Tết Hàn thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết Hàn thực là như thế nào? Chắc hẳn đã lý giải cho bạn về ngày tết Hàn thực, lý giải tại sao chúng ta lại ăn bánh trôi bánh chay vào ngày tết Hàn thực. Đồng thời cho bạn thấy nét đẹp và sự khác biệt của văn hóa Việt Nam cần được bảo tồn và gìn giữ.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *