Giải đáp Rứa tiếng miền Trung là gì? Mô tê răng rứa nghĩa là gì?

Sự phong phú và đa dạng của tiếng Việt là điều không cần bàn cãi. Đặc biệt, có khá nhiều từ ngữ vùng miền mà chúng ta đôi khi không thể hiểu hết được. Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu xem rứa là gì hay mô tê răng rứa nghĩa là gì nhé!

Rứa tiếng miền trung là gì?

Rứa là gì?

“Rứa” là một từ tiếng Việt, theo tiếng phổ thông thì từ “rứa” này không hề có nghĩa. Tuy nhiên đây lại là cách nói của những người miền Trung. Họ sử dụng từ “rứa” ở cuối câu hỏi hay câu cảm thán với mục đích là để nhấn mạnh câu từ hơn. 

“Rứa” - từ được sử dụng chủ yếu ở miền Trung
“Rứa” – từ được sử dụng chủ yếu ở miền Trung

Ví dụ

  • Đi mô rứa? Có nghĩa là đi đâu thế.
  • Chi rứa? Có nghĩa là sao vậy.
  • Đẹp rứa? Có nghĩa là đẹp vậy.

Như vậy, từ “rứa” có thể hiểu là từ thay thế cho từ “thế”, “vậy” trong từ phổ thông mà chúng ta thường sử dụng. Do đó, những lúc giao tiếp dùng tiếng miền Trung thì bạn có thể hiểu từ rứa = thế = vậy.

Chi mô tê răng rứa nghĩa là gì?

Như đã nói ở trên thì từ “rứa” có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung của nước ta như: Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi… Người miền Trung họ sử dụng nó để giao tiếp hằng ngày. 

Bên cạnh từ “rứa” là gì thì còn có một số từ địa phương liên quan khác, được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp như : răng, mô, tê, chi…

Chi - mô - tê - răng - rứa 
Chi – mô – tê – răng – rứa

Chi

Chi tiếng miền Trung là gì? Từ này được sử dụng tương đương với từ “gì” trong tiếng phổ thông. 

Ví dụ: Bạn có thể hỏi người khác đang làm gì bằng tiếng miền Trung như sau: Mi đang làm cái chi rứa?

Xem thêm: Quả khu mấn là gì? Quả khu mấn ăn được không?

Mô tiếng miền Trung là gì? Mô có nghĩa tương đương với từ “đâu”. Nó thường được sử dụng chủ yếu trong các câu hỏi. Tuy nhiên trong một vài ngữ cảnh thì từ “mô” này lại được hiểu theo một nghĩa khác. 

Ví dụ: Hôm nay mi tổ chức ăn uống ở mô rứa? Tức là người ta đang hỏi bạn là hôm nay mày tổ chức ăn uống ở chỗ nào thế? Khi đó thì từ “mô” được dùng trong câu trên là để chỉ địa điểm. 

Bên cạnh đó, nếu như đặt ở một ngữ cảnh khác thì từ “mô” này cũng có thể đóng vai trò là thán từ. Ví dụ: “Sao mày gặp tao mà lại lơ đi thế?” Nếu như câu trả lời là “Mô mà!” thì bạn phải hiểu câu đó có nghĩa là “Đâu có!”. 

Từ “tê” được hiểu tương đương với từ “kia”; được dùng để chỉ địa điểm. 

Ví dụ: “Nó ở bên tê tề”. Câu này có nghĩa là “Nó ở bên kia kìa”. 

Xem thêm: Khứa là gì trên facebook, tiktok? Thằng khứa có nghĩa là gì?

Răng

Từ “răng” được hiểu theo nghĩa tương đương với từ “sao”. Nó được sử dụng trong câu hỏi; nhưng trong một số trường hợp thì nó có thể biểu thị ý nghĩa khác. 

Ví dụ: 

– “Răng mà mi nói lạ rứa?” Câu này có nghĩa là “Sao mà mày nói lạ thế?” 

– “Ui chao, răng rứa?” Câu này có nghĩa là “Ôi, sao thế?”

Trong trường hợp, từ “răng” này nằm đơn độc một mình thì nó giống một câu hỏi tỉnh lược. Ví dụ như một người đang hối hả chạy vào và hỏi bạn “Răng?” thì điều này có nghĩa là “Gì thế?” hoặc “Sao thế?” hoặc “Sao mà lại vội thế?”. 

Như vậy bạn đã hiểu được từ rứa tiếng miền Trung là gì rồi đúng không nào? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngôn ngữ của một số địa phương. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *