Mít là một loại quả thơm ngon, được rất nhiều người ưa thích. Sau khi ăn những múi mít vàng ươm ta thường bỏ phần hạt đi. Tuy nhiên những hạt mít đó lại chứa đựng nhiều tác dụng, lợi ích tuyệt vời. Tại sao lại nói vậy, hãy cùng tìm hiểu tác dụng của hạt mít qua bài viết này nhé.
Giá trị dinh dưỡng cao có trong hạt mít
Mít là loại trái cây nhiệt đới được trồng phổ biến ở khu vực châu Á, vô cùng được ưa chuộng bởi vị ngọt và hương thơm của nó, lại có nhiều thành phần bổ dưỡng tốt cho sức khỏe.
Với một trái mít trung bình sẽ có từ 100 – 500 hạt mít tuy nhiên hạt mít thường là thứ bị chúng ta vứt bỏ thay vì có thể tận dụng để ăn. Ngày xưa khi còn đói kém các mẹ các bà thường dùng hạt mít như một thứ để ăn chơi. Ngày nay vật chất trở nên đủ đầy, hạt mít thường bị lãng quên loại bỏ.
So với loạt hạt thông thường hay hạt của các loại trái cây khác, hạt mít chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người như tinh bột, protein, chất chống oxy hóa, các loại vitamin và khoáng chất.
Khối lượng trung bình của hạt mít là 28 gam sẽ cung cấp 53 calo, 11g Carbs, 2g Protein, 0g Chất béo, 0.5g Chất xơ. Đặc biệt có chứa Vitamin B gồm có riboflavin 8% RDI và thiamine 7% RDI. Các khoáng chất Magie: 5% RDI, Photpho: 4% RDI (so với lượng tiêu thụ tham khảo hàng ngày) .
Hạt mít cung cấp rất nhiều năng lượng, là do có nồng độ 2 loại vitamin B (thiamine và riboflavin) cao giúp cho cơ thể có nhiều năng lượng để thực hiện các chức năng sống quan trọng.
Bên cạnh đó, hạt mít cũng chứa lượng tinh bột kháng và chất xơ dồi dào, giúp bạn kiểm soát tốt cơn đói, cải thiện hệ tiêu hóa, đường ruột, giảm lượng đường trong máu và làm tăng độ nhạy của insulin.
Các tác dụng của hạt mít
Hạt mít có tác dụng gì? Có thể bạn thấy hạt mít vô dụng nhưng nếu nghe đến tác dụng của hạt mít bạn sẽ phải giật mình. Theo quan niệm y học Trung Hoa, từ xa xưa hạt mít đã được người dân sử dụng như một vị thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và kích thích ham muốn tình dục cũng như một số ứng dụng tuyệt vời khác.
Hạt mít với tác dụng kháng khuẩn
Qua nhiều cuộc nghiên cứu thực tế, đã chứng minh được rằng hạt mít có tác dụng kháng khuẩn.
Một nghiên cứu đã cho thấy bề mặt của hạt mít được bao phủ bởi vô số các hạt nhỏ có chức năng như một chất kháng khuẩn. Các nhà khoa học cũng đã thử nghiệm khả năng chống lại các vi khuẩn thông thường như E. coli của những hạt nhỏ này.
Kết quả cho thấy hạt mít có khả năng giúp phòng ngừa các bệnh do thực phẩm nhiễm khuẩn gây ra. Hay trong y học cổ truyền, hạt mít đã được dùng làm bài thuốc giúp giảm triệu chứng tiêu chảy.
Xem thêm: Lá hẹ kỵ với gì? công dụng của lá hẹ đối với con người
Hạt mít với tác dụng ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu đã cho thấy hạt mít có thể có một số đặc tính giúp chống ung thư. Là do trong thành phần hạt mít chứa các hợp chất thực vật và chất chống oxy hóa.
Các thí nghiệm gần đây cũng cho thấy chiết xuất hạt mít làm suy giảm 61% sự hình thành các tế bào ung thư trong mạch máu. Tuy nhiên nghiên cứu trên mới chỉ giới hạn trên cơ thể một số động vật và trong ống nghiệm. Vì vậy, cần thêm nhiều cuộc nghiên cứu nữa để kiểm chứng tác dụng chống ung thư của hạt mít đối với người ở mức độ nào?
Hạt mít rất nhiều các chất chống oxy hóa như flavonoid, saponin và phenolic. Chính các hợp chất này giúp chống viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch thậm chí có thể chữa lành các tổn thương trong ADN.
Tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa ở hạt mít
Hạt mít cũng mang đặc tính giống các loại hạt khác chứa các chất xơ hòa tan và không hòa tan. Nhờ chứa các chất xơ đó nên hạt mít có công dụng cải thiện hoạt động của nhu động ruột, làm cho chất thải của bạn trở nên mềm và đào thải ra ngoài nhiều hơn.
