Phân hữu cơ là gì? Công dụng và cách sử dụng phân hữu cơ

Phân bón là một trong những sản phẩm vô cùng cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trong đó, phân hữu cơ là một trong những dòng phân bón được khuyên dùng hiện nay. Vậy phân hữu cơ là gì? Công dụng và cách dùng loại phân này như thế nào sẽ được thapgiainhietliangchi.com thông tin đầy đủ ngay sau đây!

Phân hữu cơ là gì? 

Phân hữu cơ là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng ở dạng các hợp chất hữu cơ. Loại phân bón này được sử dụng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp.

Nguồn gốc hình thành nên phân hữu cơ là bởi từ tàn dư thân, lá cây, phụ phẩm sản xuất nông nghiệp, phân, chất thải gia súc, gia cầm, than bùn, chất thải từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất,..

Phân bón hữu cơ là gì?
Phân bón hữu cơ là gì?

Thành phần của phân hữu cơ có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vì thế khi bón vào đất giúp cải tạo đất hiệu quả, đồng thời tăng độ tơi xốp phì nhiêu cho đất.

Xem thêm: Phân vi sinh là gì? Tác dụng và cách sử dụng phân vi sinh

Phân loại phân bón hữu cơ

Dựa vào nguồn phân hữu cơ ta có 2 nhóm chính như sau:

  • Phân bón hữu cơ công nghiệp 
  • Phân bón hữu cơ truyền thống.

Phân hữu cơ truyền thống

Đây là loại phân có nguồn gốc từ phân gia cầm, gia súc, phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, rác thải, phân xanh, chế biến nông – lâm – thủy sản. Phân được ủ bằng các kỹ thuật truyền thống, có hiệu lực chậm, thời gian xử lý dài cùng với đó là hàm lượng dinh dưỡng thấp như: 

  • Phân chuồng: được ủ truyền thống với nguyên liệu là phân, nước tiểu động vật. Loại phân này giúp cây phát triển, làm tơi xốp, cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất. Nhưng dưỡng chất thấp, phải bón nhiều, chi phí vận chuyển cao, mất thời gian, dễ mang mầm bệnh cho cây nếu không xử lý đúng.
  • Phân xanh: Từ các cây, lá tươi trộn và ủ dưới lòng đất, giúp bảo vệ và cải tạo đất, hạn chế xói mòn. Thường được dùng để bón lót. Lưu ý, khi vùi lá cây xuống đất, phân xanh phân hủy chất hữu cơ làm phát sinh các chất độc hại với cây trồng như CH4, H2S,.. làm ngộ độc chất hữu cơ.
Phân hữu cơ truyền thống
Phân hữu cơ truyền thống
  • Phân rác: được ủ truyền thống từ các loại rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp. Phân giúp tăng độ tơi xốp, ổn định, hạn chế xói mòn, chống hạn cho cây trồng. Nhưng hàm lượng dinh dưỡng khá thấp, chế biến mất nhiều thời gian.
  • Than bùn: không bón trực tiếp, yêu cầu cần phải qua chế biến. Loại này giúp tăng độ phì nhiêu, hữu cơ cho đất. Nhưng hàm lượng dinh dưỡng thấp, chế biến phức tạp. Khi bán phải bón nhiều tốn kinh phí.

Phân hữu cơ được chế biến công nghiệp

Kỹ thuật tiên tiến giúp tạo nên phân bón hữu cơ chế biến công nghiệp đảm bảo chất lượng tốt, khắc phục hạn chế của phân bón hữu cơ truyền thống. Loại phân này được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau theo quy trình công nghiệp với khối lượng lớn tới hàng ngàn tấn:

  • Phân hữu cơ sinh học: Loại phân này được chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn, xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt của nhiều vi sinh vật có lợi. Phân có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ.
  • Phân hữu cơ vi sinh: phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp với các nguyên liệu hữu cơ khác nhau. Phân được xử lý lên men từ các vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%.
Phân hữu cơ công nghiệp
Phân hữu cơ công nghiệp
  • Phân vi sinh vật: là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích như: vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật đối kháng,…
  • Phân hữu cơ – khoáng: Là phân hữu cơ được trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ N,P,K. Phân chứa ít trên 15% thành phần là chất hữu cơ, từ 8-18% tổng số các chất vô cơ (hóa học, N+P+K).

Xem thêm: Phân vô cơ là gì? So sánh phân bón vô cơ và hữu cơ

Công dụng của phân hữu cơ

Lợi ích của phân hữu cơ đối với cây trồng, con người và môi trường là rất lớn và đã được kiểm chứng. Cụ thể như sau: 

  • Giúp cung cấp đầy đủ, cân đối, bền vững các dưỡng chất cho cây trồng như N, P,, các nguyên tố vi và trung lượng để cây phát triển cân đối.
  • Phân bón hữu cơ đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng trong suốt thời gian phát triển của cây.
  • Nhiều loại phân bón hữu cơ chứa các loại vi sinh vật hữu ích như: Vi sinh vật phân giải lân, cố định đạm, phân giải xenlulo,.. khi dùng tạo ra môi trường thuận lợi để hệ vi sinh vật hữu ích phát triển, ngăn chặn các vi sinh vật gây hại.
  • Giúp cây trồng có thể phát triển ổn định và cân đối
  • Tăng chất lượng nông sản, đảm bảo ít yếu tố độc hại với con người, cũng như tình trạng bị tồn dư hóa chất trong nông sản.
Tác dụng phân hữu cơ
Tác dụng phân hữu cơ
  • Phân bón hữu cơ có đầy đủ dinh dưỡng và hệ vi sinh vật hữu ích, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ đó mà nông sản luôn an toàn với người dùng.
  • Tăng hàm lượng dinh dưỡng, cân bằng hệ vi sinh vật, cung cấp chất mùn cho đất. Nhờ đó giúp đất trở nên tơi xốp, thông thoáng, tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
  • Phân hữu cơ cải tạo đất, ngăn chặn vi sinh vật gây hại, góp phần cải tiến hệ vi sinh vật trong đất có lợi cho cây trồng.
  • Hạn chế đất bị xói mòn, rửa trôi. Hơn nữa mùn trong phân hữu cơ còn giúp tăng tính ổn định cho kết cấu đất, hạn chế tối đa việc xói mòn.
  • Cải tạo đất trồng hiệu quả, đặc biệt là đất bạc màu, đất cát.
  • Bảo vệ môi trường bởi khả năng phân hủy hết ở điều kiện thông thường. Phân bón hữu cơ làm tăng kết cấu đất, giúp đất trở thành bộ máy lọc thông minh, giúp lọc các chất độc có trong đất và nước. Từ đó giúp bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn cho con người.
  • Phân hữu cơ giúp làm tơi xốp đất, tăng khả năng giữ ẩm. Vì thế, người nông dân sẽ tiết kiệm được công sức mà cây trồng vẫn phát triển cân đối.
  • Đảm bảo nông sản giữ được hương vị thơm ngon, cũng như giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho người dùng.

Cách sử dụng phân hữu cơ

Hướng dẫn cách chọn phân

Hướng dẫn các bước sử dụng phân hữu cơ
Hướng dẫn các bước sử dụng phân hữu cơ

Điều kiện, cũng như nhu cầu về dinh dưỡng của từng loại cây sẽ có sự thay đổi tuỳ vào từng thời điểm cụ thể. Để tạo được môi trường sinh sống có điều kiện phát triển tốt bạn cần lựa chọn, bón đúng loại phân với liều lượng vào đúng thời điểm. 

Khi cây bước vào những giai đoạn phát triển quan trọng như: Hoa hoa, tạo quả,… bạn nên bổ sung ngay những loại phân bón chuyên dụng. Tìm hiểu kỹ về đặc tính của cây trồng, cũng như xuất xứ của phân bón để đưa ra sự lựa chọn phù hợp, an toàn cho mình và môi trường xung quanh.

Cách bón phân hữu cơ cho cây

Có 2 phương pháp bón phân được áp dụng đối với hầu hết mọi loại cây trồng và phân bón, cụ thể như sau:

  • Bón lót: Nên được thực hiện trước khi trồng cây, dùng trong giai đoạn tăng cường chất dinh dưỡng để cải tạo đất. Bón phân hữu cơ cùng phân bón NPK là lựa chọn tốt nhất cho cây trong giai đoạn này.
  • Bón thúc: đây là kỹ thuật bón phân được áp dụng đối với thời kỳ sinh trưởng của cây. Khu cây phát triển cành lá cần phải hấp thu chất dinh dưỡng nhanh, cho nên những loại phân bón dễ phân giải chính là lựa chọn hàng đầu cho cây.

Bài viết mà thapgiainhietliangchi.com mang tới trên đây đã giúp trả lời được cho câu hỏi phân hữu cơ là gì, cũng như ưu điểm của loại phân bón này. Để phát triển nền nông nghiệp bền vững thì phân hữu cơ chính là lựa chọn tốt nhất cho nhà nông.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *