Phân vi sinh là gì? Tác dụng và cách sử dụng phân vi sinh

Phân vi sinh là dòng phân bón hữu cơ an toàn, được đánh giá cao hiện nay. Loại phân này đang trở thành 1 phần cho xu thế sản xuất nông nghiệp bền vững. Cụ thể phân vi sinh là gì, cũng như tác dụng và công dụng của loại phân này như thế nào sẽ được chúng tôi thông tin ngay sau đây!

Phân vi sinh là gì?

Phân vi sinh là loại phân bón được sản xuất trong nước hoặc được nhập khẩu, dùng phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Bản chất của phân vi sinh là những chế phẩm chứa vi sinh vật có ích. 

Phân bón vi sinh cung cấp, bổ sung một lượng chất dinh dưỡng quy định cho cây, nhờ đó giúp nâng cao năng suất, cũng như chất lượng nông sản. Sử dụng phân vi sinh vô cùng an toàn, không làm ảnh hưởng xấu đến con người, động vật cũng như môi trường hệ sinh thái xung quanh. 

Phân vi sinh tiếng anh là gì?
Phân vi sinh tiếng anh là gì?

Thành phần của phân vi sinh

Thành phần của phân vi sinh có chứa nhiều chế phẩm của các loài vi sinh vật có ích như: vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn,… cùng với các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hòa tan lân, phân giải chất hữu cơ, giúp kích thích sinh trưởng cây trồng.

Không chỉ thế, phân vi sinh còn giúp tạo ra hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng và vi lượng bằng, giúp giảm thiểu lượng tồn dư chất độc hóa học bên trong đất. 

Tác dụng của phân vi sinh

Phân vi sinh nhận được sự chú ý của các nhà khoa học và được nông dân tin dùng bởi những ký do sau đây:

  • Các loài vi sinh vật hoạt động hỗ trợ lẫn nhau giúp cải tạo đất, đất trở nên tơi xốp, màu mỡ hơn.
  • Phân sinh học bên cạnh việc chứa các vi sinh vật còn chứa hữu cơ bên trong đã được vi sinh vật phân giải sẵn. Đây là nguồn cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao cho cây, cây được bổ sung dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
  • Các chất hữu cơ được các vi sinh vật phân giải có đầy đủ các hợp chất dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng. Đây được đánh giá là những yếu tố cần thiết đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.
Phân vi sinh có tác dụng gì?
Phân vi sinh có tác dụng gì?
  • Phân bón hữu cơ vi sinh giúp tối đa làm giảm lượng chất hóa học trong đất. Vi sinh vật sẽ giúp tiêu diệt các thành phần độc hại, dư lượng vô cơ trong đất, từ đó giúp chuyển hóa thành nguồn chất đảm bảo có lợi cho cây.
  • Những sản phẩm vi sinh không hề làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, đảm bảo an toàn đối với sức khỏe con người và những sinh vật khác.

Có thể đánh giá phân bón vi sinh là giải pháp tốt cho việc thực hiện cải tạo đất. Nhờ đó, chúng giúp cung cấp nguồn vi sinh vật có lợi cho đất, đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng mà không làm ảnh hưởng xấu tới môi trường và mọi sinh vật sống. 

Cách sử dụng phân vi sinh hiệu quả

Trộn phân với hạt giống

Phân bón hữu cơ vi sinh thường được chế biến và sản xuất dưới dạng bột, chúng không chứa chất gây kích ứng. Cho nên bạn có thể thực hiện trộn hạt giống với phân vi sinh hữu cơ để giúp ủ hạt trước khi mang đi gieo trồng.

Đầu tiên bạn nên làm ướt sơ qua cho hạt giống, sau đó nhào đều trong phân hữu cơ theo tỷ lệ 1kg phân vi sinh – 100kg hạt giống. Ủ hạt giống trong khoảng từ 10 – 20 phút mới mang hạt đi gieo nhằm giúp tăng tỷ lệ nảy mầm cao nhất có thể.

Xem thêm: Phân hữu cơ là gì? Công dụng và cách sử dụng phân hữu cơ

Bón phân vi sinh cho cây

Để bón phân vi sinh cho cây tuỳ vào từng loại và trường hợp cụ thể để ta có thể lựa chọn được cho mình dòng phân bón vi sinh phù hợp: 

  • Nếu như bạn đã ươm sẵn cây con hay mua cây con để trồng thì có thể pha loãng phân với nước để tạo ra dung dịch, sau đó ngâm rễ cây giống non chưa trồng vào.
Cách để bón phân vi sinh
Cách để bón phân vi sinh
  • Dùng trong bón lót, bạn trộn phân với đất trước khi trồng cây, cách làm này giúp cây hấp thu dinh dưỡng ngay từ giai đoạn đầu. nên kết hợp dùng chung với phân lân để phân hoàn toàn nhanh hơn. Đồng thời giúp cho cây có thể hấp thụ lân một cách hiệu quả nhất.
  • Bón thúc cho cây với phân vi sinh hoặc pha vào nước tưới định kỳ vào đất. Bạn nên bón cách gốc ở đoạn đầu rễ, nên bón sớm vì phân có tác dụng khá lâu. Khi cây ra hoa thì sẽ không còn khả năng hấp thụ kịp nữa, cho nên ở giai đoạn này bạn hãy hạn chế bón phân vi sinh lại.
  • Nên trộn phân vi sinh vào nguyên liệu hữu cơ trước khi ủ để cung cấp dinh dưỡng.

Lưu ý trong quá trình bảo quản phân vi sinh

So với tốc độ phân giải của phân bón hóa học, dòng phân hữu cơ vi sinh lâu hơn cho nên bạn sẽ thấy những biểu hiện và tác dụng trên cây khá chậm. Do đó với những dòng cây ngắn ngày bạn nên áp dụng bón lót vào đất. 

Còn với cây lâu năm, lượng dinh dưỡng cần thiết lâu dài, cho nên bạn cần bón lót và bón thúc định kỳ cho cây. Phân bón vi sinh phù hợp để bón bổ sung các chất dinh dưỡng, cũng như để cải tạo đất cho cây lâu năm. 

Lưu ý để bảo quản phân vi sinh
Lưu ý để bảo quản phân vi sinh

Khi dùng phân bón vi sinh người nông dân cần lưu ý độ ẩm ở trên đất canh tác. Bởi vì các vi sinh vật chỉ phát triển tốt khi có độ ẩm thích hợp. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý hạn chế sử dụng các chế phẩm hóa học nếu như không thật sự cần thiết. Bởi việc dùng chất hoá học quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến pH trong đất, từ đó gây bất lợi cho vi sinh vật.

Xem thêm: Phân vô cơ là gì? So sánh phân bón vô cơ và hữu cơ

Việc hạn chế sử dụng chế phẩm hóa học còn giúp rễ cây hấp thu đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo đất không bị bạc màu với trữ lượng tồn dư hóa học cao.

Để bảo quản phân hữu cơ tốt nhất khi mua về bạn nên chú ý bảo quản phân ở những nơi thoáng mát dưới 30 độ C. Tránh ánh nắng trực tiếp để không làm giảm mật độ của các vi sinh vật cần thiết do nhiệt độ quá cao.

Hy vọng với những thông tin mà thapgiainhietliangchi.com mang tới ở bài viết hôm nay đã giúp bạn đọc trả lời được cho câu hỏi phân vi sinh là gì, cũng như những đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng của loại phân hữu cơ này. 

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *