Nghi ngờ là gì? Làm sao để bớt nghi ngờ bản thân

Trong cuộc sống chắc hẳn sẽ có những lúc bạn cảm thấy nghi ngờ về chính năng lực, khả năng của bản thân mình. Đó là cảm giác mà bất cứ ai trong chúng ta đều không tránh khỏ. Để hiểu hơn về nghi ngờ là gì, cũng như cách để giúp bản thân bớt cảm thấy nghi ngờ bản thân hơn, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung dưới đây!

Định nghĩa nghi ngờ là gì?

Nghi ngờ hay nghi hoặc là gì? Nghi ngờ là cảm giác không tin tưởng hoàn toàn vào điều gì đó hay ai đó. Cảm giác này có thể xuất phát từ việc dựa vào những chứng cứ, thông tin có sẵn hay đơn giản chỉ là 1 cảm giác chung về điều gì đó không đúng, không hoàn toàn chính xác.

Tìm hiểu như thế nào là nghi ngờ
Tìm hiểu như thế nào là nghi ngờ

Nghi ngờ được xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, gồm có kinh nghiệm, giáo dục, ý kiến ​​của người khác hay tự cảm nhận của bản thân. Nghi ngờ có thể là cơ hội để tìm kiếm thông tin mới hay đánh giá lại quan điểm của bản thân, nhưng nó cũng có thể dẫn đến sự không tin tưởng, hoài nghi về điều gì đó.

Dấu hiệu, lý do khiến bạn nghi ngờ, hoài nghi là gì?

Dấu hiệu cho thấy sự nghi ngờ đang dần chiếm lấy tâm trí của bạn:

  • Tự nhận xét bản thân theo những hướng tiêu cực
  • Luôn có những đánh giá về thành tích trước đó mà bản thân đạt được
  • Cảm thấy có làm như thế nào cũng không đủ tốt
  • Liên tục tìm đến sự công nhận của người khác, nhưng lại khó để chấp nhận được lời khen
  • Cảm thấy hoài nghi về ý kiến của bản thân
  • Lúc nào cũng so sánh mình với bạn bè, mọi người xung quanh
  • Luôn đổ lỗi cho bản thân nếu xảy ra điều gì đó không tốt
  • Phản ứng gay gắt với các lời nhận xét, phê bình
  • Luôn bị cảm giác buồn bã, xấu hổ, tức giận bao trùm.

Việc nghi ngờ bản thân có thể đến từ những trải nghiệm không tốt ở trong quá khứ hay tâm lý thiếu đi sự tự tin. Hoặc có thể do bạn đã từng bị chê một cách thậm tệ,…

Ngoài ra, với những người quá tham vọng về bản thân cũng sẽ dẫn đến tâm lý quá soi xét, từ đó có những đánh giá nặng nề về bản thân. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến lo âu, thiếu động lực, không cân bằng được cảm xúc, cũng như gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang tự nghi ngờ về bản thân
Dấu hiệu cho thấy bạn đang tự nghi ngờ về bản thân

Sự nghi ngờ bản thân đã “ăn mòn” bạn ra sao?

Việc bạn cố gắng cảm nhận theo cách bạn nghĩ rằng hay bạn tự đánh giá cảm xúc của mình dựa trên cảm giác của người khác. Chính vì điều này đã khiến cho bạn phải luôn liên tục dõi theo cảm xúc của mình, vì thế khiến cho tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ, thậm chí là bị hoảng loạn.

Bạn khó để có thể tin tưởng vào bản thân, việc phân tích các tình huống nằm trong cảm xúc của chính bản thân bạn. Nếu như bạn không vận dụng kinh nghiệm, ký ức và cảm xúc của mình, bạn sẽ luôn phải sống trong trạng thái thường xuyên nghi ngờ về bản thân, tin tưởng người khác hơn chính cả bản thân của mình.

Chính vì nghi ngờ bản thân nên bạn luôn cảm thấy lo âu, không thể tự cân bằng được cảm xúc của mình. Bạn không đưa ra được phán đoán đúng, cũng như không đánh giá được điều gì tốt cho mình, nên thường hay bị người khác lợi dụng.

Chính cảm giác luôn nghi ngờ khiến bạn cảm thấy tự ti về bản thân mình, không có động lực, không có sự cố gắng và luôn bị chùn bước. Điều này là một trong những lý do khiến bạn khó đạt được thành công, cũng như cảm thấy vui vẻ trong cuộc sống.

Nghi ngờ khiến bạn luôn có cảm giác lo âu, ảnh hưởng đến tâm lý
Nghi ngờ khiến bạn luôn có cảm giác lo âu, ảnh hưởng đến tâm lý

Xem thêm: Ngờ nghệch là gì? 3 loại người tưởng ngờ nghệch nhưng cực kỳ thông minh

Cách để giúp bạn bớt nghi ngờ về bản thân

Để không bị chui vào cái kén của sự tự ti, cũng như tự cắt đứt cơ hội phát triển của mình. bạn cần học những cách để giúp khẳng định và tin tưởng bản thân với sau đây:

Biết tha thứ cho bản thân

Sự hoài nghi chính là rào cản khiến bạn khó thăng tiến và thành công được trong sự nghiệp. Bạn nên nhớ rằng, là con người thì ai cũng sẽ mắc sai lầm, thất bại,.. Thay vì mất thời gian, công sức để mãi gặm nhấm những sai lầm đó mà không có cách nào tha thứ cho chính bản thân mình thì bạn sẽ khó để có thể trở nên tốt hơn.

Vì thế, trước hết bạn cần phải biết cảm thông cho chính bản thân mình, từ đó để có thể vực dậy được dậy sau những sai lầm mắc phải.

Đừng quên những gì mình đã làm được

Những khi bạn cảm thấy nghi ngờ về bản thân bạn hãy ghi nhớ lại thành tích và cột mốc trước đó mà bạn có thể làm được. Mỗi khi khó khăn và bị mất niềm tin bạn hãy cố gắng gắng suy nghĩ tích cực để vượt qua chúng.

Bạn hãy nhớ rằng những thất bại trong quá khứ không định đoạt được số phận của bạn. Cơ hội luôn đến với mỗi người việc nắm bắt hay để nó tuột đi đều là quyết định ở bạn.

Không so sánh mình với bất cứ ai

Bạn nên biết rằng thế giới này có rất nhiều kiểu người, có người thành công, có người thất bại,.. hơn thế cuộc sống của bạn không giống như người khác. Cho nên đừng bao giờ mang bản thân ra để so sánh với người khác. 

Không đưa ra sự so sánh mình với bất cứ ai
Không đưa ra sự so sánh mình với bất cứ ai

Bạn chỉ nên so sánh bạn với chính bạn mà thôi, so sánh xem bạn của ngày hôm nay có gì tiến bộ hơn bạn của ngày hôm qua không. Bạn chỉ cần cảm thấy mình đang dần hoàn thiện và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình là đủ.

Hãy tâm sự với ai đó

Khi bạn có suy nghĩ tự nghi ngờ về chính mình bạn đừng nên giấu kín ở trong lòng. Thay vào đó bạn nên tâm sự với một người bạn thân thiết của mình. Điều này giúp bạn nhận ra rằng tự nghi ngờ bản thân không thực tế như thế nào. Tất cả chỉ là do bản thân bạn đang tự thổi phồng tất cả mọi chuyện lên mà thôi.

Từ đó, chúng sẽ giúp bạn có thêm một góc độ nhìn nhận mới hơn với góc nhìn tích cực hơn.

Cần biết quan tâm, chăm sóc sức khỏe của mình

Những người thông minh họ thường biết quan tâm đến cảm xúc của mình. Những ý nghĩ tiêu cực đặc biệt độc hại nếu như bạn thường xuyên nghĩ những điều không tốt ở bản thân.

Luôn biết cách tự quan tâm, chăm sóc cho bản thân  
Luôn biết cách tự quan tâm, chăm sóc cho bản thân

Vì thế, bạn nên cố gắng để cân bằng cảm xúc, cũng như đánh giá và khẳng định những suy nghĩ tiêu cực của mình là không đúng, tất cả chỉ là tự bạn khiến nó trở nên to tát hơn mà thôi.

Xem thêm: Khiêm tốn là gì? Ý nghĩa và biểu hiện của khiêm tốn

Tập trung phát triển kỹ năng

Nếu xuất phát của những việc bạn cảm thấy tự ti là do đồng nghiệp, bạn bè hay người xung quanh, thù bạn không nên nghĩ quá nhiều. Thay vào đó hãy dành thời gian để học hỏi, trau dồi để phát triển kỹ năng, kiến thức của mình

Điều này vừa ngăn chặn cơ hội cho sự tự ti có thể chiếm lấy bạn, lại vừa giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

Việc bạn đôi khi nghi ngờ bản thân là điều dễ hiểu, đặc biệt là khi bạn không đạt được điều gì đấy như mong đợi. Cách tốt nhất để có thể xử lý được vấn đề này là bạn nên học cách để yêu lấy bản thân.

Như vậy, bài viết trên đây chúng ta đã hiểu rõ về sự nghi ngờ là gì, cũng như cách để giúp bạn bớt nghi ngờ hơn về bản thân. Qua đó giúp bản thân mạnh mẽ và phát triển cao hơn nữa.

About Hoangcuc

Tôi là Hoàng Thị Cúc - Tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm review các loại thiết bị vệ sinh công nghiệp và các kiến thức đời sống khác. Hy vọng những thông tin mà tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho quý vị và các bạn!

View all posts by Hoangcuc →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *