“Thanh minh trong tiết tháng ba/ Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”. Thanh minh được xem là dịch lễ tết quan trọng trong một năm, con cháu dù đi làm ăn xa gần vẫn cố gắng về quây quần mỗi dịp tiết Thanh minh. Vậy Tết Thanh minh sẽ diễn ra vào ngày nào? Ý nghĩa ngày tết Thanh Minh là gì. Hãy cùng thapgianhietliangchi cùng đi tìm hiểu nhé.
Tết thanh minh là gì?
Tết Thanh minh hay Tiết Thanh minh là gì? Theo quan niệm Âm lịch thì một năm sẽ chia làm 24 tiết, con người sẽ sinh hoạt, lao động, trồng trọt, chăn nuôi theo 24 tiết đó. Tiết Thanh Minh chính là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí của một năm. Tiết Thanh minh sẽ bắt đầu sau ngày Lập xuân 60 ngày, đến sau ngày Đông chí 105 ngày. Ngày đầu tiên trong tiết khí này được gọi là ngày Tết Thanh minh.
Ngày Thanh Minh là gì? Thanh minh là từ Hán – Việt, mang ý nghĩa “thanh” là không khí trong lành, còn “minh” là sáng thoáng. Tiết Xuân phân với những cơn mưa phùn lâm thâm của trời xuân qua đi bầu trời trở nên sáng sủa, quang đãng, không khí trong lành là chúng ta biết trời đã sang tiết Thanh minh.
Đây được coi là dịp lễ quan trong năm nên gọi là tết Thanh minh. Vào mỗi dịp này, người dân thường đi tảo mộ người thân (cắt dọn cỏ, đắp thêm đất lên ngôi mộ) để tưởng nhớ ông bà tổ tiên, những người thân đã khuất.
Theo quan niệm truyền thống lâu đời của người Việt Nam, Tết thanh minh tuy không phải là ngày dịp lễ lớn như tết Nguyên đán nhưng lại mang ý nghĩa rất nhân văn thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta và là một phong tục truyền thống đáng trân quý.
Xem thêm: Tết Hàn thực là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Hàn thực
Đây cũng là dịp để con cháu sum vầy đông đủ nhớ về cội nguồn tổ tiên, báo hiếu với các bậc sinh thành. Vào dịp lễ này, gia đình dòng họ nào cũng làm mâm cỗ để dâng lên tổ tiên và những con cháu đi làm ăn xa gần đều trở về quây quần tụ tập bên gia đình, người thân.
Nguồn gốc của Tết Thanh minh
Tiết Thanh minh là theo quan niệm lịch Âm của Trung quốc, nên Tết Thanh minh cũng có nguồn gốc từ Trung Quốc là dịp để con cháu nhớ về công lao sinh thành, dưỡng dục của ông bà tổ tiên nên sẽ thường dành thời gian để chăm sóc phần mộ của người đã khuất. Mọi người đều nô nức đi ra thăm mộ phần, quét dọn, sửa soạn, cắt cỏ lại khu mộ.
Đồng thời quây quần lại làm mâm cơm dâng lên cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn của những người đi trước. Con cái cháu chắt đi làm gần xa cũng trở về để thăm nom bố mẹ, ông bà. Không khí những ngày này ở mọi nhà nhất là làng quê vui vẻ hơn thường lệ, bởi người tứ xứ đều trở về quê hương nơi có ông bà cha mẹ.
Hội đạp thanh trong tiết Thanh minh nghĩa là gì? Hội đạp thanh là cụm từ xuất hiệu trong tác phẩm Kiều của đại thi hào Nguyễn du có câu thơ miêu tả không khí tết Thanh Minh:
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
Hội đạp thanh là chỉ người dân nô nức đi lễ hội trong tiết Thanh minh dẫm lên cỏ non. Bởi tiết Thanh minh là những ngày cuối cùng của mùa xuân cây cối tươi tốt, cành lá đầy chồi non, cỏ đón những cơn mưa phùn mùa xuân cũng đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn. Do đó những người đi trẩy hội đạp lên những búp cỏ non. Nên mới có câu hội đạp thanh, đi chơi hội đạp lên cỏ.
Nhiều quan niệm cho rằng tết Hàn thực chính là tết Thanh minh, nhưng thực tế không phải như vậy? Do hai ngày tết này gần nhau đều vào tháng ba nên nhiều người nhầm lẫn hay gộp nó làm một. Nhưng thực tế hai ngày tết này là hai ngày tết hoàn toàn riêng biệt.
Ý nghĩa ngày tết Thanh minh
Tuy tết thanh minh không phải là ngày lễ lớn trong năm nhưng nó lại thấm đẫm tinh thần, nét văn hóa của người Việt. Đây là phong tục truyền thống gắn liền với nếp suy nghĩ,nếp sống và đạo đức của con người Việt Nam.
Theo quan niệm tâm linh, ngày thanh minh là ngày cháu con làm tròn đạo hiếu với gia tiên tiền tổ . Ngày tưởng nhớ công lao dưỡng dục của các bậc sinh thành đã hi sinh và duy trì cho thế hệ con cháu mai sau. Trong ngày thanh minh, mọi người thường chuẩn bị nhiều lễ vật tươm tất như đèn, nhang, xôi thịt, hoa quả để dâng lên tổ tiên.
Tất cả lễ vật được mang đến trước phần bia mộ người mất, cùng lời khấn vái thể hiện lòng biết ơn, mong tổ tiên độ trì phù hộ con cháu có nhiều sức khỏe và gặp nhiều bình an may mắn trong cuộc sống.Và dọn dẹp, sửa sang lại phần mộ. Sau khi cúng vái, tàn nhang các con cháu cùng nhau dọn dẹp, sạch sẽ lại xung quanh ngôi mộ tổ tiên đã khuất, những nghi thức trên được gọi là Tảo mộ.
Tảo mộ trong tết thanh minh giúp con cháu biết và nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Là ngày để các thế hệ cháu con sum vầy bên nhau, cùng nhau thể hiện tấm lòng báo hiếu với các bậc sinh thành đã khuất.
Theo quan niệm xưa nếu trong năm, những gia đình muốn khai quật, sửa sang hay xây dựng mồ mả phải đợi đến ngày thanh minh mới được phép động thổ. Điều này là nguyên tắc được ông bà xưa ta quy ước, nhằm tránh gặp phải tai ương, xui xẻo mang lại cho con cháu.
Tết Thanh minh vào ngày nào?
Như câu thơ của Đại thi hào Nguyễn Trãi đã viết: Thanh minh trong tiết tháng Ba. Đúng là như vậy Tiết thanh minh rơi vào tháng ba âm lịch hàng năm không có quy định một ngày nào cố định cả, thường sẽ bắt đầu vào ngày mùng 4 hoặc ngày mùng 5 tháng 4 Dương lịch (cũng có nghĩa là sau khi kết thúc Tiết Xuân phân) và kết thúc vào khoảng ngày 20 đến 21 tháng 4 Dương lịch (thời điểm chuyển sang Tiết Cốc vũ).
Tuy nhiên cũng tùy theo địa mà ngày thanh minh sẽ khác nhau, thường ngày thanh minh được diễn ra trong khoảng từ những ngày đầu tháng 4 dương và kết thúc vào ngày 20 tháng 4 dương lịch.
Trong những ngày này, con cháu cùng hướng về ông bà tổ tiên, cội nguồn bằng cách đi tảo mộ, dọn dẹp ngôi mộ của những người đã khuất. Trước khi tiến hành tảo mộ, con cháu cần chuẩn bị mâm lễ vật gồm đèn, nhang, hoa quả dâng lên tổ tiên. Mong tổ tiên nhận và phù hộ con cháu luôn có khỏe mạnh, bình an, gặp may mắn và phát tài phát lộc.
Những việc phải làm vào Tiết Thanh minh
Những việc phải làm tết Thanh Minh gồm có cúng gia tiên tại gia, cúng ngoài mộ phần, tảo mộ tổ tiên.Trong đó, lễ cúng Tết Thanh Minh ngoài mộ phần còn có thêm lễ cúng thổ công, thổ địa nhỏ.
Thông thường việc sắm lễ tiết thanh minh sẽ cần phải chuẩn bị chu đáo. Trước Thanh minh 1 – 2 ngày thường có tục lệ đi tảo mộ và cúng lễ ngoài mộ phần từ sáng sớm.
Những đồ lễ này phải được sắp gọn gàng, chu đáo có đĩa bày và bày trên chiếu, hay tấm lót tại nơi trang trọng bằng phẳng trước khi thực hiện nghi lễ cúng bái. Lưu ý thêm phải có lễ cúng dành riêng cho các vị quan thần thổ địa tại mộ phần với lễ vật như hương nhang, tiền vàng, trầu rượu,quần áo giấy, tiền âm phủ,….
Đối với mâm lễ cúng Tết Thanh Minh tại gia sẽ phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình có thể là mâm cỗ cúng mặn hoặc có thể là hoa quả tươi, xôi chè… bên cạnh các đồ lễ không thể thiếu như trầu cau, vàng hương, nước sạch.
Tùy theo mỗi gia đình, có thể làm mâm lễ cúng Tết Thanh Minh với đầy đủ xôi nếp, gà luộc, hoặc giò thịt, canh măng, miến, thêm rau dĩa xào… Hoặc đồ cúng Tết Thanh Minh chỉ thắp hương đơn giản với hoa quả tươi, trà, thuốc lá… để thông báo với gia tiên ông bà đã khuất về ngày Thanh Minh, biết ơn ghi nhớ.
Hoa quả phải tươi, không nên chọn hoa nhiều sặc sỡ màu sắc và có thể chọn theo sở thích người mất. Khi dâng hoa cho bề trên mà không biết sở thích nên chọn các loại như hoa cúc vàng, trắng. Nếu dâng hoa cho người cùng thế hệ ngoài cúc trắng vàng truyền thống thì có thể chọn hoa hoa ly,loa kèn, cẩm chướng.
Đối với Tết Thanh minh tuy là ngày lễ tết quan trọng trong năm nhưng chúng ta không nên quá bày vẽ lễ vật tùy tâm tùy điều kiện từng gia đình nhưng quan trọng là tấm lòng thành xuất phát từ lòng biết ơn hướng về ông bà tổ tiên. Đây cũng chính là nét đẹp cần gìn giữ phát huy truyền lại cho những thế hệ sau.
Bài viết về Tết Thanh Minh vào ngày nào? Ý nghĩa ngày Thanh Minh, hy vọng đã cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan chính xác nhất về tết Thanh minh, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của bạn về Tiết Thanh minh. Chắc hẳn đã cho ta hiểu thêm về nét đẹp văn hóa đạo đức con người Việt truyền thống uống nước nhớ nguồn của cả dân tộc.