Kẽm ZinC là một thành phần quan trọng, tuy “nhỏ nhưng lại có võ”, không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp điều hòa hệ miễn dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu khái niệm kẽm zinC là gì? Công dụng và cách bổ sung như thế nào? Vậy thì hãy tìm hiểu những nội dung thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
ZinC là gì?
ZinC giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cơ thể, được biết đến với tên gọi khác làm kẽm. Trong hóa học, đây là một nguyên tố kim loại lưỡng tính, còn trong sinh học thì kẽm là một chất khoáng vi lượng. ZinC được xem là một dạng của vitamin. Hợp chất này quyết định đến nhiều hoạt động của cơ thể như tổng hợp protein, tổng hợp DNA, giúp xương chắc khỏe,…
Giống như vitamin, cơ thể không tự sản sinh ra kẽm mà cần phải được bổ sung từ bên ngoài. Kẽm zinC sẽ được bổ sung vào cơ thể thông qua ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng chứa kẽm
Việc thiếu kẽm có thể dẫn tới nhiều triệu chứng bệnh như rối loạn thần kinh, rối loạn tập tính,….Trong khi đó, việc thừa kẽm cũng khiến cho cơ thể gặp phải một số tình trạng như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đắng miệng.
Chất kẽm có tác dụng gì?
Như đã thông tin ở trên, kẽm có vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch, nhất là trong quá trình tổng hợp ADN. Bên cạnh đó còn có tác dụng tăng sản sinh tế bào từ giai đoạn bào thai đến quá trình phát triển về sau. Chính vì thế, ngay từ khi bắt đầu thai kỳ, người mẹ cần phải bổ sung đủ kẽm để trẻ phát triển bình thường.
Cụ thể tác dụng của Kẽm ZinC là gì? Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của kẽm ZinC:
Điều hòa hệ miễn dịch
Cơ thể con người đặc biệt là trẻ nhỏ cần phải có kẽm để kích hoạt tế bào lympho T (tế bào T). Loại tế bào này tham gia trực tiếp vào cơ thể thông qua 2 cách, đó là:
- Kiểm soát, điều chỉnh mọi phản ứng miễn dịch
- Ngăn chặn các tế bào ung thư.
Khi thiếu kẽm rất có thể sẽ làm suy giảm nghiêm trọng các chức năng trong hệ miễn dịch, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều rất nhạy cảm với các loại mầm bệnh.
Cải thiện sức khỏe não bộ
Kẽm là khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe não bộ. ZinC cùng với vitamin B6 giúp chất dẫn truyền thần kinh trong não hộ hoạt động động tốt hơn.
Hỗ trợ chức năng tiêu hóa
Kẽm đóng vai trò sản sinh ra enzyme tiêu hóa, đảm bảo sản sinh các dinh dưỡng một cách hiệu quả, duy trì tuyến tiêu hóa khỏe mạnh, kích thích tiêu hóa phù hợp. Bên cạnh đó còn cần thiết cho việc đổi mới các mô ruột, sản sinh mật,….
Thành phần kẽm zinC có trong thuốc giúp ngăn chặn tình trạng tiêu chảy. Sử dụng liệu trình thuốc chứa kẽm sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh tiêu chảnh, đồng thời còn ngăn chặn được các mầm bệnh trong tương lai. Đây là kết quả của một chiến dịch y tế công cộng trên toàn quốc về công dụng của kẽm trong việc điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em.
Giúp xương chắc khỏe
Xương là bộ khung giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Thành phần cấu tạo chủ yếu để bộ xương luôn chắc khỏe đó chính là canxi. Những kẽm cũng là thành phần giúp xương chắc khỏe. Để có những lợi ích tốt nhất cho xương, bạn cần phải sử dụng kẽm và canxi vào khoảng thời gian khác nhau vì 2 nguyên tố này hấp thụ cạnh tranh nhau.
Tốt cho mắt
Kẽm cũng giúp cho đôi mắt của bạn tốt hơn. Kẽm zinC sẽ hỗ trợ đưa vitamin A vào võng mạc, nếu không có kẽm thì mắt không nhận đủ lượng vitamin A cần thiết làm cho thị lực suy giảm. Thực tế cho thấy, việc thiếu kẽm còn liên quan đến bệnh thoái hóa điểm vàng ở người gia.
Xem thêm: Vitamin C là gì? Tác dụng của vitamin C
Cân bằng nội tiết tố
Kẽm zinC giúp cân bằng lượng nội tiết tế trong cơ thể cả ở nữ giới và nam giới. Ví dụ như kẽm giúp sản xuất insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Đồng thời cũng kích thích nội tiết tố sản sinh, Khi có đủ kẽm, cơ thể của bạn sẽ khỏe mạnh vì nội tiết tố của bạn cân bằng.
Làn da khỏe mạnh
Một trong những vai trò của kẽm đó chính là giúp loại bỏ mụn trứng cá vì nó điều chỉnh lượng dầu, làm giảm nhiễm khuẩn gây ra mụn. Bên cạnh đó, kẽm cũng giúp sản sinh collagen, giúp da của bạn trở nên mịn màng, trắng sáng tự nhiên.
Hỗ trợ tăng trưởng ở nam giới
Uống kẽm có tác dụng gì? Đối với nam giới, kẽm giữ vai trò không thể thiếu cho sự phát triển của hệ thống cấu trúc, có quan sinh sản và nhận thức. Đặc biệt là ảnh hưởng tới chức năng của tuyến tiền liệt. Nếu như thiếu khoáng chất này sẽ khiến cho nam giới gặp phải vấn đề về sức khỏe sinh sản và tuyến tiền liệt. Lúc này, việc bổ sung kẽm là yếu tố cần thiết nhưng cần phải sử dụng đúng liều lượng để tránh ngộ độc kẽm và các tác dụng phụ không mong muốn.
Khi nào cần phải bổ sung kẽm ZinC?
Khi cơ thể bạn có các biểu hiện sau thì cần phải bổ sung kẽm “ngay và luôn”:
- Bổ sung kẽm cho người lớn khi có các dấu hiệu như rụng tóc, móng tay giòn dễ gãy, xương yếu,….da nổi mụn hoặc một số vấn đề khác về da.
- Đối với trẻ em: Có các dấu hiệu lâm sàng như biếng ăn, nôn trớ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ,…..Bên cạnh đó, trẻ cũng thường xuyên gặp phải tình trạng da bị tổn thương, chậm lành,….
Trên đây là chỉ là các dấu hiệu lâm sàng, cách tốt nhất là bạn nên đi khám sức khỏe. Từ đó biết cách bổ sung phù hợp.
Cách bổ sung vitamin kẽm hợp lý
Việc bổ sung vitamin kẽm là cần thiết, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng đúng liều lượng. Vậy nên, thapgiainhietliangchi sẽ mách bạn cách bổ sung hợp lý nhất.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 2 (mg/ ngày)
- Trẻ từ 7 tháng – 3 tuổi: 5 (mg/ ngày)
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 5 (mg/ ngày)
- Trẻ 9 – 13 tuổi: 8 (mg/ ngày)
- Nam trên 14 tuổi: 11 (mg/ ngày)
- Nữ 14 – 18 tuổi: 9 (mg/ ngày)
- Phụ nữ trên 18 tuổi: 8 (mg/ ngày)
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú: 11 – 12 (mg/ ngày)
Xem thêm: Vitamin D3 là gì? Tác dụng và cách dùng vitamin D3
Bổ sung kẽm zinC như thế nào?
Bổ sung từ thực phẩm
Kẽm tồn tại nhiều trong các loại thực phẩm sau:
- Thịt: Là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời, nhất là các loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt lợn, thịt bò; trong 100g thịt bò sống chứa 4mg kẽm và chiếm 36% giá trị hàng ngày. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều thịt đỏ, nhất là các loại thịt chế biến sẵn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, ung thư.
- Các loại đậu: Một số loại đậu như đậu nành, đậu xanh,…đều có lượng kẽm zinC đáng kể; 100g đậu nành sẽ chứa khoảng 34% giá trị hàng hàng. Các cây họ đậu cũng chứa chất phytates – chất chống độc, ức chế sự hấp thụ của kẽm và các khoáng chất khác. Nghĩa là việc hấp thụ kẽm từ các loại cây họ đậu sẽ không cao như sản phẩm động vật.
- Trứng: Trứng chứa một lượng kẽm vừa đủ đáp ứng nhu cầu bổ sung zinC hàng này cho cơ thể. Và đây cũng là nguồn cung cấp choline quan trọng – một chất dinh dưỡng mà mà hầu hết mọi người đang thiếu hụt.
- Bên cạnh đó, kẽm còn có trong rau xanh (khoai tây, cải xoăn,…); sữa; các loại hạt,….
Bổ sung từ thuốc, thực phẩm chức năng
Bên cạnh việc bổ sung kẽm từ thực phẩm, cũng có khá nhiều người lựa chọn việc bổ sung kẽm thông qua việc sử dụng thực phẩm chức năng, thuốc. Thực phẩm chức năng chứa kẽm zinC có nhiều dạng khác nhau như hợp chất như kẽm sulfat, kẽm gluconat, kẽm acetat,….Nhờ vậy, giúp người dùng dễ dàng chọn lựa. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm theo hình thức bổ sung này cần phải tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ và không nên lạm dụng, sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ.
Với nội dung trong bài viết “Kẽm ZinC là gì? Công dụng và cách bổ sung kẽm an toàn”, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Hãy bổ sung kẽm một cách thông minh, khoa học để hạn chế được các tác hại xấu cho cơ thể.