Việc sử dụng giữa âm “i” và “y” là một trong những đề tài tranh luận trong suốt nhiều năm của các nhà ngôn ngữ học. Đa phần người Việt thường cho rằng việc sử dụng âm ‘i’ hay ‘y’ đều như nhau. Vậy kỉ niệm hay kỷ niệm mới là từ được viết đúng, mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết sau đây!
Quy tắc sử dụng “i” và “y” trong tiếng Việt
Về quy tắc sử dụng “i” – “y” từ xưa đến nay vẫn luôn tồn tại 2 quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm nhất thể i
Với quan điểm nhất thể thì tất cả đều sẽ sử dụng “i”.
Quan điểm phân biệt giữa ‘i” và “y”
Thời gian trước năm 1980, việc phân biệt giữa “i” và “y” khá rõ ràng. Sự tranh cãi nổ ra xung quanh vấn đề này được bắt đầu sau khi có một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục ban hành vào ngày 30/11/1980 do ông Võ Thuần Nho – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và ông Phạm Huy Thông – Phó Chủ nhiệm UBKHXH ký. Theo đó, văn bản này được quy định như sau:
- Đối với những trường hợp các âm tiết có nguyên âm “i” ở cuối sẽ được viết thống nhất bằng “i” (trừ các từ có nguyên âm ghép “uy”). Ví dụ: lí trí, kì dị, mĩ vị.
- Nếu “i” hoặc “y” đứng đầu âm tiết hay đứng một mình sẽ vẫn được viết theo thói quen cũ như: ý nghĩa, y tế, im lặng, yêu,…
Quy định này đã được đưa vào trong sách giáo khoa, nhưng lại không thành công khi đưa vào thực tiễn đời sống. Bởi một bộ phận cho rằng cách viết nhất thể “i” mang lại khá nhiều bất cập, vì thế mà nhiều người vẫn sử dụng cách viết phân biệt giữa “i” và “y” như trước kia.
Về cơ bản, quy tắc sử dụng giữa “i” – “y” thường có 3 quy tắc như sau:
- Chấp nhận cả 2 cách viết giữa “i” và “y”, có nghĩa là chúng ta có thể chấp nhận cả 2 trường hợp, ví dụ như: hi sinh/ hy sinh, lí do/ lý do, li kì/ ly kỳ,…
- Phân biệt khi đứng một mình: Khi “i” hay “y” đứng một mình ta sẽ phân biệt theo cách viết sau:
– Dùng “i” nếu là từ thuần Việt, ví dụ: ầm ĩ, í ới, ì xèo, ì ạch…
– Dùng “y” nếu là từ Hán Việt, ví dụ: y phục, y khoa, y tế, ý nghĩa,…
Để dùng đúng được theo cách viết này bạn sẽ cần phải xác định được từ thuần Việt, từ Hán Việt. Nhưng vẫn sẽ có các trường hợp ngoại lệ, ví dụ như những âm tiết có mặt trong cả từ thuần Việt và từ Hán Việt như: Sỉ nhục, sỉ lẻ,.. cũng có nhiều từ thuần Việt cũng thường được viết với “y” như: tuổi Tỵ, giờ Tý,…
- Sau âm đệm thì dùng “y”: Với những trường hợp như: quy định, quỹ đạo, quý mến, ma quỷ, đột quỵ,.. sẽ sử dụng “y”.
Xem thêm: Đề xuất hay đề suất là đúng? Cách viết và sử dụng đúng nhất
“Kỉ niệm” hay “kỷ niệm” đúng?
Từ “kỷ” và “kỉ” đều mang ý nghĩa là lưu giữ, ghi chép lại những sự kiện nào đó. Cụ thể, từ “kỷ niệm” hay “kỉ niệm” đều được dùng để chỉ những dịp đặc biệt, quan trọng, đáng nhớ đối với cuộc đời mỗi con người, đó có thể là những ngày như: sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới, ngày thành lập công ty,… hay nhiều sự kiện khác.
Xét theo các quy tắc vừa đề cập ở phần trên thì giữa “kỉ niệm” và “kỷ niệm” thì:
- Dựa trên quy tắc nhất thể “i” thì từ “kỉ niệm” mới đúng chính tả
- Dựa trên quy tắc phân biệt, thì từ “kỷ niệm” lại mới đúng chính tả
Nhìn chung đây vẫn là vấn đề mà đến cả các chuyên gia về ngôn ngữ học vẫn còn tranh cãi. Vì thế mà việc sử dụng “kỉ niệm” hay “kỷ niệm” cũng đều được chấp nhận và được tạm coi là đúng.
Thực tế thì từ “kỷ niệm” được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày hơn so với từ “kỉ niệm”.
Xem thêm: Đột xuất hay đột suất là đúng chính tả? Đột xuất nghĩa là gì?
Bài viết trên đây đã giúp chúng ta có thể hiểu và sử dụng được từ kỉ niệm hay kỷ niệm sao cho hợp lý. Đừng quên theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhất nhé!