Đặc biệt hơn, chất xơ cũng được coi là prebiotic là nó có thể nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp cho hệ tiêu hóa của bạn trở nên khỏe mạnh và tăng cường chức năng đề kháng, miễn dịch.
Hạt mít chứa lượng chất xơ cao giúp làm giảm các triệu chứng táo bón, bệnh trĩ và chống lại các loại bệnh đường ruột như viêm ruột,…
Xem thêm: Lá tía tô có tác dụng gì? Uống lá tía tô nhiều có tốt không?
Hạt mít giúp làm giảm nồng độ Cholesterol
Các nghiên cứu cũng đã cho thấy rằng hạt mít có thể cải thiện nồng độ cholesterol trong cơ thể nhờ sự hỗ trợ của hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao có trong hạt.
Theo một thí nghiệm trên chuột, những con chuột tiêu thụ nhiều hạt mít có xu hướng giảm mức cholesterol LDL (có hại) và tăng cholesterol HDL (có lợi) hơn so với những con chuột tiêu thụ ít hạt mít.
Thông thường, nồng độ cholesterol LDL (có hại) tăng cao thì sẽ xuất hiện các bệnh như huyết áp cao, bệnh tim, bệnh tiểu đường. Trong khi, nồng độ cholesterol HDL (có lợi) nếu tăng cao hơn thì có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Tác dụng của hạt mít là cải thiện sức khỏe tình dục
Từ xa xưa ở Trung Quốc đã sử dụng và cho rằng loại hạt này là thành phần của phương thuốc truyền thống điều trị rối loạn tình dục. Chúng được coi như một loại thuốc kích dục với khả năng kích thích khoái cảm trong quan hệ nam nữ.
Tất cả là do hạt có chứa hợp chất sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với cải thiện sức khỏe tình dục và sinh sản.
Làm đẹp da, góp phần cải thiện nếp nhăn
Tác dụng của hạt mít được nhiều chị em săn đón là giúp giảm nếp nhăn trên khuôn mặt. Ngâm hạt mít luộc trong sữa lạnh, sau đó nghiền hạt và đắp lên vùng có những nếp nhăn. Làm liên tục chị em sẽ thấy sự thay đổi của làn da.
Vitamin A trong hạt mít giúp đẩy nhanh sự tái sinh của các tế bào da, khiến da bạn trở nên sáng mịn và hồng hào. Bạn có thể sử dụng hạt mít như một phương pháp làm đẹp, giúp giữ ẩm và giảm thiểu nếp nhăn.
Xem thêm: Ngải cứu có tác dụng gì? Cách sử dụng ngải cứu đúng cách
Hạt mít hỗ trợ giảm cân
Quả mít được đánh giá với hàm lượng đường cao nên chứa nhiều calo. Chính vì vậy nhiều người đặt câu hỏi rằng ăn hạt mít luộc có tăng cân không? Hạt mít có bao nhiêu calo? Câu trả lời là không, hạt mít còn có tác dụng hỗ trợ giảm cân do có lượng chất xơ dồi dào, ít calo đồng thời tạo cảm giác no lâu, rất tốt cho quá trình giảm cân.
Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng hạt mít làm sữa như các loại hạt thông thường khác, vừa đẹp da đẹp dáng, lại tốt cho tim mạch. Gần đây sữa hạt mít được rất nhiều chị em truyền tai nhau sử dụng.
Tại sao ăn hạt mít lại bị xì hơi?
Trong đường ruột của chúng ta luôn có hơn 700 loài vi khuẩn khác nhau. Và khi chúng kết hợp với tinh bột tự nhiên trong thực phẩm gây đầy bụng như đậu, khoai lang hạt mít luộc,… sẽ tạo ra khí hydro và khí mê-tan.
Các khí này nếu tích tụ nhiều sẽ gây đầy bụng, vì vậy xì hơi là cách để cơ thể bạn loại bỏ lượng khí dư thừa đó. Chính vì lý do này mới xảy ra chuyện ăn hạt mít lại xì hơi.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng hạt mít
Hạt mít đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời, tuy nhiên bất cứ một loại thực phẩm nào cũng vậy vẫn tồn tại những nhược điểm, do đó khi sử dụng hạt mít ta cần lưu ý những điều sau để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Có thể phản ứng với một số loại thuốc, gây hại cho sức khỏe
Khi sử dụng các thuốc để chữa bệnh như: aspirin, thuốc làm loãng máu (còn gọi thuốc chống đông máu), thuốc chống tiểu cầu và thuốc chống viêm không chứa steroid (hoặc ibuprofen, hoặc naproxen), bạn cần lưu ý khi dùng chung với hạt mít, vì có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết khi dùng cùng với một số loại thuốc trên.
Vì một số nghiên cứu đã chứng minh rằng: chiết xuất từ hạt mít có khả năng làm chậm quá trình đông máu và thậm chí là ngăn ngừa các cục máu đông hình thành ở người.
Hạt mít có chứa chất kháng dinh dưỡng
Hạt mít sống khi chưa được chế biến chứa chất chống độc rất mạnh – gọi là Tannin và chất ức chế Trypsin, sẽ làm cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và tiêu hóa.
Chất Tannin là một loại polyphenol, được chứa trong nhiều loại thực phẩm, liên kết với các khoáng chất như kẽm và sắt để tạo thành một khối không thể hòa tan, nhằm làm giảm đi khả năng hấp thu các khoáng chất này trong cơ thể.
Chất ức chế Trypsin là một loại protein, xuất hiện trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như đậu nành, hạt đu đủ và hạt mít, có chức năng tương tự Tannin, chúng gây cản trở quá trình tiêu hóa protein và gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn.
Các cách chế biến hạt mít
Hạt mít có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên ta hoàn toàn có thể tận dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Hạt mít luộc, hạt mít rang vẫn giữ nguyên được tác dụng tốt của nó
Bên cạnh đó ta có thể biến tấu theo nhiều cách, giúp món ăn thêm ngon miệng hơn, dễ ăn hơn như: Hạt mít hầm xương, hạt mít kho thịt, hạt mít rang muối, rang bơ, sấy khô,..
Hạt mít sống còn chứa khá nhiều độc tố gây hại cho cơ thể, vì thế, chúng ta không nên ăn hạt mít chưa chết biến, thay vào đó hãy làm chín hạt mít bằng phương pháp rang, nướng, luộc để loại bỏ các chất độc này. Nướng hạt mít bằng nồi chiên không dầu cũng là một cách bạn nên thử.
Luộc hạt mít bao lâu thì chín? Luộc hạt mít trong nồi nước khoảng 20 – 30 phút, khi hạt mềm vớt ra để ráo, trước sử dụng.
Nướng hạt mít bằng nồi chiên không dầu, lò nướng ở 205 độ C trong 20 phút, hoặc cho đến khi nào chúng chuyển sang màu nâu là đã chín có thể dùng được.
Cách làm sữa hạt mít béo ngậy
Hạt mít có hàm lượng tinh bột cao không chứa Cholesterol có hại tốt cho cơ bắp cũng như hệ tiêu hóa, hoàn toàn có thể làm sữa hạt mít thơm ngon bổ dưỡng. Các bạn có thể tham khảo cách làm sữa hạt mít dưới đây để về làm cho gia đình cùng thưởng thức.
Chuẩn bị nguyên liệu sau: Hạt mít 100gr. Muối một ít. Bạn hoàn toàn có thể kết hợp với một số loại hạt khác tùy theo sở thích như: hạt óc chó, hạnh nhân, hạt bí, vừng,…
Các bước làm sữa hạt mít:
Luộc và bóc lớp vỏ hạt mít.
Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch hạt mít với nước. Sau đó, chuẩn bị sẵn một nồi nước, đun sôi và bỏ hết phần hạt mít đã chuẩn bị vào luộc trong khoảng 15-20 phút để hạt mít mềm,chín kỹ.
Vớt hạt mít ra để ráo, đợi cho nguội bớt rồi tiến hành bóc vỏ.
Nấu chín và xay các nguyên liệu.
Cho vào máy xay sinh tố: Hạt mít đã bóc vỏ cùng các loại hạt khác tùy ý và 1.5 lít nước. Bấm nút và xay nhuyễn tất cả các nguyên liệu. Sau đó, lọc hỗn hợp qua rây lọc để loại bỏ phần bã của các loại hạt và chỉ lấy nguyên phần nước.
Đổ phần nước thu được sau khi đã lọc vào nồi, cho thêm khoảng 1/3 thìa cà phê muối vào, vừa đun trên lửa nhỏ vừa khuấy đều. Khi thấy sữa hạt mít bắt đầu sôi lăn tăn, bạn chỉnh to lửa và để hỗn hợp sôi thêm khoảng 30 giây rồi tắt bếp. Vậy là bạn đã có thành phẩm sữa hạt mít thơm ngon béo ngậy, đợi sữa bớt nóng có thể thưởng thức hay đổ vào chai thủy tinh bảo quản trong tủ lạnh từ 2-3 ngày để sử dụng.
Nếu gia đình nào có chiếc máy làm sữa hạt, bạn chỉ cần cho các nguyên liệu vào máy làm sữa cùng 1.5 lít nước và 1/3 thìa cà phê muối rồi chọn chế độ nấu sữa hạt với khoảng 40 phút. Sau đó, lọc sữa qua rây lọc là đã có sữa hạt mít rồi.
Chỉ với 2 thao tác đơn giản cùng những nguyên liệu tận dụng, chúng ta đã có một ly sữa hạt mít thơm ngon,lạ miệng rồi.
Trên đây là những chia sẻ về tác dụng của hạt mít, hy vọng qua bài viết bạn không lãng phí loại hạt này mà chế biến hạt mít thành món gì ngon cho gia đình, tận dụng được giá trị dinh dưỡng của hạt mít và khám phá những món ăn lạ miệng.