Sở trường là gì ví dụ? Cách ghi sở trường trong sơ yếu lý lịch

Câu hỏi sở trường là gì thường xuyên được đề cập đến khi bạn đi phỏng vấn xin việc. Hiểu rõ về định nghĩa và cách trả lời về sở trường của bản thân có thể giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn một cách trơn tru nhất. Cùng thapgiainhietliangchi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Sở trường là gì?

Sở trường là những điểm mạnh, ưu điểm mà mỗi người thành thạo và giỏi làm điều đó. Đây là yếu tố tích cực của bản thân mỗi người tạo nên sức ảnh hưởng của bạn trong các lĩnh vực nhất định và với những người xung quanh. Trong tiếng Anh, sở trường được dịch sang là strength, strong point hoặc forte.

Sở trường là thế mạnh, là việc bạn làm thành thạo làm tốt
Sở trường là thế mạnh, là việc bạn làm thành thạo làm tốt

Sở trường có thể phân thành 3 loại là: đặc điểm về tính cách, khả năng kiến thức, khả năng học hỏi. Chi tiết hơn đó là:

  • Đặc điểm tính cách: Tính độc lập, sự thân thiện, hòa đồng, luôn chăm chỉ, biết cảm thông, đúng giờ, có tư duy tích cực, tính cẩn thận, tỉ mỉ, v.v.
  • Kiến thức: Thành tích học tập như bằng cấp, trình độ ngoại ngữ, kiến thức kỹ thuật, marketing, công nghệ thông tin, v.v. hoặc kinh nghiệm làm việc.
  • Kỹ năng học hỏi: Đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, tổ chức công việc, thuyết phục, đàm phán, kỹ năng phân tích, v.v.

Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn về sở trường

Khi nói đến sở trường, chúng ta thường hay nhắc đến cả sở đoản. Những câu hỏi về sở đoản, sở trường của bạn trong buổi phỏng vấn giúp các nhà tuyển dụng có thể tìm hiểu về các điểm yếu, điểm mạnh của ứng viên. Dưới đây là cách trả lời câu hỏi này:

Sở trường của bạn là gì?

Để trả lời cho câu hỏi này thay vì liệt kê ra hàng loạt sở trường thì bạn nên tập trung đến những sở trưởng có liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang nộp hồ sơ ứng tuyển. Sau đó hãy nói rõ về cách bạn áp dụng và tầm ảnh hưởng của sở trường này trong môi trường làm việc hay học tập của bạn trước đó.

Chẳng hạn, bạn là người có khả năng quản lý cảm xúc tốt và thân thiện thì sẽ thích hợp làm công việc về dịch vụ, xã hội, có khả năng diễn đạt tốt sẽ phù hợp với việc trợ giảng/giảng dạy…

Trả lời phỏng vấn về sở trường nên trung thực
Trả lời phỏng vấn về sở trường nên trung thực

Ví dụ: “Sở trường của em là học hỏi nhanh, thích ứng tốt khi ở môi trường mới. Em có thể làm quen với công việc và con người mới nhanh chóng mà vẫn hiệu quả. Em đã từng làm việc và có kinh nghiệm làm việc trái ngành mặc dù cũng gặp khó khăn với những kiến thức mới em vẫn luôn học hỏi từ kinh nghiệm và ý kiến của những người đi trước để không bị bỡ ngỡ quá lâu.”

Khi tham gia phỏng vấn bạn cần đảm bảo sự trung thực khi trả lời. Không nên nói quá để tránh làm nhà tuyển dụng nghi ngờ mức độ tin cậy của bạn.

Xem thêm: Cover letter là gì? 6 bước viết Cover Letter chuyên nghiệp nhất

Bạn có sở đoản gì?

Sở đoản có thể nói là điểm yếu, điểm còn khuyết thiếu của bạn. Điều bạn cần khi trả lời câu hỏi phỏng vấn về sở đoản đó là trình bày ngắn gọn nhất có thể và tùy từng sở đoản mà có thể khéo léo biến chính sở đoản này thành sở trường.

Ví dụ, bạn có thể nói sở đoản của bản thân đó là cầu toàn trong công việc. Đôi khi bạn làm việc hơi chậm vì bạn hay tỉ mỉ, chi tiết trong công việc nên dẫn đến việc mất thời gian vào nó. Nhưng cũng đừng quên nhắc rằng bạn vẫn đang không ngừng cải thiện những sở đoản này và đưa ra các giải pháp bạn đang áp dụng để cải thiện nó.

Xem thêm: Sở đoản là gì? Những sở đoản thường gặp nhất

Cách xác định sở trường của bản thân như thế nào?

Làm cách nào để xác định được sở trường của bản thân mình? Bạn có thể tham khảo và áp dụng các cách đã được chúng tôi tổng hợp sau: 

Tự trải nghiệm và đưa ra bài học

Cách để bạn có thể tìm ra được nhanh nhất đó là việc bạn tự mình rút ra những kinh nghiệm và bài học cho mình qua những trải nghiệm cá nhân. Chính việc đó sẽ giúp bạn xác định được đam mê, sở thích của mình và giúp bạn biết mình làm được điều gì, cần cải thiện điều gì, ở đâu.

Tự trải nghiệm giúp bạn xác định được sở thích và đam mê của mình
Tự trải nghiệm giúp bạn xác định được sở thích và đam mê của mình

Xem thêm: Resume là gì? Phân việt Resume với CV? Cách viết?

Luôn cầu tiến, học hỏi để cải thiện bản thân

Chẳng hạn như sở trường của bạn là sự sáng tạo, thân thiện, hòa đồng nhưng bạn cũng nên học cách để mình trở nên mạnh dạn, tự tin hơn khi nêu ra ý kiến của mình.

Hãy luôn tự đặt câu hỏi “Mình nên làm gì để việc đó tốt hơn?” ngay từ trong những hoạt động thường ngày bạn cũng có thể tự đánh giá và phát triển thay đổi bản thân theo hướng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Tham vấn, lắng nghe các góp ý

Ngoài những cách trên bạn có thể xác định điểm mạnh của bản thân qua những nhận xét, ý kiến của người xung quanh. Người thân trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp, những người thường xuyên tiếp xúc với bạn có thể đưa ra cho bạn những ý kiến khách quan hơn. Qua đó, giúp bạn phần nào hiểu được sở trường, sở đoản của mình để phát huy và thay đổi hiệu quả.

Xem thêm: Offer letter là gì? Cách trả lời thư mời nhận việc thông minh

Test trắc nghiệm tính cách/hướng nghiệp

Hiện nay có rất nhiều bài test trắc nghiệm tính cách hay định hướng nghề nghiệp online. Bạn có thể lên mạng tìm hiểu và làm bài test để có thể nhìn được sâu hơn về khả năng của bản thân.

Cách trình bày sở trường trong CV, sơ yếu lý lịch

Nêu các sở trường trong CV hay trong sơ yếu lý lịch sẽ giúp bạn ghi điểm hơn trong mắt nhà tuyển dụng. Bạn có thể trình bày sở trường của mình là gì qua các mực về kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, thành tích trong quá trình học tập, làm việc. v.v.

Trình bày sở trường của bản thân tốt giúp bạn ghi điểm với người tuyển dụng
Trình bày sở trường của bản thân tốt giúp bạn ghi điểm với người tuyển dụng
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm giúp các ứng viên trở nên nổi bật hơn trong mắt các nhà tuyển dụng như: khả năng làm việc teamwork, public speaking, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, tổ chức công việc, hay ra quyết định hiệu quả, v.v.
  • Kỹ năng cứng: Đó là các kỹ năng về chuyên môn mà bạn có được trong quá trình làm việc học tập. Bạn có thể mô tả công việc, kinh nghiệm làm việc của mình để nhà tuyển dụng tìm thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí công việc mà họ đang cần.
  • Một số tài lẻ: Nhiều nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên có tài lẻ vì họ muốn mang đến màu sắc mới để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Do đó, nếu có khả năng trong lĩnh vực nào đó bạn nên trình bày vào trong CV. 

Trên đây là những chia sẻ về sở trường là gì, cách xác định sở trường của bản thân cũng như cách trả lời câu hỏi có liên quan về sở trường. Hy vọng những thông tin mà thapgiainhietliangchi cung cấp qua bài viết sẽ giúp bạn có thể thể hiện được bản thân và chinh phục được mọi nhà tuyển dụng.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *