OKR là phương pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để phục vụ việc quản trị, đánh giá hiệu suất công việc của nhân sự trong công ty. Từ đó giúp làm gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức. Cùng tìm hiểu OKR là gì, thưởng okr là gì? cũng như các tiêu chí thiết lập OKRs 3 chiều như thế nào ngay bài viết sau đây của chúng tôi!
OKR là gì?
Okr là viết tắt của từ gì? OKR là từ được viết tắt của từ Objectives and Key results, tức là phương pháp giúp quản trị doanh nghiệp được hình thành từ những năm 1970 được khởi xướng bởi Andy Grove khi đang tiến hành chuyển đổi từ hoạt động kinh doanh tập trung sang vi xử lý.
Đây là một trong những cuộc cách mạng làm thay đổi toàn bộ các ngành công nghiệp máy tính. Với OKR, doanh nghiệp có thể định lượng được vào tạo ra những kết quả then chốt (key results) nhằm thực hiện mục tiêu (Objectives) doanh nghiệp đề ra trong khoảng thời gian nhất định (quý/năm).
Okr dành cho doanh nghiệp nào? Về mặt lý thuyết, các doanh nghiệp có thể thực hiện triển khai OKR. Với các doanh nghiệp còn non trẻ hay với những Startups, OKR giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tập trung hơn vào mục tiêu quan trọng thay vì bị “rối loạn” bởi những công việc hàng ngày.
Với những doanh nghiệp lớn thì việc dùng OKR giúp dễ dàng quản lý các hoạt động của toàn bộ công việc để phát triển đến quy mô lớn hơn.
Cấu trúc của một OKR
Một OKR có cấu trúc cơ bản như sau:
- Mục tiêu (Objective): Là mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được
- Kết quả then chốt (Key Result): Là kết quả để trả lời cho câu hỏi “Làm sao để doanh nghiệp biết được mình đạt được mục tiêu đề ra?
Nguyên tắc xây dựng bộ okr được thể hiện qua hệ thống niềm tin:
- Tham vọng: Objective phải luôn được thiết lập cao hơn năng lực của một nhân sự có thể đạt được.
- Đo lường được: Key Result đưa ra và gắn liền với mốc có thể đo lường.
- Minh bạch: Tất cả nhân sự của công ty đều phải cập nhật và theo dõi OKR
- Hiệu suất: okr và kpi khác nhau ở chỗ OKR không dùng để đánh giá năng lực làm việc của nhân viên.
Xem thêm: Phân tích swot là gì? Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT cho người mới
Lợi ích của OKR
Triển khai áp dụng OKR vào doanh nghiệp giúp mang lại nhiều lợi ích như sau:
- Giúp liên kết nội bộ doanh nghiệp, đảm bảo mọi người cùng chung một định hướng phát triển.
- Tập trung vào giá trị cốt lõi để mang lại lợi ích cao cho tổ chức.
- Tăng cường tính minh bạch trong việc triển khai, đánh giá hiệu suất công việc của các cá nhân trong doanh nghiệp.
- Triển khai OKR giúp nhà quản lý đưa ra kết quả chính xác, tạo cơ hội để nhân viên theo dõi được kết quả của công việc.
- Đo lường được tiến độ hoàn thành công việc.
- Đạt được kết quả như mục tiêu đặt ra.
Nếu việc áp dụng không đúng cách sẽ làm xuất hiện các nhược điểm của okr, vì thế bạn nên đặc biệt chú ý tới điều này.
Hướng dẫn thiết lập mục tiêu OKRs
Bước 1: Truyền thông nội bộ OKRs
Bạn cần đảm bảo truyền thông nội bộ một cách rõ ràng, cụ thể về OKRs để nhân viên hiểu rõ được về okrs, để giúp cả quản lý và nhân viên đều đạt được nhiều lợi ích nhằm tăng hiệu quả công việc.
Để truyền thông nội bộ về OKRs bạn có thể tham khảo như sau:
- Chia sẻ thông tin, tài liệu về OKRs đầy đủ
- Tạo 1 buổi workshop về OKRs
- Tiến hành Brainstorming về OKRs
- Nhờ các chuyên gia OKRs giải đáp các thắc mắc về OKRs
- Trao đổi về OKRs.
- Đàm phán OKRs với nhân viên
- Tìm hiểu về OKRs
- Bố trí okrs master đối với các phòng ban, team
- Tổ chức đào tạo cho toàn công ty.
Bước 2: Chọn công cụ quản lý OKRs
Quản lý OKRs vài chục người có thể đơn giản, nhưng nếu như công ty của bạn lên đến vài trăm, vài nghìn người thì vấn đề quản lý lại phức tạp hơn nhiều. Tuỳ vào quy mô, tính chất của công ty mình mà bạn có thể lựa chọn các công cụ quản lý OKRs như:
- Nếu <100 người, bạn nên dùng Excel, Google Sheet để quản lý OKRs, nhưng cách này mất nhiều thời gian quản lý.
- Nhân sự >100 người, bạn nên dùng phần mềm VNOKRs dành riêng cho quản lý OKRs. VNOKRs giúp nhân viên tự cập nhật số liệu chuẩn xác, các quản lý kiểm soát được nhanh chóng, chính xác tiến độ công việc.
- Mang đến khả năng phản hồi hàng ngang, phản hồi chéo về OKRs trong tổ chức cho các nhân viên
- Cấp quản lý công ty giúp cung cấp hệ thống tính điểm, ghi nhận nỗ lực nhân viên chính xác, nhanh chóng.
- Vinh danh các nhân viên có nỗ lực thực hiện OKRs hàng tháng.
Xem thêm: Coach là gì? Lợi ích của Coach đối với khách hàng và doanh nghiệp
Bước 3: Xây dựng OKRs
Xây dựng OKRs chia thành 3 bước:
- Vạch ra chu kỳ OKRs theo từng quý. Với mỗi chu kỳ, bạn có thể tiến hành với 6 giai đoạn. Đến ngày 15 của quý trước, bạn cần đánh giá OKRs của chu kỳ trước để lập OKRs quý tiếp theo.
- Thiết lập OKRs 360 để đóng góp ý kiến của tất cả các bộ phận, phòng ban. Các mục tiêu có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
- Viết OKRs, mỗi O sẽ gắn với từ 3 – 5 kết quả chính (KRs).
Bước 4: Triển khai OKRs
Bạn có thể triển khai OKRs theo các hướng khác nhau, dù theo hướng nào thì bạn cũng nên thiết lập OKRs toàn công ty minh bạch, đảm bảo các thành viên đều hiểu về OKRs.
Bạn có thể triển khai OKRs với các bước sau đây:
- Triển khai từ nhóm thí điểm để thấy được công ty bạn cần gì, lưu ý những gì
- Từ thành công thực thi OKRs trên quy mô nhóm thí điểm nhân rộng ra quy mô toàn công ty
- Nếu triển khai nhóm thí điểm còn vướng mắc bạn có thể cân nhắc đâu là nguyên nhân để khắc phục lại khi khởi động triển khai OKRs.
- Triển khai từ quản lý cấp cao để dẫn dắt triển khai OKRs trên quy mô toàn công ty.
- Triển khai toàn bộ công ty
Lưu ý khi triển khai OKRs: bạn cần thiết lập OKRs toàn công ty một cách rõ ràng, minh bạch để cả nhân viên hiểu được về OKRs.
Bước 5: Theo dõi kết quả – Check-in
Mục tiêu OKRs thiết lập theo chu kỳ hàng quý, 3 tháng một lần. Theo dõi kết quả có thể duy trì kỳ hàng tuần, 2 tuần một lần hoặc 1 tháng một lần, tuỳ yêu cầu thực hiện mục tiêu OKRs khác nhau.
Để theo dõi bạn tiến hành check-in 1 1 với nhân viên. Bạn sẽ cùng nhân viên xem xét 3 điểm như sau:
- Quá khứ: nhân viên làm gì để đạt OKRs
- Hiện tại: vấn đề phát sinh khi thực hiện OKRs
- Tương lai: giải pháp để đạt được OKRs.
Kết quả buổi check-in sẽ được lưu trữ, ghi nhận để sử dụng cho buổi check-in tiếp. Giải pháp cần thực hiện cho buổi check-in trước chính là điều mà nhân viên cần thực hiện, báo cáo ở buổi check-in tiếp theo.
Quy trình check-in OKRs giúp đảm bảo tính kỷ luật, thường xuyên, giúp nhân viên thực hiện OKRs đúng hướng, đạt hiệu quả.
Bước 6: Đánh giá, chấm điểm OKRs
Cách 1: Đạt/Không đạt
Cách đánh giá này của Tiến sĩ Andy Grove – cố CEO Intel, cha đẻ của OKRs. Cách này nhân viên sẽ nhận mục tiêu OKRs, cuối chu kỳ có 2 mức đánh giá đạt hoặc không đạt.
Cách 2: Đánh giá theo thang điểm 0 – 1.0
Cách này được áp dụng tại Google. Theo đó:
- 0 – 0.3: biểu hiện bằng màu đỏ với những nhân viên không có tiến triển trong quá trình thực hiện mục tiêu OKRs hoặc mục tiêu, kết quả không phù hợp với thực tế.
- 0.4 – 0.6: biểu hiện bằng màu vàng, có sự thay đổi, tiến triển của nhân viên khi thực hiện OKRs, nhưng chưa hoàn thành OKRs.
- 0.7 – 1.0: biểu hiện bằng màu xanh, đánh giá nhân viên hoàn thành OKRs.
Những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được OKR là gì, cũng như các bước giúp thiết lập phương pháp OKRs như thế nào. Hy vọng chúng thực sự hữu ích với những ai đang quan tâm tới mô hình này.