Sirius là gì? Bật mí những thông tin về sao Thiên Lang

Sirius hay còn gọi là sao Thiên Lang, đây là một trong những ngôi sao nhận được sự quan tâm của nhiều người hiện nay. Bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Sirius là gì cũng như những thông tin cơ bản về sao Sirius để hiểu thêm về ngôi sao ấn tượng này nhé! 

(Sirius) Sao Thiên Lang là gì?

Sao Sirius hay còn được gọi là sao Thiên Lang, đây là ngôi sao sáng nhất ở trên bầu trời với độ sáng là -1,46. Được biết độ sáng này cao gấp 2 lần so với Canopus và đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách những ngôi sao sáng nhất.

Sao Thiên Lang (sói trời) xuất phát từ hình dáng trông như một chú khuyển khổng lồ đang nằm ở giữa bầu trời. 

Thiên Lang là ngôi sao sáng nhất gần mặt trăng
Thiên Lang là ngôi sao sáng nhất gần mặt trăng

Sirius được nằm trong chòm sao Canis Major (Con Chó Lớn) đó là lý do chúng được gọi với cái tên là “Dog Star” (sao con chó).

Sao Sirius cách Trái Đất chỉ 2,6 parsec (tương đương với 8,6 năm ánh sáng), vì thế đây là một trong những ngôi sao rất gần với hành tinh của chúng ta. Nếu đủ điều kiện chúng ta hoàn toàn có thể quan sát được sao Thiên Lang bằng mắt thường từ Trái Đất vào cả ban ngày. 

Điều kiện được xem là lý tưởng nhất để quan sát sao Sirius là bầu trời cực kỳ trong, cùng với đó người quan sát cần phải đứng ở vị trí cao, ngôi sao Thiên Lang được nằm ở ngay trên đỉnh đầu, còn Mặt Trời sẽ nằm ở gần đường chân trời.

Sao đồng hành cùng với Thiên Lang

Một trong những hiện tượng đáng chú ý của sao Thiên Lang chính là ngôi sao đồng hành cùng với nó. Ngôi sao đồng hành mờ tới mức không thể nhìn thấy được bằng mắt thường, bởi vì chúng chỉ sáng bằng một phần mười nghìn sao Thiên Lang. 

Phát hiện ra người bạn đồng hành cùng với sao Sirius
Phát hiện ra người bạn đồng hành cùng với sao Sirius

Mặc dù con người đã thực hiện việc quan sát bầu trời ban đêm từ hàng ngàn năm trước, tuy nhiên mãi cho tới năm 1862, nhà thiên văn học người Mỹ là Alvan Graham Clark mới quan sát thấy được sự tồn tại của ngôi sao đồng hành này.

Cấu tạo của hệ sao

Sirius là hệ sao nhị phân với 2 ngôi sáng trắng quay quanh nhau, cách nhau khoảng 20 đơn vị thiên văn (tương đương với khoảng cách giữa Mặt trời và Sao Thiên Vương) với chu kỳ 50 năm. 

Theo đó ngôi sao sáng hơn có tên là Sirius A, đây là ngôi sao dãy chính (main sequence) với loại quang phổ A1V, nhiệt độ bề mặt 9.940 K. Bạn đồng hành của nó có tên là Sirus B, ngôi sao này đã ra khỏi dãy chính và đang bước vào thời kỳ sao lùn trắng. Ngôi sao này mờ hơn ngôi sao kia 10.000 lần nhưng lại có trọng lượng nặng hơn. 

Sirius A

Sirius A có trọng lượng nặng khoảng 2,1 lần Mặt trời, đường kính góc (angular diameter) của nó khoảng 5,936±0,016 phút được đo bằng giao thoa kế thiên văn. Ngôi sao này có tốc độ tự quay khá thấp là 16km/s nên chúng không bị phình ra ở xích đạo. Đây được xem là dấu hiệu để nhằm phân biệt với sao Vega sở hữu kích thước tương đương, tuy nhiên lại có vận tốc tự quay nhanh hơn là 274km/s, vì thế chúng bị phình ra khá rõ ở xích đạo.

Sirius A là ngôi sao lớn và sáng
Sirius A là ngôi sao lớn và sáng

Được biết ngôi sao này được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử, sau 10 triệu năm năng lượng bên trong của chúng đã được tạo ra từ phản ứng nhiệt hạch. Nhân đã đổi lưu và dùng chu kỳ CNO (chu kỳ cacbon-nito-oxi) để tạo năng lượng. 

Theo tính toán của các nhà khoa học thì Sirius A sẽ tiêu thụ hết hydro trong nhân sau một tỷ năm. Khi đó chúng sẽ chuyển sang giai đoạn sao khổng lồ đỏ và chuyển thành một ngôi sao lùn trắng.

Quang phổ của Sirius A cho thấy chúng sở hữu lượng lớn nguyên tố kim loại nặng hơn heli. Khi so sánh với mặt trời thì tỷ lệ sắt và hydro trong bầu khí quyển của Sirius A là Fe/H=0,5, tức là tỷ lệ sắt bằng 316% so với sắt trong bầu khí quyển Mặt trời.

Xem thêm: Trend mặt trăng ngày sinh – Cách ghép mặt trăng ngày sinh

Sirius B

Sirius B hiện là ngôi sao lùn trắng nặng nhất, mặc dù sở hữu khối lượng lớn nhưng chúng chỉ nhỏ bằng Trái đất. Nhiệt độ bề mặt hiện nay của Sirius B là 25.200K, nhưng chúng đang nguội dần và sẽ tắt hẳn trong khoảng 2 tỷ năm nữa.

Sirius B là ngôi sao nhỏ hơn
Sirius B là ngôi sao nhỏ hơn

Ngôi sao lùn trắng chỉ được hình thành từ một ngôi sao trong dãy chính đã qua giai đoạn khổng lồ đỏ. Giai đoạn khổng lồ đỏ xảy ra khi Sirius B đang ở khoảng nửa độ tuổi bây giờ, có nghĩa là khoảng 120 triệu năm về trước. Khi còn ở dãy chính ngôi sao này ban đầu này nặng gấp 5 lần Mặt trời và là một ngôi sao loại B. Khi đi qua giai đoạn khổng lồ đỏ Sirius B có thể đã chuyển lượng lớn kim loại sang bạn đồng hành của mình là Sirius A.

Ý nghĩa sao thiên lang trong các nền văn hóa

Người Ai Cập cổ đại

Đối với người Ai Cập cổ đại, sao Thiên Lang được đánh giá là ngôi sao mạnh nhất bởi chúng “mọc lên cùng với Mặt Trời”. Thiên Lang sau một thời gian dài nằm dưới đường chân trời sẽ xuất hiện cùng với Mặt Trời ở phía đông lúc bình minh. 

Sao Thiên Lang sẽ trở lại bầu trời đêm khoảng thời gian Hạ chí mỗi năm, đây cũng là thời điểm mùa nước dâng của dòng sông Nile – Ai Cập. Nước sông mang đến nhiều phù sa cho hai bờ sông Nile, vì thế giúp mang lại cho người dân nơi đây có 1 vụ mùa bội thu.

Ý nghĩa của sao Thiên Lang đối với người Ai Cập cổ đại
Ý nghĩa của sao Thiên Lang đối với người Ai Cập cổ đại

Vì thế mà sao Thiên Lang có một địa vị cao quý tại Ai Cập cổ đại, được gọi là “Sopdet”, đối ứng với “Isis” Thần Mẹ của người Ai Cập. Thậm chí người Ai Cập cổ đại thậm chí còn lấy ngày sao Thiên Lang mọc cùng Mặt Trời là ngày bắt đầu cho năm mới. 

Người Hy Lạp và Sirius

Từ Sirius trong tiếng Anh bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Σείριος (Sirios) tức là “thiêu đốt”. Với người Hy Lạp, ngày sao Sirius mọc lên cùng Mặt Trời báo trước sự xuất hiện của “tam phục thiên”, khi đó thời tiết sẽ vô cùng khắc nghiệt nóng bức, cây cối khô héo, con người trở nên mỏi mệt, nóng nảy.

Mặc dù không được ưa chuộng nhưng sao Thiên Lang vẫn có chỗ đứng nhất định trong nền văn hóa Hy Lạp. Mùa hè người dân đảo Kea trên biển Aegean sẽ hướng đến ngôi sao này và hiến tế để cầu mong có được làn gió mát. Sau đó họ sẽ quan sát trạng thái của sao Thiên Lang khi chúng mọc lại, nếu như khi mọc lên sao sáng và rõ ràng là điềm báo của sự may mắn, còn nếu nó mọc có sương mù hoặc ánh sáng yếu dự đoán bệnh dịch sắp đến. 

Ý nghĩa sao Sirius đối với người Hy Lạp
Ý nghĩa sao Sirius đối với người Hy Lạp

Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên người ta có tìm thấy đồng xu đã ở trên đảo có in họa tiết phóng xạ ánh sáng. Nói về họa tiết phóng xạ này các chuyên gia cho biết chúng được tượng trưng cho sao Thiên Lang. Việc sao Thiên Lang được in trên tiền xu cho thấy chúng có một địa vị nhất định ở trong văn hóa Hy Lạp.

Qua nội dung này chúng ta đã hiểu rõ hơn được sao Sirius là gì, cũng như những thông tin cơ bản liên quan đến ngôi sao này. Từ đó để có thêm nhiều kiến thức thú vị và hữu ích về những ngôi sao và các hành tinh xung quanh chúng ta!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *