Di truyền là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng và không dễ. Cùng tìm hiểu di truyền học là gì, cũng như nội dung và ý nghĩa của di truyền học ngay bài viết sau đây để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Di truyền học là gì?
Di truyền học là bộ môn sinh học giúp nghiên cứu về tính di truyền và biến dị ở các sinh vật. Từ thời tiền sử, thực tế việc các sinh vật sống thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ đã được ứng dụng để giúp làm tăng sản lượng vật nuôi và cây trồng, thông qua quá trình sinh sản chọn lọc hay chọn lọc nhân tạo.
Ví dụ minh hoạ về di truyền học người: Gia đình có bố mang đặc điểm tóc xoăn, mắt nâu, còn mẹ tóc thẳng, mắt đen. Họ sinh được 3 người con với những đặc điểm như sau:
- Con cả có đặc điểm tóc xoăn, mắt đen.
- Con thứ 2 có đặc điểm tóc thẳng, mắt đen.
- Con thứ 3 có đặc điểm tóc xoăn, mắt nâu.
Cả 3 người con đều được thừa hưởng di truyền các tính trạng có sẵn ở bố mẹ.
Nhân tố di truyền là gì? Nhân tố di truyền hay còn gọi là gen di truyền chính là đơn vị vật chất cơ bản của quá trình di truyền. Gen có chứa tất cả những thông tin cần thiết nhằm đảm bảo quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của cơ thể.
Xem thêm:
Đối tượng của di truyền học
Đối tượng di truyền học là để nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
Nội dung của di truyền học:
- Các quy luật, định luật di truyền như: quy luật phân li, định luật phân li độc lập, hoán vị gen, di truyền liên kết,…
- Quy luật của các loại biến dị (đột biến gen, đột biến NST,…), nguyên nhân gây ra các đột biến (tác nhân vật lý, hoá học,…)
- Cơ sở vật chất, cơ chế di truyền.
Ý nghĩa thực tiễn của di truyền học: di truyền học có vai trò đặc biệt quan trọng cho khoa học chọn giống, y học đặc biệt là đối với công nghệ sinh học hiện đại.
Vai trò, ý nghĩa của di truyền học
Mặc dù di truyền đóng góp vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành, hoạt động của sinh vật, nhưng sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và những gì sinh vật trải qua mới là yếu tố giúp xác định được kết quả cuối cùng.
Ví dụ: Nếu như gen có thể quy định nên chiều cao của một người, thì dinh dưỡng và sức khỏe của trong giai đoạn thời niên thiếu cũng có tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề chiều cao của người này.
Khoa học di truyền được khởi đầu bởi công trình ứng dụng cùng với lý thuyết của Mendel ngay từ giữa thế kỷ 19, nhưng trước đó vẫn sẽ tồn tại những quan điểm khác nhau về vấn đề di truyền.
Xem thêm: Thế nào là lai hai cặp tính trạng? Bài tập lai hai cặp tính trạng
Từ thế kỷ V trước Công nguyên, Hippocrates và Aristotle lần lượt đưa ra những lý thuyết của riêng mình, những lý thuyết này đã có ảnh hưởng không nhỏ tới những học thuyết khác sau đó.
Hippocrates cho rằng, vật liệu sinh sản (“humor”) được thu thập từ các phần của cơ thể, truyền cho thế hệ con. Còn Aristotle lại phản bác ý kiến này và cho rằng sự sinh sản bắt nguồn bởi chất dinh dưỡng, từ con đường đi đến những bộ phận của cơ thể bị chệch đến phần sinh sản, những chất này giúp quy định tới cấu tạo của các phần cơ thể khác nhau.
Ở thời kỳ Menđen sống, học thuyết phổ biến là quan niệm về di truyền hòa hợp (blending): học thuyết này cho rằng các cá thể thừa kế từ bố mẹ một hỗn hợp pha trộn các tính trạng. Ví dụ khi lai cây hoa đỏ với hoa trắng cho ra được hoa hồng.
Các nghiên cứu của Menđen đã bác bỏ đi điều này và chỉ ra tính trạng là sự kết hợp giữa những gen độc lập với nhau hơn là với hỗn hợp liên tục.
Ngoài ra, một thuyết khác cũng nhận sự ủng hộ ở thời điểm đó chính là sự di truyền những tính trạng tập nhiễm: có nghĩa là rằng sinh vật thừa kế những tính trạng đã được biến đổi từ quá trình luyện tập và nhiễm ở bố mẹ. Thuyết này được gắn với Jean-Baptiste Lamarck. Tuy nhiên, hiện nay thuyết này không được di truyền học hiện đại thừa nhận, bởi sự tập nhiễm của cá thể thực tế không làm ảnh hưởng tới những gen mà chúng di truyền cho con cái.
Cùng với đó, Charles Darwin đề ra thuyết pangen (thuyết mầm, pangenesis), thuyết này có sự tương đồng với quan niệm của Hippocrates, cho biết các gemmule (mầm) tập trung từ các tế bào trong cơ thể về cơ quan sinh dục để thụ tinh, con sinh ra sẽ chịu sự ảnh hưởng di truyền lẫn tính trạng tập nhiễm.
Thí nghiệm của Francis Galton đã giúp kiểm chứng thuyết pangen của Darwon, các gemmule ít nhất không xuất hiện trong máu thỏ. Mãi đến cuối thế kỷ 19, sau khi tác phẩm của Mendel đã công bố thì những hiểu biết của giới khoa học về tính di truyền vẫn còn ít ỏi, cũng như chưa thật sự đúng đắn.
Xem thêm: Ý nghĩa của di truyền liên kết là gì? Ví dụ về di truyền liên kết
Tìm hiểu những thuật ngữ của di truyền học
- Tính trạng: đây là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể. Ví dụ như: cây đậu có đặc điểm thân cao, quả lục, hạt vàng, có khả năng chịu hạn tốt.
- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau với cùng loại tính trạng. Ví dụ: thân cao và thân thấp, hạt trơn và hạt nhăn.
- Nhân tố di truyền: giúp quy định các tính trạng của sinh vật.
- Giống thuần chủng: là giống sở hữu đặc tính di truyền đồng nhất, những thế hệ sau tương tự như những thế hệ trước. Giống thuần chủng là để nói tới sự thuần chủng về một hoặc một vài tính trạng hiện đang được nghiên cứu.
Một số kí hiệu:
- P: bố mẹ
- G: giao tử
- F: thế hệ con
Hy vọng những nội dung thông tin mà chúng tôi mang tới trên đây đã giúp bạn đọc có thể hiểu được di truyền học là gì, cũng như ý nghĩa của di truyền học. Đừng quên theo dõi thapgiainhietliangchi.com để liên tục cập nhật những thông tin hữu ích nhất cho mình.