Quần thể là gì? Quần thể sinh vật là gì? Đặc trưng của quần thể sinh vật

Quần thể sinh vật là kiến thức sinh học bổ ích, thu hút sự nghiên cứu tìm tòi của rất nhiều người. Chính vì vậy trong bài viết sau đây hãy cùng thapgiainhietliangchi.com tìm hiểu quần thể là gì và những đặc trưng của quần thể sinh vật.

Quần thể sinh vật là gì?

Quần thể là gì?

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài và cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định nào đó, những cá thể này có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới.

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống tại một nơi
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống tại một nơi

Quần thể sinh vật là gì cho ví dụ: Tập hợp các con cá rô phi đang được nuôi trong cùng 1 ao được gọi là một quần thể. Trong đó tập hợp các cá thể cá chim, cá chép, cá rô phi trong ao đó không được tính là một quần thể sinh vật.

Quá trình hình thành quần thể sinh vật

Thế nào là một quần thể sinh vật? Quá trình hình thành quần thể sinh vật thường trải qua những giai đoạn như sau: Đầu tiên những cá thể cùng loài sẽ đến một môi trường sống mới; những cá thể nào không thể thích nghi với điều kiện sống mới sẽ bị tiêu diệt hoặc di cư đến nơi khác. Những cá thể còn lại sẽ thích nghi với điều kiện sống, gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dần dần thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

Sinh sản ở cấp độ quần thể được hiểu là gì? Sinh sản ở cấp độ quần thể sản được hiểu là khả năng sinh sản của mỗi quần thể trong quần xã sinh vật được duy trì ổn định nhờ khống chế sinh học.

Xem thêm: Quần xã sinh vật là gì? Đặc điểm, ví dụ về quần xã sinh vật

Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. 

Quan hệ hỗ trợ

Là mối quan hệ giữa các cá thể trong cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như là: tìm thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản… đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt với môi trường sống.

Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể sinh vật tồn tại ổn định, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Ví dụ như: Báo hỗ trợ nhau săn con mồi hay hiện tượng liền rễ ở thực vật,…

Mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể
Mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể

Quan hệ cạnh tranh

Quan hệ này xuất hiện khi các cá thể tranh giành với nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác hay các con đực tranh giành con cái… Nhờ có quan hệ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong một quần thể sinh vật được duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

Quan hệ cạnh tranh trong quần thể như việc các con đực tranh giành con cái
Quan hệ cạnh tranh trong quần thể như việc các con đực tranh giành con cái

Xem thêm: Đối tượng của di truyền học là gì? Nội dung, ý nghĩa của di truyền học

Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật

  • Tỉ lệ giới tính ở đây là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái.
  • Tỉ lệ giới tính sẽ thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi của quần thể và phụ thuộc vào sự tử vong không đồng đều giữa cá thể sinh vật đực và cá thể cái.
  • Tỉ lệ đực/cái của quần thể sinh vật quan trọng vì nó cho thấy tiền năng sinh sản của quần thể đó.

Thành phần nhóm tuổi của quần thể sinh vật

 Trong 1 quần thể sinh vật, thông thường sẽ có 3 nhóm tuổi chính là:

  • Nhóm tuổi trước sinh sản
  • Nhóm tuổi sinh sản
  • Nhóm tuổi sau sinh sản

Để biểu diễn thành phần nhóm tuổi của một quần thể sinh vật, người ta sẽ sử dụng các tháp tuổi. Có 3 dạng tháp tuổi như sau:

Thành phần nhóm tuổi của quần thể sinh vật

Trong đó:

– A: Tháp tuổi dạng phát triển

– B: Tháp tuổi dạng ổn định

– C: Tháp tuổi dạng giảm sút

Mật độ quần thể

  • Mật độ quần thể chính là số lượng hay khối lượng sinh vật trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
  • Mật độ quần thể sẽ không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kỳ sống của từng loài sinh vật.
  • Mật độ quần thể là một đặc trưng quan trọng nhất của quần thể sinh vật vì nó quyết định mức sử dụng nguồn sống trong môi trường và khả năng sinh sản cũng như tử vong của cá thể.

Xem thêm: Ý nghĩa của di truyền liên kết là gì? Ví dụ về di truyền liên kết

Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật

Các điều kiện sống của môi trường như là khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn, nơi ở,… thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi về số lượng cá thể của quần thể.

Số lượng cá thể trong quần thể tăng cao khi mà môi trường sống có khí hậu phù hợp, nguồn thức ăn dồi dào và nơi ở rộng rãi, thỏai mái,… Tuy nhiên, nếu số lượng cá thể tăng lên quá cao, nguồn thức ăn sẽ trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội vì thế nhiều cá thể sẽ bị chết. Mật độ quần thể tự nhiên được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật
Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật

Ví dụ minh họa:

– Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm không khí cao, số lượng muỗi sẽ rất nhiều.

– Số lượng ếch nhái sẽ tăng cao vào mùa mưa.

– Chim cu gáy là loại chim ăn hạt, sẽ thường xuất hiện nhiều vào những tháng có lúa chín.

Quần thể người

Ví dụ nào là quần thể sinh vật, quần thể người cũng là một quần thể sinh vật. Ngoài các đặc điểm sinh học tương tự như quần thể các sinh vật khác, quần thể người còn có những đặc trưng kinh tế – xã hội như pháp luật, kinh tế, giáo dục,…

Tháp tuổi ở quần thể người chia thành 2 nửa: nửa bên phải biểu thị các nhóm tuổi của nữ, còn nửa bên trái biểu thị các nhóm tuổi của nam.

Quần thể người
Quần thể người

Tăng dân số tự nhiên là kết quả của việc số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. Trong thực tế, sự tăng giảm dân số còn chịu tác động của sự di cư. 

Việc tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội như: thiếu nơi ở, thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, thiếu các cơ sở hạ tầng,… chặt phá rừng bừa bãi, ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên,..

Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của sự gia tăng dân số, mỗi quốc gia cần phải có chính sách phát triển, quản lý dân số hợp lí.

Bài viết trên là những kiến thức cơ bản về quần thể sinh vật là gì sinh 9, hy vọng sau khi tham khảo bài viết bạn đọc đã nâng cao được vốn kiến thức của bản thân, áp dụng được cho việc học tập và nghiên cứu.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *